Linh mục Anton Đặng Hữu Nam trước cửa tòa án thị xã Kỳ Anh.
Công luận đọc được gì đằng sau văn thư của UBND tỉnh Nghệ An gửi ĐGM Vinh?
Trần Phong Vũ
17-10-2016
Ba Sàm
I.- Tóm tắt sự kiện
Hôm 14-10-16, người ta đọc được trên hầu hết các trang mạng xã hội, tôn giáo, bao gồm các chương trình Việt ngữ của các đài RFA, VOA bản tin liên quan tới công văn đề ngày 07-10 của UBND tỉnh Nghệ An, gửi hai vị lãnh đạo tinh thần giáo phận Vinh là Đức Cha Nguyễn Thái Hợp và Nguyễn Văn Viên, yêu cầu “chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ An”. (Người viết tô đậm).
Công văn do ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch UBND thay mặt chủ tịch ấn ký. Nội dung, nhà nước quy kết Linh mục Nam đã “nói xấu Đảng, Nhà nước” và “lợi dụng sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung” để biểu tình, khiếu kiện “tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới”. (Trích từ bản tin của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – VOA).
Mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo của DCCT/VN, bản tin của các đài RFA, VOA cũng phản ánh sự bất bình của công luận quốc nội về hành vi lấn quyền thô bạo này của nhà cầm quyền Nghệ An. Riêng đài VOA đã có cuộc trao đổi sơ khởi với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, giáo phận Vinh và nhận được câu trả lời sau đây.
“Cũng có một số lần Cha Nam nói hơi mạnh, chúng tôi cũng đã góp ý với Cha Nam. Nhưng chuyện đó là một cách nhìn thôi. Còn về vấn đề này chúng tôi có cái độc lập cũng như cái tự trị của chúng tôi. Cho đến hôm nay khi mà chưa có quyết định nào khác, Cha Nam vẫn phụ trách mục vụ tại Phú Yên, nghĩa là Cha Nam vẫn tiếp tục hoạt động như từ trước đến nay”.
Vẫn theo bản tin VOA, Đức Cha Hợp cho biết, trong quá khứ đã có một số lần chính quyền Nghệ An đưa ra đề nghị tương tự, nhưng “lời đề nghị đó được thực hiện như thế nào lại là chuyện khác”.
II.- Nghĩ gì, thấy gì qua hành vi của nhà nước?
Trước hết, nhà cầm quyền Nghệ An công khai đòi các Giám Mục Vinh “chấn chỉnh các hoạt động mục vụ” của Lm Nam là một hành vi can thiệp thô bạo và công khai của nhà nước vào sinh hoạt tôn giáo. Dư luận chung cho rằng, nếu xét thấy cha Nam có tội đối với đất nước, với dân tộc, tại sao nhà cầm quyền không công khai đưa ông ra trước ánh sáng công lý để xét xử mà phải xen vào chuyện mục vụ của Giáo hội Công giáo?
* Về lời kết tội thứ nhất
Công văn của UBND Nghệ An quy kết Linh mục Đặng Hữu Nam can tội “nói xấu Đảng và Nhà nước”. Đọc qua tội danh này, một loạt câu hỏi khác được đặt ra. Lm Nam đã nói về đảng và nhà nước như thế nào để bị coi là “nói xấu”? “Khuôn mặt” đảng, nhà nước – biểu thị qua cấp lãnh đạo từ trên xuống dưới – sạch sẽ ra sao mà từ lề dân tới lề đảng đều có những tiếng nói phê phán không mấy đẹp?
Muốn biết người dân thấp cổ bé họng nghĩ gì về đảng và nhà nước, mời các quan lớn, quan bé hãy rời Ba Đình bắt chước vua Càn Long xưa làm một cuộc “thăm dân cho biết sự tình” là sẽ thấy nhãn tiền. Không cần đâu xa mà ngay tại hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Sài Gòn. Với giới trí thức và những người trẻ, quý vị chỉ cần mở các trang mạng xã hội là biết ngay.
Không phải chỉ ở lề dân mới có những ý nghĩ và cái nhìn tiêu cực đối với đảng và nhà nước. Ngay trong lòng chế độ cũng không thiếu những cách đánh giá thấp và những lời phê phán công khai của đảng viên nhắm vào đường lối, chính sách cùng những hành vi tham nhũng, thoái hóa, lạm quyền, bán nước của giới lãnh đạo cấp cao. Về điểm này chỉ cần nhìn vào trường hợp Trịnh Xuân Thanh đã đủ cho bàn dân thiện hạ có một thí dụ điển hình. Ở tuổi 50, dù một thời được đảng cưng chiều, vậy mà hồi tháng 9 vừa qua, ông Thanh đã vứt thẻ đảng vào mặt Nguyễn Phú Trọng với lời quy kết được viết thành văn, vì không chấp nhận lề lối cai trị bất minh của một Tổng Bí Thư đảng như ông ta.
Cao trào bỏ đảng, không tuân hành kỷ luật đảng hiện nay cũng là một bằng chứng khác. Chúng ta hãy nghe những nhận định của TS Phạm Chí Đũng, người đã cùng với BS Nguyễn Đắc Diên trả lại thẻ đảng theo lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng mấy năm trước. Sau chuyến viếng thăm miền bắc hồi ấy, ông cho hay: hầu hết những đảng viên lão thành với nhiều tuổi đảng từng giữ những chức vụ cao, hồi hưu ở Hà Nội ngày nay đều đã mặc nhiên bỏ đảng. Một thiểu số lâu lâu còn đến với các chi bộ đảng chỉ vì còn phải sống bám vào sổ hưu. Vẫn theo TS Dũng, trước viễn cảnh phá sản cận kề của quý hưu bổng, ai cũng thấy rõ tình hình sinh hoạt đảng tương lai sẽ ra sao.
Quan sát những gì diễn ra ở Hội Nghị Trung Ương đảng kỳ 4 Đại Hội 12 tuần rồi, người ta còn có một cái nhìn cụ thể hơn về lý do khiến đảng và bộ máy nhà nước ngày nay suy thoái đến mức nào khiến công luận lên tiếng chê bai, chỉ trích. Khi ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đề cập cái gọi là nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong diễn từ khai mạc hội nghị để nêu ra nhu cầu phải thành khẩn phê bình và tự phê, ai cũng thấy rõ tình trạng xuống dốc của đảng CSVN lâu nay. Hiện tượng này xuất hiện khá rõ trong Đại Hội lần thứ 12 của đảng cuối năm rồi. Ngoài hành vi bươi móc, đấu đá lẫn nhau để giành quyền trong đảng giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng, người ta còn nghe được những lời xưng thú vô tình hoặc cố ý qua những bài phát biểu của một số nhân vật trong đảng và nhà nước trong dịp này về tệ nạn tham những, cửa quyền, tha hóa trong nội bộ dẫn tới tình trạng suy thoái trầm trọng về mọi mặt văn hóa, xã hội, kinh tế, tài chính trong nước.
Như thế, nếu cha Nam hay cả Đức Cha Hợp, bề trên của ông hoặc bất cứ ai khác có lên tiếng về những hiện tượng tiêu cực của đảng và nhà nước CSVN thì đâu có phải là “nói xấu” mà chỉ là những nhận định chân thật của những người yêu nước, thành tâm muốn cho dân tộc của mình “Đứng trước năm châu không phải cúi đầu” như lời cầu mong của cô giáo Trần Thị Lam trong bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”, một đất nước với “Biển bạc rừng xanh, cánh đồng lúa biếc” nhưng ngày nay “Rừng đã hết mà biển thì đang chết, Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa!”
Nếu cần kiếm thêm bằng chứng, đề nghị quý độc giả tìm đọc lại những tiếng nói phê phán nghiêm khắc của cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người hơn một lần giữ vai trò Đại sử của chế độ ở Bắc Kinh và con gái ông là bà Nguyễn Nguyên Bình[1] là đủ.
Thử so sánh giữa điều UBND tỉnh Nghệ An cột cho Lm Đặng Hữu Nam là “Nói xấu đảng và nhà nước” với những điều không đẹp tự phô bày từ những nhân vật đầu sỏ trong cỗ máy cầm quyền đảng và chế độ, khác nhau ra sao? Về mặt chính danh, tuy xuất xứ từ hai góc nhìn, nhưng quy vào một điểm, không có gì khác. Điều này cho thấy: đảng và nhà nước CSVN không còn cần ai “nói xấu” thêm nữa, vì nó XẤU THẬT, nếu không muốn nói cho chính xác là CỰC KỲ XẤU!
* Về luận điệu kết tội thứ hai
Cũng trong văn kiện gửi quý Giám Mục cai quản giáo phận Vinh hôm 07-9, UBND tỉnh Nghệ An còn quy kết cho Lm Đặng Hữu Nam tội gọi là “lợi dụng sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung” để biểu tình, khiếu kiện “tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới”, Thật lạ đời! Hủy hoại môi trường vốn là một tội ác trời không dung, đất không tha, không chỉ đối với thiên nhiên, với con người mà còn là một xúc phạm đối với Thượng Đế. Do đó, không phải chì một mình Lm Nam, những giáo dân Phú Yên hay cả triệu gia đình ngư dân bốn tình miền Trung, những nạn nhân trực tiếp của tội ác do tổ hợp gang thép Formosa gây ra, mà toàn thể đồng bào trong và ngoài nước đều sục sôi ý chí kết hợp lại với nhau thành một khối, xuống đường tỏ bày thái độ, đồng thời đưa tổ hợp này ra trước ánh sáng công lý. Để làm gì? Câu trả lời không úp mở là để đòi buộc kẻ phạm tội phải a/ bồi thường xứng đáng về những tác hại kinh hoàng trước mắt và mai ngày cho các nạn nhân; b/ trả lại sự trong lành, tinh sạch cho biến và nhất là c/ trục xuất vĩnh viện Formosa khỏi lãnh thổ Việt Nam. Và như thế, điều UBND Nghệ An nói Lm Nam “lợi dung sự cố môi trường biển tại một số tỉnh ở miền Trung để biểu tình, khiếu kiện” là một lối nói hàm hồ, quỷ quyệt mong dùng bàn tay nhỏ để che khuất mặt trời!
Phần cuối tội danh mơ hồ đầy ác ý, công văn trên còn thòng một câu tuồng như có vẻ lạc lõng nhưng lại vô tình thú nhận cho người đọc thấy được gian ý của nhà nước là muốn bênh vực, biện hộ cho thủ phạm Formosa mà theo lẽ thông thường chính nhà cầm quyền phải tự mình truy tố ra tòa xét xử. Câu đó là “tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới”. Đọc trọn câu cho hiểu là vụ bà con giáo xứ Phú Yên cùng với đồng bào tự động tổ chức những cuộc xuống đường kể tội Formosa, tiếp theo lại nhờ cậy cha Nam đứng ra bảo lãnh lập hồ sơ pháp lý, vượt 200 cây số đi kiện tổ hợp này ở Tòa án huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và vì thế đã tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới.
Thử hỏi những “diễn biến phức tạp mới” này sẽ ảnh hưởng tới đối tượng nào? Câu trả lời tìm thấy không ai khác, trực tiếp là tổ hợp gang thép Formosa và gián tiếp là tập đoàn thống trị Ba Đình. Từ đấy, mai ngày tội ác sẽ không chỉ ngừng lại ở những kẻ ngoại tộc mà còn có khả năng lôi ra ánh sáng công lý những cá nhân, tập thể trong đảng và hệ thống cầm quyền CSVN đã cam tâm chống lưng cho kẻ ác phá hủy môi trường biển ở Vũng Áng, gây nên thảm nạn biển chết, cá chết, người chết cùng những di lụy cho các thế hệ con cháu sau này. Thành thử vì muốn kết tội Lm Nam, UBND tỉnh Nghệ Án đã tiếp tay các nạn nhân phơi bày cho công luận thấy không ai khác, chính những kẻ ăn trên ngồi trốc ở Hà Nội đã đồng lõa với ngoại bang gây nên tai họa cá chết hàng loạt suốt 250 cây số biển từ Vũng Áng tới Lăng Cô.
Cũng từ đấy chúng ta sẽ hiểu được lời tuyên bố thấm thía sau đây của Lm Đặng Hữu Nam với phái viên BBC: “Việc ngư dân khởi kiện Formosa không phải vì lợi ích cá nhân của họ mà vì dân tộc và giống nòi.” Theo ông: “Chỉ cần một người bị bệnh tật do thảm họa cá chết cũng là vấn đề của nhân loại.”
Vì tính cách nghiêm trọng như thế nên vẫn theo lời vị lãnh đạo tinh thần của giáo dân Phú Yên nói với phái viên BBC: “Lẽ ra nếu Việt Nam có dân chủ thật sự thì vụ kiện này phải do chính phủ khởi kiện chứ không phải người dân.”
III.- Diểm qua phản ứng của dư luận
* Giáo dân Phú Yên nghĩ gì về Lm Đặng Hữu Nam
Ngay sau khi UBND tỉnh Nghệ An gửi công văn yêu cầu ĐC Hợp và ĐC Viên “chấn chỉnh mục vụ” để trục xuất cha Nam ra khỏi giáo phận Vinh, một làn sóng công phẫn đã nổ ra trong dư luận giáo dân xứ Phú Yên. Trăm người như một đều coi việc Linh mục Nam dẫn đầu các cuộc biểu tình và khiếu kiện tổ hợp Formosa là thủ phạm đã xả thài nhiều loại độc tố cực mạnh xuống biển Vũng Áng là “hoàn toàn chính đáng”. Chính tổ hợp này đã công khai thú nhận tội trạng trên đây trong cuộc họp báo do nhà cầm quyền Hà Nội tổ chức hôm 30-6-2016. Việc biểu tình và khiếu kiện chỉ là hành vi tự nhiên về phía các nạn nhân không hài lòng với lời xin lỗi suông và với khoản tiền bồi thường bèo bọt mà nhà nước đơn phương nhận của Formosa, không thêm hỏi ý kiến nạn nhân. Những cuộc xuống đường cũng như việc khiếu kiện này là hành vi chính đáng của người dân để đòi hỏi những quyền lợi của mình. Nó sẽ còn tiếp tục cho đến khi kẻ ác cuốn gói ra khỏi Việt Nam sau khi trả lại nguyên trạng môi trường biển cho ngư dân và bồi thường cân xứng với tội ác của chúng đã gây ra cho đồng bào lúc này và những di lụy mai sau.
Trờ về với dư luận đồng bào lương giáo từng tham gia các cuộc biểu tình chông Formosa do Lm Nam hướng đần, trả lời phái viên đài RFA, ông Báu, thành viên ban hành giáo giáo xứ Phú Yên cho biết Linh mục Nam là một vị mục tử tốt lành lúc nào cũng quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của bà con giáo dân. Cha là người luôn lên án và chống lại những bất công trong xã hội, nhất là cha đã đồng hành với giáo dân để đòi lại quyền lợi của bà con… Ông Báu chia sẻ: “Những lời bịa đặt và vu khống đó của chính quyền cộng sản, thì bây giờ nó quá thừa, dân người ta thấy thì người ta càng thêm tức và bỏ ngoài tai, không quan tâm nữa, bởi vì họ làm quá nhiều sự dối trá.”
Ông Phi một giáo dân xứ Phú Yên cũng cho biết, khi đọc được thông báo đó của chính quyền Nghệ An, thì người dân ở đây rất phẫn nộ, vì họ toàn viết sai sự thật, Linh mục Nam là người chỉ đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho bà con, chứ không làm gì sai cả.
Trả lời phái viên RFA về việc UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu giáo phận Vinh trục xuất cha Nam, ông Báu nói “Riêng em, em muốn cha Nam sẽ mãi ở giáo xứ Phú Yên.” Ông Phi cũng cho biết, người dân ở giáo xứ Phú Yên không ai muốn Linh mục Nam bị chuyển đi.“Nếu Đức Giám Mục chuyển cha Nam cha Nam mới đi, chứ người dân chúng tôi không bao giờ muốn cha Nam rời xa chúng tôi.”
* Quan điểm giới trí thức quốc nội về việc khiếu kiện
Một tuần sau vụ Lm Nam hướng dẫn và giúp đỡ 600 giáo dân Phú Yên vượt 200 cây số tới tòa án Kỳ Anh nộp hồ sơ khiếu kiện Formosa, mạng BBC đã mời một số chuyên gia, trí thực, nguyên đại biểu Quốc Hội tham dự cuộc trao đổi Bàn Tròn về vấn đề này. Hầu hết đều coi đây là một chỉ dấu tích cực.
Lên tiếng từ Hà Nội, TS Phạm Thị Loan, cựu đại biếu QH/CSVN nói:
“Khi được nghe như thế, tôi cũng thấy phấn khởi. Phấn khởi ở chỗ là người dân đã bắt đầu trực tiếp nói lên tiếng nói của mình và biết đứng lên để đòi quyền lợi của mình một cách dân chủ…”
Bác sĩ Trần Tuấn thuộc cơ quan đào tạo và nghiên cứu về chính sách cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) phát biểu với Bàn Tròn BBC: “Tôi thống nhất với ý kiến của Tiến sỹ Phạm Thị Loan đã nêu. Đây là một dấu hiệu chuyển hướng tích cực bởi vì xét về sự kiện này (nộp đơn và nhận đơn) có thể nói đấy là cách giải quyết hợp tình và hợp lý.”
Từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó GS/TS. Phạm Quý Thọ bình luận: “Về tình, chúng ta đều biết rằng người dân khi có những vấn đề cần phải đến cơ quan công quyền thì chắc chắn việc tiếp đơn, nhận đơn là một lẽ dĩ nhiên. Còn về lý, chúng ta biết rằng đây là vấn đề người dân đưa ra. Vấn đề liên quan việc đe dọa nguồn sống bởi doanh nghiệp Formosa…”
Về phần LS Lê Văn Luân thuôc Văn phòng Luật sư Hưng Đạo – Thăng Long, góp ý với những vị tham gia cuộc trao đổi Bàn Tròn do BBC tổ chức như sau: “Hiện tại đến nay chưa có bất cứ thống kê khoa học nào liên quan đến thiệt hại để có một con số cụ thể là 500 triệu đô-la? Tuy nhiên việc người dân đi kiện, bây giờ mới có khoảng 600 người, nhưng nó là một dấu hiệu đầu tiên về việc cư xử văn minh nhất đối với một quốc gia,”
Quan điểm của nguyên Giám Mục Hoàng Đức Oanh
Kể từ khi xảy ra họa cá chết hàng loạt ở Vũng Áng, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, GM giáo phận Vinh, bề trên của cha Nam đã nhiều lần lên tiếng nói rõ lập trường dứt khoát của ông. Trong Thư Chung cùng những dịp lên tiếng với các đài RFA, VOA và hai lần với mạng VietCatholic, ông không ngớt quy trách nhiệm cho tổ hợp gang thép Formosa là thủ phạm chính đã xả thải những chất cực độc như chì, thủy ngân xuống biễn Vũng Áng gây nên thảm họa biển chết, cá chết, người chết cùng những di lụy cho các thế hệ mai sau. Gần đây trong cuộc viếng thăm cha Nam và giáo dân Phú Yên cùng với Lm cựu Gíam tỉnh DCCT, ĐC Hoàng Đức Oanh cũng có những lời lẽ quyết liệt, bày tỏ thái độ đồng tình với vị lãnh đạo tinh thần giáo phận Vinh.
Nguyên GM Hoàng Đức Oanh nói: “Phải đóng cửa Formosa vĩnh viễn và trả lại biển sạch cho người dân bốn tỉnh miền Trung”.
Được biết ĐC Oanh cùng với cha Vinh Sơn Thành cựu Giám tỉnh DCCT đã đến thăm bà con ngư dân vào trung tuần tháng 9. Trong chuyến đi này, ngài đã lắng nghe nỗi khổ đau của bà con ngư dân tại hai giáo xứ Cồn Sẻ-Quảng Bình và Đông Yên-Hà Tĩnh, là hai giáo xứ chịu ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp do Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa xả thải độc tố. Bên cạnh đó, ngài cũng đến nâng đỡ, ủng hộ tinh thần bà con ngư dân giáo xứ Phú Yên-Nghệ An – mà cha Nam đã hướng dẫn, tiếp nhận, hỗ trợ bà con làm đơn khởi kiện Formosa, yêu cầu bồi thường và trục xuất Formosa khỏi VN.
Ngài nói: “Tất cả chúng ta là một thân thể với Chúa Kitô là đầu. Tôi là một chi thể trong thân thể Đức Kitô cùng với những anh chị em ở Vinh cũng như ở bốn tỉnh Miền Trung đang gặp hoạn nạn do ô nhiễm môi trường trong suốt mấy tháng qua. Chúng tôi liên đới với nhau, trách nhiệm với nhau. Đáng để chia sẻ, cảm thông, sống màu nhiệm khổ nạn của anh chị em ở Miền Trung.
Trong một Thông cáo Báo chí hôm thứ Bảy 15-10, Lm Đặng Hữu Nam cho hay: ngày thứ Hai 18-10, khoảng 1000 người dân thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An sẽ vượt hơn 200 cây số vào Tòa Án Nhân Dân thị xã Kỳ Anh để tiếp tục nộp đơn khiếu kiện Formosa, đồng thời bày tỏ thái độ bất bình vì tòa án này bác đơn khiếu kiện trước đó của bà con nạn nhân Formosa.
Theo quan điểm của cha Nam thì sự kiện tàa án huyện Kỳ Anh bác khước quyền khiếu kiện qua việc trả lại đơn của 506 nạn nhân cuối tháng trước là một động thái vi phạm trầm trọng luật lệ quyền công dân theo luật lệ hiện hành của chính nhà nước.
Việc cha Nam quyết định tiếp tục giúp các nạn nhân ra tòa nộp đơn khiếu kiện và bày tỏ thái độ bất bình với hành vi trước đó của Tòa án Kỳ Anh, chứng tỏ ông phủ nhận giá trị công văn của UBND tỉnh Quảng trị, và hoàn toàn đặt hết tin tưởng nơi vị lãnh đạo tinh thần trực tiếp của ông là ĐC Nguyễn Thái Hợp, GM giáo phận Vinh và cũng là người vừa được HĐGMVN tái cử vào vị trí Chủ tịch Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình trong cơ cấu tối cao này trong nhiệm kỳ tới của Giao hội Công giáo Việt Nam.
Ba Sàm
I.- Tóm tắt sự kiện
Hôm 14-10-16, người ta đọc được trên hầu hết các trang mạng xã hội, tôn giáo, bao gồm các chương trình Việt ngữ của các đài RFA, VOA bản tin liên quan tới công văn đề ngày 07-10 của UBND tỉnh Nghệ An, gửi hai vị lãnh đạo tinh thần giáo phận Vinh là Đức Cha Nguyễn Thái Hợp và Nguyễn Văn Viên, yêu cầu “chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ An”. (Người viết tô đậm).
Công văn do ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch UBND thay mặt chủ tịch ấn ký. Nội dung, nhà nước quy kết Linh mục Nam đã “nói xấu Đảng, Nhà nước” và “lợi dụng sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung” để biểu tình, khiếu kiện “tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới”. (Trích từ bản tin của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – VOA).
Mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo của DCCT/VN, bản tin của các đài RFA, VOA cũng phản ánh sự bất bình của công luận quốc nội về hành vi lấn quyền thô bạo này của nhà cầm quyền Nghệ An. Riêng đài VOA đã có cuộc trao đổi sơ khởi với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, giáo phận Vinh và nhận được câu trả lời sau đây.
“Cũng có một số lần Cha Nam nói hơi mạnh, chúng tôi cũng đã góp ý với Cha Nam. Nhưng chuyện đó là một cách nhìn thôi. Còn về vấn đề này chúng tôi có cái độc lập cũng như cái tự trị của chúng tôi. Cho đến hôm nay khi mà chưa có quyết định nào khác, Cha Nam vẫn phụ trách mục vụ tại Phú Yên, nghĩa là Cha Nam vẫn tiếp tục hoạt động như từ trước đến nay”.
Vẫn theo bản tin VOA, Đức Cha Hợp cho biết, trong quá khứ đã có một số lần chính quyền Nghệ An đưa ra đề nghị tương tự, nhưng “lời đề nghị đó được thực hiện như thế nào lại là chuyện khác”.
II.- Nghĩ gì, thấy gì qua hành vi của nhà nước?
Trước hết, nhà cầm quyền Nghệ An công khai đòi các Giám Mục Vinh “chấn chỉnh các hoạt động mục vụ” của Lm Nam là một hành vi can thiệp thô bạo và công khai của nhà nước vào sinh hoạt tôn giáo. Dư luận chung cho rằng, nếu xét thấy cha Nam có tội đối với đất nước, với dân tộc, tại sao nhà cầm quyền không công khai đưa ông ra trước ánh sáng công lý để xét xử mà phải xen vào chuyện mục vụ của Giáo hội Công giáo?
* Về lời kết tội thứ nhất
Công văn của UBND Nghệ An quy kết Linh mục Đặng Hữu Nam can tội “nói xấu Đảng và Nhà nước”. Đọc qua tội danh này, một loạt câu hỏi khác được đặt ra. Lm Nam đã nói về đảng và nhà nước như thế nào để bị coi là “nói xấu”? “Khuôn mặt” đảng, nhà nước – biểu thị qua cấp lãnh đạo từ trên xuống dưới – sạch sẽ ra sao mà từ lề dân tới lề đảng đều có những tiếng nói phê phán không mấy đẹp?
Muốn biết người dân thấp cổ bé họng nghĩ gì về đảng và nhà nước, mời các quan lớn, quan bé hãy rời Ba Đình bắt chước vua Càn Long xưa làm một cuộc “thăm dân cho biết sự tình” là sẽ thấy nhãn tiền. Không cần đâu xa mà ngay tại hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Sài Gòn. Với giới trí thức và những người trẻ, quý vị chỉ cần mở các trang mạng xã hội là biết ngay.
Không phải chỉ ở lề dân mới có những ý nghĩ và cái nhìn tiêu cực đối với đảng và nhà nước. Ngay trong lòng chế độ cũng không thiếu những cách đánh giá thấp và những lời phê phán công khai của đảng viên nhắm vào đường lối, chính sách cùng những hành vi tham nhũng, thoái hóa, lạm quyền, bán nước của giới lãnh đạo cấp cao. Về điểm này chỉ cần nhìn vào trường hợp Trịnh Xuân Thanh đã đủ cho bàn dân thiện hạ có một thí dụ điển hình. Ở tuổi 50, dù một thời được đảng cưng chiều, vậy mà hồi tháng 9 vừa qua, ông Thanh đã vứt thẻ đảng vào mặt Nguyễn Phú Trọng với lời quy kết được viết thành văn, vì không chấp nhận lề lối cai trị bất minh của một Tổng Bí Thư đảng như ông ta.
Cao trào bỏ đảng, không tuân hành kỷ luật đảng hiện nay cũng là một bằng chứng khác. Chúng ta hãy nghe những nhận định của TS Phạm Chí Đũng, người đã cùng với BS Nguyễn Đắc Diên trả lại thẻ đảng theo lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng mấy năm trước. Sau chuyến viếng thăm miền bắc hồi ấy, ông cho hay: hầu hết những đảng viên lão thành với nhiều tuổi đảng từng giữ những chức vụ cao, hồi hưu ở Hà Nội ngày nay đều đã mặc nhiên bỏ đảng. Một thiểu số lâu lâu còn đến với các chi bộ đảng chỉ vì còn phải sống bám vào sổ hưu. Vẫn theo TS Dũng, trước viễn cảnh phá sản cận kề của quý hưu bổng, ai cũng thấy rõ tình hình sinh hoạt đảng tương lai sẽ ra sao.
Quan sát những gì diễn ra ở Hội Nghị Trung Ương đảng kỳ 4 Đại Hội 12 tuần rồi, người ta còn có một cái nhìn cụ thể hơn về lý do khiến đảng và bộ máy nhà nước ngày nay suy thoái đến mức nào khiến công luận lên tiếng chê bai, chỉ trích. Khi ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đề cập cái gọi là nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong diễn từ khai mạc hội nghị để nêu ra nhu cầu phải thành khẩn phê bình và tự phê, ai cũng thấy rõ tình trạng xuống dốc của đảng CSVN lâu nay. Hiện tượng này xuất hiện khá rõ trong Đại Hội lần thứ 12 của đảng cuối năm rồi. Ngoài hành vi bươi móc, đấu đá lẫn nhau để giành quyền trong đảng giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng, người ta còn nghe được những lời xưng thú vô tình hoặc cố ý qua những bài phát biểu của một số nhân vật trong đảng và nhà nước trong dịp này về tệ nạn tham những, cửa quyền, tha hóa trong nội bộ dẫn tới tình trạng suy thoái trầm trọng về mọi mặt văn hóa, xã hội, kinh tế, tài chính trong nước.
Như thế, nếu cha Nam hay cả Đức Cha Hợp, bề trên của ông hoặc bất cứ ai khác có lên tiếng về những hiện tượng tiêu cực của đảng và nhà nước CSVN thì đâu có phải là “nói xấu” mà chỉ là những nhận định chân thật của những người yêu nước, thành tâm muốn cho dân tộc của mình “Đứng trước năm châu không phải cúi đầu” như lời cầu mong của cô giáo Trần Thị Lam trong bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”, một đất nước với “Biển bạc rừng xanh, cánh đồng lúa biếc” nhưng ngày nay “Rừng đã hết mà biển thì đang chết, Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa!”
Nếu cần kiếm thêm bằng chứng, đề nghị quý độc giả tìm đọc lại những tiếng nói phê phán nghiêm khắc của cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người hơn một lần giữ vai trò Đại sử của chế độ ở Bắc Kinh và con gái ông là bà Nguyễn Nguyên Bình[1] là đủ.
Thử so sánh giữa điều UBND tỉnh Nghệ An cột cho Lm Đặng Hữu Nam là “Nói xấu đảng và nhà nước” với những điều không đẹp tự phô bày từ những nhân vật đầu sỏ trong cỗ máy cầm quyền đảng và chế độ, khác nhau ra sao? Về mặt chính danh, tuy xuất xứ từ hai góc nhìn, nhưng quy vào một điểm, không có gì khác. Điều này cho thấy: đảng và nhà nước CSVN không còn cần ai “nói xấu” thêm nữa, vì nó XẤU THẬT, nếu không muốn nói cho chính xác là CỰC KỲ XẤU!
* Về luận điệu kết tội thứ hai
Cũng trong văn kiện gửi quý Giám Mục cai quản giáo phận Vinh hôm 07-9, UBND tỉnh Nghệ An còn quy kết cho Lm Đặng Hữu Nam tội gọi là “lợi dụng sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung” để biểu tình, khiếu kiện “tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới”, Thật lạ đời! Hủy hoại môi trường vốn là một tội ác trời không dung, đất không tha, không chỉ đối với thiên nhiên, với con người mà còn là một xúc phạm đối với Thượng Đế. Do đó, không phải chì một mình Lm Nam, những giáo dân Phú Yên hay cả triệu gia đình ngư dân bốn tình miền Trung, những nạn nhân trực tiếp của tội ác do tổ hợp gang thép Formosa gây ra, mà toàn thể đồng bào trong và ngoài nước đều sục sôi ý chí kết hợp lại với nhau thành một khối, xuống đường tỏ bày thái độ, đồng thời đưa tổ hợp này ra trước ánh sáng công lý. Để làm gì? Câu trả lời không úp mở là để đòi buộc kẻ phạm tội phải a/ bồi thường xứng đáng về những tác hại kinh hoàng trước mắt và mai ngày cho các nạn nhân; b/ trả lại sự trong lành, tinh sạch cho biến và nhất là c/ trục xuất vĩnh viện Formosa khỏi lãnh thổ Việt Nam. Và như thế, điều UBND Nghệ An nói Lm Nam “lợi dung sự cố môi trường biển tại một số tỉnh ở miền Trung để biểu tình, khiếu kiện” là một lối nói hàm hồ, quỷ quyệt mong dùng bàn tay nhỏ để che khuất mặt trời!
Phần cuối tội danh mơ hồ đầy ác ý, công văn trên còn thòng một câu tuồng như có vẻ lạc lõng nhưng lại vô tình thú nhận cho người đọc thấy được gian ý của nhà nước là muốn bênh vực, biện hộ cho thủ phạm Formosa mà theo lẽ thông thường chính nhà cầm quyền phải tự mình truy tố ra tòa xét xử. Câu đó là “tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới”. Đọc trọn câu cho hiểu là vụ bà con giáo xứ Phú Yên cùng với đồng bào tự động tổ chức những cuộc xuống đường kể tội Formosa, tiếp theo lại nhờ cậy cha Nam đứng ra bảo lãnh lập hồ sơ pháp lý, vượt 200 cây số đi kiện tổ hợp này ở Tòa án huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và vì thế đã tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới.
Thử hỏi những “diễn biến phức tạp mới” này sẽ ảnh hưởng tới đối tượng nào? Câu trả lời tìm thấy không ai khác, trực tiếp là tổ hợp gang thép Formosa và gián tiếp là tập đoàn thống trị Ba Đình. Từ đấy, mai ngày tội ác sẽ không chỉ ngừng lại ở những kẻ ngoại tộc mà còn có khả năng lôi ra ánh sáng công lý những cá nhân, tập thể trong đảng và hệ thống cầm quyền CSVN đã cam tâm chống lưng cho kẻ ác phá hủy môi trường biển ở Vũng Áng, gây nên thảm nạn biển chết, cá chết, người chết cùng những di lụy cho các thế hệ con cháu sau này. Thành thử vì muốn kết tội Lm Nam, UBND tỉnh Nghệ Án đã tiếp tay các nạn nhân phơi bày cho công luận thấy không ai khác, chính những kẻ ăn trên ngồi trốc ở Hà Nội đã đồng lõa với ngoại bang gây nên tai họa cá chết hàng loạt suốt 250 cây số biển từ Vũng Áng tới Lăng Cô.
Cũng từ đấy chúng ta sẽ hiểu được lời tuyên bố thấm thía sau đây của Lm Đặng Hữu Nam với phái viên BBC: “Việc ngư dân khởi kiện Formosa không phải vì lợi ích cá nhân của họ mà vì dân tộc và giống nòi.” Theo ông: “Chỉ cần một người bị bệnh tật do thảm họa cá chết cũng là vấn đề của nhân loại.”
Vì tính cách nghiêm trọng như thế nên vẫn theo lời vị lãnh đạo tinh thần của giáo dân Phú Yên nói với phái viên BBC: “Lẽ ra nếu Việt Nam có dân chủ thật sự thì vụ kiện này phải do chính phủ khởi kiện chứ không phải người dân.”
III.- Diểm qua phản ứng của dư luận
* Giáo dân Phú Yên nghĩ gì về Lm Đặng Hữu Nam
Ngay sau khi UBND tỉnh Nghệ An gửi công văn yêu cầu ĐC Hợp và ĐC Viên “chấn chỉnh mục vụ” để trục xuất cha Nam ra khỏi giáo phận Vinh, một làn sóng công phẫn đã nổ ra trong dư luận giáo dân xứ Phú Yên. Trăm người như một đều coi việc Linh mục Nam dẫn đầu các cuộc biểu tình và khiếu kiện tổ hợp Formosa là thủ phạm đã xả thài nhiều loại độc tố cực mạnh xuống biển Vũng Áng là “hoàn toàn chính đáng”. Chính tổ hợp này đã công khai thú nhận tội trạng trên đây trong cuộc họp báo do nhà cầm quyền Hà Nội tổ chức hôm 30-6-2016. Việc biểu tình và khiếu kiện chỉ là hành vi tự nhiên về phía các nạn nhân không hài lòng với lời xin lỗi suông và với khoản tiền bồi thường bèo bọt mà nhà nước đơn phương nhận của Formosa, không thêm hỏi ý kiến nạn nhân. Những cuộc xuống đường cũng như việc khiếu kiện này là hành vi chính đáng của người dân để đòi hỏi những quyền lợi của mình. Nó sẽ còn tiếp tục cho đến khi kẻ ác cuốn gói ra khỏi Việt Nam sau khi trả lại nguyên trạng môi trường biển cho ngư dân và bồi thường cân xứng với tội ác của chúng đã gây ra cho đồng bào lúc này và những di lụy mai sau.
Trờ về với dư luận đồng bào lương giáo từng tham gia các cuộc biểu tình chông Formosa do Lm Nam hướng đần, trả lời phái viên đài RFA, ông Báu, thành viên ban hành giáo giáo xứ Phú Yên cho biết Linh mục Nam là một vị mục tử tốt lành lúc nào cũng quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của bà con giáo dân. Cha là người luôn lên án và chống lại những bất công trong xã hội, nhất là cha đã đồng hành với giáo dân để đòi lại quyền lợi của bà con… Ông Báu chia sẻ: “Những lời bịa đặt và vu khống đó của chính quyền cộng sản, thì bây giờ nó quá thừa, dân người ta thấy thì người ta càng thêm tức và bỏ ngoài tai, không quan tâm nữa, bởi vì họ làm quá nhiều sự dối trá.”
Ông Phi một giáo dân xứ Phú Yên cũng cho biết, khi đọc được thông báo đó của chính quyền Nghệ An, thì người dân ở đây rất phẫn nộ, vì họ toàn viết sai sự thật, Linh mục Nam là người chỉ đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho bà con, chứ không làm gì sai cả.
Trả lời phái viên RFA về việc UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu giáo phận Vinh trục xuất cha Nam, ông Báu nói “Riêng em, em muốn cha Nam sẽ mãi ở giáo xứ Phú Yên.” Ông Phi cũng cho biết, người dân ở giáo xứ Phú Yên không ai muốn Linh mục Nam bị chuyển đi.“Nếu Đức Giám Mục chuyển cha Nam cha Nam mới đi, chứ người dân chúng tôi không bao giờ muốn cha Nam rời xa chúng tôi.”
* Quan điểm giới trí thức quốc nội về việc khiếu kiện
Một tuần sau vụ Lm Nam hướng dẫn và giúp đỡ 600 giáo dân Phú Yên vượt 200 cây số tới tòa án Kỳ Anh nộp hồ sơ khiếu kiện Formosa, mạng BBC đã mời một số chuyên gia, trí thực, nguyên đại biểu Quốc Hội tham dự cuộc trao đổi Bàn Tròn về vấn đề này. Hầu hết đều coi đây là một chỉ dấu tích cực.
Lên tiếng từ Hà Nội, TS Phạm Thị Loan, cựu đại biếu QH/CSVN nói:
“Khi được nghe như thế, tôi cũng thấy phấn khởi. Phấn khởi ở chỗ là người dân đã bắt đầu trực tiếp nói lên tiếng nói của mình và biết đứng lên để đòi quyền lợi của mình một cách dân chủ…”
TS Phạm Thị Loan lên tiếng từ Hà Nội trong cuộc tọa đàm. Nguồn: BBC
Bác sĩ Trần Tuấn thuộc cơ quan đào tạo và nghiên cứu về chính sách cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) phát biểu với Bàn Tròn BBC: “Tôi thống nhất với ý kiến của Tiến sỹ Phạm Thị Loan đã nêu. Đây là một dấu hiệu chuyển hướng tích cực bởi vì xét về sự kiện này (nộp đơn và nhận đơn) có thể nói đấy là cách giải quyết hợp tình và hợp lý.”
Từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó GS/TS. Phạm Quý Thọ bình luận: “Về tình, chúng ta đều biết rằng người dân khi có những vấn đề cần phải đến cơ quan công quyền thì chắc chắn việc tiếp đơn, nhận đơn là một lẽ dĩ nhiên. Còn về lý, chúng ta biết rằng đây là vấn đề người dân đưa ra. Vấn đề liên quan việc đe dọa nguồn sống bởi doanh nghiệp Formosa…”
Về phần LS Lê Văn Luân thuôc Văn phòng Luật sư Hưng Đạo – Thăng Long, góp ý với những vị tham gia cuộc trao đổi Bàn Tròn do BBC tổ chức như sau: “Hiện tại đến nay chưa có bất cứ thống kê khoa học nào liên quan đến thiệt hại để có một con số cụ thể là 500 triệu đô-la? Tuy nhiên việc người dân đi kiện, bây giờ mới có khoảng 600 người, nhưng nó là một dấu hiệu đầu tiên về việc cư xử văn minh nhất đối với một quốc gia,”
Quan điểm của nguyên Giám Mục Hoàng Đức Oanh
Kể từ khi xảy ra họa cá chết hàng loạt ở Vũng Áng, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, GM giáo phận Vinh, bề trên của cha Nam đã nhiều lần lên tiếng nói rõ lập trường dứt khoát của ông. Trong Thư Chung cùng những dịp lên tiếng với các đài RFA, VOA và hai lần với mạng VietCatholic, ông không ngớt quy trách nhiệm cho tổ hợp gang thép Formosa là thủ phạm chính đã xả thải những chất cực độc như chì, thủy ngân xuống biễn Vũng Áng gây nên thảm họa biển chết, cá chết, người chết cùng những di lụy cho các thế hệ mai sau. Gần đây trong cuộc viếng thăm cha Nam và giáo dân Phú Yên cùng với Lm cựu Gíam tỉnh DCCT, ĐC Hoàng Đức Oanh cũng có những lời lẽ quyết liệt, bày tỏ thái độ đồng tình với vị lãnh đạo tinh thần giáo phận Vinh.
Nguyên GM Hoàng Đức Oanh nói: “Phải đóng cửa Formosa vĩnh viễn và trả lại biển sạch cho người dân bốn tỉnh miền Trung”.
Đức GM Oanh đang phát biểu. Bên cạnh ngài là cha Thành và cha Nam
Được biết ĐC Oanh cùng với cha Vinh Sơn Thành cựu Giám tỉnh DCCT đã đến thăm bà con ngư dân vào trung tuần tháng 9. Trong chuyến đi này, ngài đã lắng nghe nỗi khổ đau của bà con ngư dân tại hai giáo xứ Cồn Sẻ-Quảng Bình và Đông Yên-Hà Tĩnh, là hai giáo xứ chịu ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp do Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa xả thải độc tố. Bên cạnh đó, ngài cũng đến nâng đỡ, ủng hộ tinh thần bà con ngư dân giáo xứ Phú Yên-Nghệ An – mà cha Nam đã hướng dẫn, tiếp nhận, hỗ trợ bà con làm đơn khởi kiện Formosa, yêu cầu bồi thường và trục xuất Formosa khỏi VN.
Ngài nói: “Tất cả chúng ta là một thân thể với Chúa Kitô là đầu. Tôi là một chi thể trong thân thể Đức Kitô cùng với những anh chị em ở Vinh cũng như ở bốn tỉnh Miền Trung đang gặp hoạn nạn do ô nhiễm môi trường trong suốt mấy tháng qua. Chúng tôi liên đới với nhau, trách nhiệm với nhau. Đáng để chia sẻ, cảm thông, sống màu nhiệm khổ nạn của anh chị em ở Miền Trung.
Trong một Thông cáo Báo chí hôm thứ Bảy 15-10, Lm Đặng Hữu Nam cho hay: ngày thứ Hai 18-10, khoảng 1000 người dân thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An sẽ vượt hơn 200 cây số vào Tòa Án Nhân Dân thị xã Kỳ Anh để tiếp tục nộp đơn khiếu kiện Formosa, đồng thời bày tỏ thái độ bất bình vì tòa án này bác đơn khiếu kiện trước đó của bà con nạn nhân Formosa.
Theo quan điểm của cha Nam thì sự kiện tàa án huyện Kỳ Anh bác khước quyền khiếu kiện qua việc trả lại đơn của 506 nạn nhân cuối tháng trước là một động thái vi phạm trầm trọng luật lệ quyền công dân theo luật lệ hiện hành của chính nhà nước.
Việc cha Nam quyết định tiếp tục giúp các nạn nhân ra tòa nộp đơn khiếu kiện và bày tỏ thái độ bất bình với hành vi trước đó của Tòa án Kỳ Anh, chứng tỏ ông phủ nhận giá trị công văn của UBND tỉnh Quảng trị, và hoàn toàn đặt hết tin tưởng nơi vị lãnh đạo tinh thần trực tiếp của ông là ĐC Nguyễn Thái Hợp, GM giáo phận Vinh và cũng là người vừa được HĐGMVN tái cử vào vị trí Chủ tịch Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình trong cơ cấu tối cao này trong nhiệm kỳ tới của Giao hội Công giáo Việt Nam.
Cầu nguyện bề trên gia hộ cho những ngươi dân thấp cổ bé miệng đòi lại được công lý
Trả lờiXóaCầu nguyện cho cha Nam có sức khỏe để giúp dân
Cha là một vị bồ tát trong lòng người Phật giáo như tôi.
À