GNsP
26.09.2016 - 2:09pm
GNsP (26.09.2016) – Theo quy định của pháp luật, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo các phương thức: “Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)”. (Tại Điều 190 BLTTDS năm 2015).
Nếu, gửi đơn trực tiếp tại Tòa án thì “bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn”, “Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện”. Và, “trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện”. Sau đó, “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;… Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.” (Điều 191 BLTTDS 2015).
Sau khi, Tòa án làm các thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện sẽ “thụ lý vụ án” được quy định tại Điều 195 BLTTDS:
“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”
GNsP (26.09.2016) – Theo quy định của pháp luật, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo các phương thức: “Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)”. (Tại Điều 190 BLTTDS năm 2015).
Nếu, gửi đơn trực tiếp tại Tòa án thì “bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn”, “Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện”. Và, “trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện”. Sau đó, “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;… Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.” (Điều 191 BLTTDS 2015).
Sau khi, Tòa án làm các thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện sẽ “thụ lý vụ án” được quy định tại Điều 195 BLTTDS:
“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”
17 giờ 20: Trong khi chờ đợi phản hồi của Tòa, cha Antôn Đặng Hữu Nam và một số bà con giáo dân đã phát sữa cho các trẻ nhỏ và người lớn tuổi đang có mặt tại đây, cha căn dặn bà con giáo dân xả rác vào các thùng rác xung quanh. Bên cạnh đó, ngài khích lệ, hỏi thăm các gia đình.
16 giờ 30: Bà con giáo dân lần chuỗi Mân Côi ngay trước cổng tòa án, cầu xin cho những người “cầm cân nảy mực” hướng một lòng bảo vệ người dân nghèo đang lao đao khốn khổ vì mất cơ nghiệp.
Các cán bộ cấm người dân quay phim, chụp hình nhưng họ lại cầm máy quay phim và chụp hình những người đang có mặt tại Tòa án.
Một số an ninh mặc thường phục, đeo khẩu trang đã tháo chạy khi bị bà con phát hiện.
15 giờ 35: Bà con ngư dân đã vào bên trong tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Phóng viên GNsP có mặt ở hiện trường cho biết, những người đàn ông đội nón cối, đã “chỉ đạo” cho những người mặc thường phục len lỏi vào đoàn biểu tình và giám sát đoàn. Một người đàn ông đứng tuổi, tay cầm điện thoại, vừa nghe vừa nói “bám sát những người cầm điện thoại quay phim, chụp hình”.
Một người đàn ông đứng tuổi, tay cầm điện thoại, vừa nghe vừa nói “bám sát những người cầm điện thoại quay phim, chụp hình”.
15 giờ 25: Đoàn Phú Yên đã đến Tòa án Nhân Thị xã Kỳ Anh. Hiện nay, có hơn 1000 ngư dân Miền Trung từ nhiều giáo xứ đã đến quy tụ tại đây, gửi đơn khởi kiện Formosa.
14 giờ 50: Hơn 700 bà con giáo dân giáo xứ Quý Hòa thuộc giáo hạt Kỳ Anh, G.p Vinh biểu tình trước trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
14 giờ 40: Nhà cầm quyền huy động lực lượng cảnh sát cơ động, công an đứng trước cổng Formosa, để “bảo vệ” của kẻ đã gây ra cá biển chết trắng tại các tỉnh Miền Trung vào tháng 4.2016.
Các cán bộ cấm người dân quay phim, chụp hình nhưng họ lại cầm máy quay phim và chụp hình những người đang có mặt tại Tòa án.
Một số an ninh mặc thường phục, đeo khẩu trang đã tháo chạy khi bị bà con phát hiện.
15 giờ 35: Bà con ngư dân đã vào bên trong tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Phóng viên GNsP có mặt ở hiện trường cho biết, những người đàn ông đội nón cối, đã “chỉ đạo” cho những người mặc thường phục len lỏi vào đoàn biểu tình và giám sát đoàn. Một người đàn ông đứng tuổi, tay cầm điện thoại, vừa nghe vừa nói “bám sát những người cầm điện thoại quay phim, chụp hình”.
Một người đàn ông đứng tuổi, tay cầm điện thoại, vừa nghe vừa nói “bám sát những người cầm điện thoại quay phim, chụp hình”.
15 giờ 25: Đoàn Phú Yên đã đến Tòa án Nhân Thị xã Kỳ Anh. Hiện nay, có hơn 1000 ngư dân Miền Trung từ nhiều giáo xứ đã đến quy tụ tại đây, gửi đơn khởi kiện Formosa.
14 giờ 50: Hơn 700 bà con giáo dân giáo xứ Quý Hòa thuộc giáo hạt Kỳ Anh, G.p Vinh biểu tình trước trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
14 giờ 40: Nhà cầm quyền huy động lực lượng cảnh sát cơ động, công an đứng trước cổng Formosa, để “bảo vệ” của kẻ đã gây ra cá biển chết trắng tại các tỉnh Miền Trung vào tháng 4.2016.
14 giờ 15: Hiệp thông với phái đoàn Phú Yên, hơn 700 bà con giáo xứ Quý Hòa cũng là các ngư dân đã xuống Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh biểu tình và chờ đợi phái đoàn Phú Yên. Ngư dân giáo xứ Quý Hòa tiếp tục tha dự càng lúc càng đông.
Tại ngã Ba Cảng, giáo dân Dũ Yên và cũng là ngư dân đang chờ đón phái đoàn.
Được biết, sau khi dùng bữa cơm trưa tại giáo xứ Đông Yên mới, phái đoàn Phú Yên đã lên đường đến Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Tại ngã Ba Cảng, giáo dân Dũ Yên và cũng là ngư dân đang chờ đón phái đoàn.
Được biết, sau khi dùng bữa cơm trưa tại giáo xứ Đông Yên mới, phái đoàn Phú Yên đã lên đường đến Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
13 giờ 30: Mọi người đã đến giáo xứ Đông Yên mới. Cha Phêrô Trần Đình Lai và bà con giáo xứ đón tiếp phái đoàn cơm trưa thân mật và chu đáo.
Cha Phêrô Trần Đình Lai và bà con giáo xứ đón tiếp phái đoàn cơm trưa thân mật và chu đáo.
12 giờ 40: Đoàn đã đến Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đoạn ngã ba Minh Châu thuộc Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh có khoảng 100 bà con ngư dân xứ Quý Hoà ra đón bà con ngư dân. Hiện tại, nhân viên toà án đã nghỉ trưa nên bà con sẽ tới Giáo xứ Đông Yên mới tạm nghỉ và dùng cơm trưa. Chiều sẽ đến Toà án sau. Nhận thấy giới chức cầm quyền huy động công an chìm nổi đến theo dõi Đoàn một cách gắt gao.
11 giờ 00: Đoàn xe vừa qua thành phố Vinh và cha Antôn Đặng Hữu Nam quyết định chuyển hướng về Giáo xứ Đông Yên, Vinh. Lý do là ngài biết chắc nếu tới trụ sở Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh lúc này cũng vào giờ nghỉ trưa và nhà cầm quyền sẽ không làm việc.
Đoàn người sẽ tạm nghỉ trưa tại Giáo xứ Đông Yên để bắt đầu vào giờ làm việc buổi chiều, đoàn người sẽ tiến đến Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh.
Giáo xứ Đông Yên là một trong những nơi hứng chịu thảm họa môi trường biển cách trực tiếp và nặng nề nhất.
Rất nhiều lực lượng CSGT, CSCĐ, An ninh mật vụ bám theo đoàn xe. Dầu vậy tinh thần của người dân rất mạnh mẽ và cương quyết. Tất cả đều đồng lòng theo sự hướng dẫn của vị chủ chăn.
10 giờ 45: Phóng viên GNsP tại Quỳnh Lưu, Nghệ An vừa cho biết, lúc 10g đoàn xe đưa người dân đi kiện Formosa gây nhiễm độc môi trường biển đã được “giải vây” khỏi sự kiềm kẹp của an ninh và đang trên đường tiến trụ sở Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh.
Đoàn xe gồm 3 xe 50 chỗ và 11 xe 30 chỗ đưa khoảng 600 xuất phát từ Giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh do cha Antôn Đặng Hữu Nam dẫn đầu.
600 người dân không phân biệt tôn giáo đã đồng loạt theo sự hướng dẫn của vị Linh mục Antôn Quản xứ nhất tề tiến lên, quyết tâm đưa Formosa ra tòa và phải bồi thường thiệt hại cho người dân cách thỏa đáng.
10 giờ 30: Đoàn xe vẫn đang bon bon trên đường mặc dù rất nhiều an ninh mật liên tục bám đuôi theo dõi. Đoàn được còn khoảng 100km nữa xe đến trụ sở Tòa án Nhân dân Kỳ Anh
Rất nhiều người dân trên xe có cảm giác mỏi mệt vì họ đã thức trắng một đêm tại Giáo xứ để chờ sáng sớm sẽ lên đường. Dù có cảm giác mỏi mệt nhưng tinh thần của bà con rất cao.
Theo như dự kiến, hơn 600 bà con ngư dân tập trung tại giáo xứ Phú Yên vào lúc 4 giờ sáng ngày 26.09.2016, lên đường đến Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi đơn khởi kiện Formosa nhằm yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, tuy nhiên công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang sách nhiễu, gây áp lực không cho các nhà xe trên địa bàn xuống Nhà thờ xứ Phú Yên đón người.
Nhiều công an sắc phục, cảnh sát giao thông và những viên an ninh mặc thường phục đã lập chốt các ngả đường đi vào nhà thờ Phú Yên, để cấm cản các xe lớn đến đón bà con giáo dân.
Trước khi lên đường, cha Nam và bà con đã đứng trước hang đá Đức Mẹ đọc kinh cầu nguyện cho mọi sự được bằng an.
“Kiện Formosa là để cứu anh em chúng ta, và cứu cả họ. Cứu họ để họ không tiếp tục làm điều xấu xa nữa. Chấm dứt việc tác hại cho anh em, không phải chỉ hôm nay, không phải chỉ cho bốn tỉnh miền trung, không phải chỉ năm mươi năm, mà là lâu dài. Kiện Formosa còn là cứu cả dân tộc này”. Đó là thông điệp mà Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã khẳng định với người dân giáo xứ Phú Yên trong chuyến viếng thăm bất ngờ vào ngày 21.09.2016.
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh nói “tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của anh chị em. Việc kiện Formosa thể hiện ý thức công dân, lòng yêu nước của anh chị em . Đồng thời, thể hiện tinh thần người Ki-tô hữu của anh chị em”.
(Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật đến quý vị)
Pv. GNsP
Thật tuyệt vời Giáo dân Nghệ - Tĩnh...Đức tin chân chính và tâm thiện sẽ giúp bà con và các chủ chăn vượt qua thách thức và chiêu trò của kẻ ác!
Trả lờiXóaHoàn toàn ủng hộ giáo dân Nghệ Tĩnh . Chúc thành công tốt đẹp
Trả lờiXóaKhốn Nạn Nhất Bọn Khoác Áo Ủy ban Nhân dân, Tòa án Nhân dân, công an NHân dân... mà coi Dân như Kẻ Thù, ra mặt bênh vực bọn đang xả thải giết chết mọi nguồn sống của Bà con mình, 1 Lũ Vô lương tâm và không còn tính người
Trả lờiXóaNếu tòa án huyện Kỳ Anh không thụ lý vụ kiện hoặc xét xử không công bằng đề nghị giáo dân kiện thẳng lên tòa án Quốc tế tại La Haye tại Hà Lan. Con dân VN hiện nay rất mong chờ vào sự phán xét của chúa.
Trả lờiXóa"Xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh) là nơi phân giới hai miền Nam - Bắc, là thành đồng ao nóng của nước nhà, là then khóa của các triều đại" (học giả Phan Huy Chú)
Trả lờiXóaBà con suy nghĩ và hành động đúng,nhân dân cả nước nguyện hết lòng ủng hộ và theo gương bà con để bảo vệ mạng sống của chính mình !
Trả lờiXóaNgười dân chúng tôi mang ơn những bà con giáo dân, ngư dân cùng LM Đặng Hữu Nam đã vì dân tộc mà tranh đấu chống cướp nước, phá nước và bán nước hại dân.
Trả lờiXóaCCB Hà Tĩnh
Cám ơn bà con giáo dân đã đấu tranh giúp bọn lương vô tổ chức chúng tôi
Trả lờiXóaCám ơn đồng bào giáo dân, những người yêu nước chân chính.
Trả lờiXóaCảm ơn các đức cha, cảm ơn các giáo dân nghệ tĩnh đã tổ chức kiện Formosa, một việc làm không những vì quyền lợi của các nạn nhân trong thảm hoạ môi trường mà là để cứu cả dân tộc Việt.
Trả lờiXóaMong rằng công an và chính quyền hãy ủng hộ dân vì đây là một việc làm đúng pháp luật và nhằm bảo vệ quyền được bồi thường cũng như quyền được sống, quyền được mưu sinh trong môi trường trong lành.
Tại sao chỉ có giáo dân đòi được bồi thường? Những người không giáo dân đang chui nhủi ở đâu? Bản tính trung thực khảng khái của người dân xứ Nghệ đã bị chôn vùi bởi dùi cui súng đạn chăng? Nghệ Tĩnh là cái nôi của CS, nhưng khi nhận ra đã bị lừa thì cũng chính Nghệ Tĩnh cũng là nơi sẽ chôn vùi CS.
Trả lờiXóaHoan hô tinh thần của người dân xứ Nghệ. đừng để chìm vụ Formosa
Trả lờiXóa