Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ vào sáng 15/10. Ảnh: Đức Hùng
Chủ tịch huyện 'truy' thủy điện xả lũ
khiến nghìn nhà dân bị ngập
VNE
Chủ nhật, 16/10/2016 | 14:58 GMT+7
Chủ tịch huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho rằng, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu "không kịp trở tay" ngoài nguyên nhân mưa lớn còn do nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ.
Nghìn người ở Hà Tĩnh chui mái nhà chờ nước rút
Trưa 16/10, ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, huyện mới thống kê được khoảng 5.000 nhà dân trên địa bàn bị ngập. Thiệt hại tài sản chưa kiểm đếm được vì nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh Tuyên Hóa, Quảng Bình và xã Hương Trạch) tiếp tục xả lũ, do vậy nước không rút mà đang có dấu hiệu dâng lên.
Sáng qua, cùng đoàn lãnh đạo tỉnh lên thị sát việc xả lũ tại thủy điện Hố Hô, ông Huấn truy vấn gay gắt đại diện nhà máy về việc thông báo xả lũ chậm trễ. Ông cho rằng nhiều xã bị ngập sâu ngoài trời mưa lớn thì thủy điện Hố Hô phải chịu một phần trách nhiệm.
Ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Nhà máy thủy điện Hố Hô (Công ty cổ phần thủy điện Hồ Bốn) phúc đáp "việc xả lũ là đúng quy trình". Từ ngày 13 đến sáng 15/10, đơn vị đã chủ động thông báo huyện xin điều tiết lòng hồ vì lượng nước đổ về rất lớn. Lưu lượng xả được tăng dần theo lưu lượng nước về.
VNE
Chủ nhật, 16/10/2016 | 14:58 GMT+7
Chủ tịch huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho rằng, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu "không kịp trở tay" ngoài nguyên nhân mưa lớn còn do nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ.
Nghìn người ở Hà Tĩnh chui mái nhà chờ nước rút
Trưa 16/10, ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, huyện mới thống kê được khoảng 5.000 nhà dân trên địa bàn bị ngập. Thiệt hại tài sản chưa kiểm đếm được vì nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh Tuyên Hóa, Quảng Bình và xã Hương Trạch) tiếp tục xả lũ, do vậy nước không rút mà đang có dấu hiệu dâng lên.
Sáng qua, cùng đoàn lãnh đạo tỉnh lên thị sát việc xả lũ tại thủy điện Hố Hô, ông Huấn truy vấn gay gắt đại diện nhà máy về việc thông báo xả lũ chậm trễ. Ông cho rằng nhiều xã bị ngập sâu ngoài trời mưa lớn thì thủy điện Hố Hô phải chịu một phần trách nhiệm.
Ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Nhà máy thủy điện Hố Hô (Công ty cổ phần thủy điện Hồ Bốn) phúc đáp "việc xả lũ là đúng quy trình". Từ ngày 13 đến sáng 15/10, đơn vị đã chủ động thông báo huyện xin điều tiết lòng hồ vì lượng nước đổ về rất lớn. Lưu lượng xả được tăng dần theo lưu lượng nước về.
."Hồ thủy điện dung tích 38 triệu m3. Nước đổ về thời điểm đó khoảng 1.800 m3/s, cứ một tiếng là nước dâng, nếu không xả giọt nào thì lòng hồ tăng lên 7 triệu m3 nước, nguy cơ mất an toàn rất cao", ông Hùng giải thích.
Chủ tịch huyện Lê Ngọc Huấn nhấn mạnh, việc đại diện thủy điện Hố Hô nói "xả đúng trình tự" là không thuyết phục. Bởi nguyên tắc xả lũ đầu tiên là phải thông báo trước hai ngày cho huyện, có văn bản nêu rõ mức xả. "Ngày 14/10, nhà máy chỉ thông báo xả một lần vào lúc 16h, mức xả khoảng 1.700 m3/s. Tuy nhiên khi anh em đi kiểm tra thì thấy toàn bộ ba cửa van mở, vậy chắc chắn nước xả ra cao hơn", ông Huấn nói.
Đại diện nhà máy thủy điện Hố Hô thông tin lượng mưa hai ngày qua quá lớn, lũ đổ về rất nhiều, do vậy thủy điện xả ra là một phần, phần còn lại vẫn do nước lũ dâng nhanh dẫn tới ngập lụt. Về khía cạnh này, Chủ tịch huyện Hương Khê phản bác, đáng ra khi đài báo áp thấp nhiệt đới, thủy điện phải xả trước vài ngày, đợi đến khi mưa về mới xả thì "nói làm sao cho đúng".
"Họ cất nước để chạy thủy điện, bình thường thì không xả, mưa to thì đổ xuống. Nghĩa là khi thiếu thì anh không cho, lúc người ta thừa thì anh xả, hạ lưu mưa như trút, ngập úng là đương nhiên", ông Huấn nói.
Khi nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ, nước sẽ đi dọc bờ sông rồi tràn xuống các vùng hạ du ở xã Lộc Yên, Hương Trạch, Phương Mỹ, Hà Linh, Hương Thủy, Hương Giang… Một số người dân cho hay, nhà máy thủy điện xả lũ từ 16h ngày 14/10, đến đêm thì mưa to gió lớn, do vậy vô cùng bị động.
Chủ tịch huyện Lê Ngọc Huấn nhấn mạnh, việc đại diện thủy điện Hố Hô nói "xả đúng trình tự" là không thuyết phục. Bởi nguyên tắc xả lũ đầu tiên là phải thông báo trước hai ngày cho huyện, có văn bản nêu rõ mức xả. "Ngày 14/10, nhà máy chỉ thông báo xả một lần vào lúc 16h, mức xả khoảng 1.700 m3/s. Tuy nhiên khi anh em đi kiểm tra thì thấy toàn bộ ba cửa van mở, vậy chắc chắn nước xả ra cao hơn", ông Huấn nói.
Đại diện nhà máy thủy điện Hố Hô thông tin lượng mưa hai ngày qua quá lớn, lũ đổ về rất nhiều, do vậy thủy điện xả ra là một phần, phần còn lại vẫn do nước lũ dâng nhanh dẫn tới ngập lụt. Về khía cạnh này, Chủ tịch huyện Hương Khê phản bác, đáng ra khi đài báo áp thấp nhiệt đới, thủy điện phải xả trước vài ngày, đợi đến khi mưa về mới xả thì "nói làm sao cho đúng".
"Họ cất nước để chạy thủy điện, bình thường thì không xả, mưa to thì đổ xuống. Nghĩa là khi thiếu thì anh không cho, lúc người ta thừa thì anh xả, hạ lưu mưa như trút, ngập úng là đương nhiên", ông Huấn nói.
Khi nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ, nước sẽ đi dọc bờ sông rồi tràn xuống các vùng hạ du ở xã Lộc Yên, Hương Trạch, Phương Mỹ, Hà Linh, Hương Thủy, Hương Giang… Một số người dân cho hay, nhà máy thủy điện xả lũ từ 16h ngày 14/10, đến đêm thì mưa to gió lớn, do vậy vô cùng bị động.
.
"Nước mưa kết hợp với thủy điện dồn dập, chúng tôi không thể di chuyển đành cất tạm một ít đồ đạc, di dời gia đình lên gác xép để tránh. Bàn ghế, quạt điện không di chuyển kịp nên bị nước cuốn", anh Tuấn (trú xã Lộc Yên) cho hay.
"Bão đang ở biển Đông, nếu có nguy cơ đổ vào Hà Tĩnh thì ngập lụt sẽ trầm trọng hơn", ông Huấn lo lắng.
Tại cuộc họp trưa 15/10, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh kết luận, việc người dân "không thể trở tay" là do nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ. Ông yêu cầu phải phối hợp nhịp nhàng hơn giữa chính quyền, đơn vị quản lý nhà máy thủy điện và nhân dân nhằm tránh thiệt hại.
"Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, trong tình huống mất điện không phát được loa, lực lượng chức năng phải gọi điện thoại, nhắn tin để người dân phòng tránh và chạy lũ kịp thời, không để người dân bị động trong những tình huống như thế", ông Khánh nhấn mạnh.
Hàng nghìn nhà dân ở Hương Khê chìm trong biển nước. Ảnh: Đức Hùng
"Nước mưa kết hợp với thủy điện dồn dập, chúng tôi không thể di chuyển đành cất tạm một ít đồ đạc, di dời gia đình lên gác xép để tránh. Bàn ghế, quạt điện không di chuyển kịp nên bị nước cuốn", anh Tuấn (trú xã Lộc Yên) cho hay.
"Bão đang ở biển Đông, nếu có nguy cơ đổ vào Hà Tĩnh thì ngập lụt sẽ trầm trọng hơn", ông Huấn lo lắng.
Tại cuộc họp trưa 15/10, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh kết luận, việc người dân "không thể trở tay" là do nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ. Ông yêu cầu phải phối hợp nhịp nhàng hơn giữa chính quyền, đơn vị quản lý nhà máy thủy điện và nhân dân nhằm tránh thiệt hại.
"Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, trong tình huống mất điện không phát được loa, lực lượng chức năng phải gọi điện thoại, nhắn tin để người dân phòng tránh và chạy lũ kịp thời, không để người dân bị động trong những tình huống như thế", ông Khánh nhấn mạnh.
Người dân phải trú trên mái nhà chờ nước rút. Ảnh: Đức Hùng
Trong hai ngày mưa lớn, nhà máy thủy điện Hố Hô (Hương Khê) xả lũ với lưu lượng 500-1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên (Cẩm Xuyên) xả 150-200 m3/s... Theo dự kiến, ngày 17/10, tỉnh sẽ cho xả lũ hồ Kẻ Gỗ trên địa bàn Cẩm Xuyên, dự tính lưu lượng nước xả ra sẽ từ 200 đến 300 m3/s.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh, đêm 13/10, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to. Tâm mưa là Quảng Bình với tổng lượng mưa đo được trong 24 giờ lên tới 747 mm - cao nhất trong lịch sử quan trắc tỉnh này.
Mưa lớn kết hợp thủy điện xả lũ khiến mực nước sông suối đồng loạt dâng cao, tràn vào làng xã, gây ngập nặng ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Từ chiều 15/10 đến nay, mưa giảm dần, nước lũ bắt đầu rút. Thống kê đến trưa 16/10, có 21 người chết, 8 người mất tích do mưa lũ.
Cần khởi tố ngay
Trả lờiXóa