Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Vì vụ FORMOSA: VIETCOMBANK TỪ CHỐI CHO NGƯ DÂN VAY TIỀN?


Vietcombank từ chối ngư dân vay vốn đóng tàu: 
Vì Formosa?  
Đất Việt
Thứ Tư, 31/08/2016 13:35

Người dân xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đang khốn đốn vì bị Vietcombank từ chối cho vay vốn đóng tàu lớn sau sự cố Formosa. 

Formosa được hoàn thuế 13.000 tỷ: ĐBQH chất vấn
3.900 tấn hải sản đông lạnh hậu Formosa: Phương án vì dân

Dân khốn đốn vì Formosa

Đất Việt nhận được phản ánh của một số ngư dân tại xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh về việc bị ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Hồng Lĩnh từ chối cho vay vốn đóng tàu lớn theo nghị định 67 của chính phủ với lý do Formosa xả thải.

Anh Lê Văn Thắm (xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân) cho biết, theo chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng tàu, gia đình anh đã làm đầy đủ các thủ tục, hồ sơ và nộp cho ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hồng Lĩnh từ tháng 2/2016. 


“Sau khi có chủ trương vay vốn, ngân hàng đã về tận nơi để thẩm định, làm việc với xã và gia đình rồi mới chấp nhận cho làm thủ tục để vay tiền. Phía ngân hàng Vietcombank nói hồ sơ đã đầy đủ và chờ đợi sẽ giải quyết theo quy định. Tuy nhiên đến tháng 7 vừa rồi ngân hàng gửi công văn bảo không cho vay nữa vì giá hải sản giảm sau sự cố Formosa.

Lúc đầu Vietcombank nói do chưa biết chính xác nguyên nhân cá chết nên không cho vay. Đến khi biết do Formosa gây ra thảm họa môi trường thì tiếp tục từ chối”, anh Thắm buồn bã nói.

Theo anh Thắm, hiện tại anh và các hộ dân khác đang rất lo lắng khi không được xem xét, giải quyết cho vay vốn.

“Gia đình tôi có nguyện vọng vay 15 tỷ đồng để đóng tàu lớn bám biển ra khơi. Gần bờ thì ảnh hưởng của sự cố môi trường do Formosa xả thải mà xa bờ thì ngân hàng không cho vay tiền. Chúng tôi không biết làm cách gì để sống cả. Thật sự rất lo lắng”, anh Thắm lo lắng.

Cũng trong cuộc trò chuyện với Đất Việt, anh Thắm cho biết gia đình mới nhận được công văn khẩn cấp của UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo nóng về vụ việc này.

“14h ngày mai, UBND tỉnh mời tôi cùng các hộ ngư dân khác đến họp. Theo văn bản tôi nhận được thì ngoài các ngư dân, tỉnh còn mời thêm chủ tịch huyện Nghi Xuân, mời các ngân hàng trên địa bàn tỉnh rồi cả Sở nông nghiệp, Sở công thương, Sở tài chính đến bàn tháo gỡ những khó khăn này. Tôi rất tin tưởng và hi vọng vào ngày mai”, anh Thắm khẳng định.

Vietcombank quá vô tình?

Cùng ngày, trao đổi với Đất Việt, ông Trần Sông Hương, Chủ tịch UBND xã Xuân Hội khẳng định, trên địa bàn xã hiện nay còn 3 hộ ngư dân vướng mắc thủ tục vay vốn của ngân hàng Vietcombank. Đó là hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hồng, Lê Văn Thắm, Trần Quốc Tuấn.

“3 hộ dân trên có thủ tục vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 của chính phủ và hướng dẫn của tỉnh nhưng không được chấp nhận. Người dân rồi xã cũng đã làm việc với đại diện Vietcombank. Họ cũng cử người về tận địa phương để xác nhận.

Tuy nhiên sau khi công bố nguyên nhân Formosa gây ra sự cố cá chết, ngân hàng liền gọi ngư dân đến, từ chối cho vay tiền và trả lại hồ sơ luôn. Họ nói sau sự cố cá chết thì khả năng thu hồi vốn khó khăn nên không cho vay”, ông Hương khẳng định.

Nói về quyết định của Vietcombank, ông Hương cho rằng ngân hàng đã không có sự cảm thông, chia sẻ với người dân trong sự cố thảm họa môi trường này.

“Ngân hàng là doanh nghiệp tiền tệ, họ cảm thấy bất an về mặt nguồn vốn nên không đầu tư. Nhưng thực tế dân rất cần vốn. Quyết định từ chối vay vốn của Vietcombank đã ảnh hưởng đến 1 chủ trương lớn của nhà nước.

Tiếp theo là gây khó khăn, giải quyết đời sống lao động cho ngư dân.

Thực sự trả lời của ngân hàng trong thời điểm nhạy cảm thì trở thành vô cảm, không chia sẻ với nhà nước ta và không chia sẻ với các hộ dân”, ông Hương nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Võ Văn Tùng – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hội cho rằng quyết định của ngân hàng đã gây khó dễ cho các hộ dân, nhất là khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra vẫn còn để lại hậu quả nặng nề.

“Trên địa bàn xã cũng có 6 hộ dân được vay vốn của 1 ngân hàng khác, số tiền có hộ lên tới 19 tỷ đồng và khởi công đóng tàu rồi. Chỉ có 3 hộ dân nhà anh Thắm, Hồng và Tuấn không được ngân hàng Vietcombank đồng ý cho vay thôi.

Chúng tôi căn cứ vào quy định của nghị định 67 và quy định bổ sung nghị định 89 của chính phủ, căn cứ vào các hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh về cho vay vốn này thì thấy trả lời của ngân hàng như vậy là chưa hợp lý, nhất là khi người dân đã phải bỏ ra hàng mấy chục triệu để thuê tư vấn, thiết kế tàu. Nếu không đòng ý thì phải nói sớm từ đầu, không nên để người dân chờ đợi lâu thế”, ông Tùng đánh giá.

Ông Tùng cũng cho biết, phía xã đã phải cử lãnh đạo, cán bộ động viên tinh thần và chia sẻ những khó khăn với 3 hộ dân bị từ chối cho vay tiền.

Hoàng Hải

9 nhận xét :

  1. NH năm tiền mà . Cho vay phải nhắm thu hồi được vôn . Họ sợ nợ xấu ! CP ra lệnh vậy chứ . NH có nhiều cách chấp hành !

    Trả lờiXóa
  2. Vietcombank nói là ngân hàng TMCP nhưng nhà nước nắm hơn 51% cổ phần chi phối nên thực chất vẫn là của nhà nước. Việc ngân hàng Vietcombank không cho ngư dân vay tiền đóng tàu lớn chắc có "chủ trương" nào đó của "cấp trên". Hãy tìm hiểu xem bọn này do ai chỉ đạo? Dân vay chứ có xin đâu? Hay là sợ dân đóng nhiều tàu lớn, ra Hoàng Sa, Trường Sa đông quá ảnh hưởng đến "tình hữu nghị Việt - Trung"?

    Trả lờiXóa
  3. Vietcombank sợ chết đuối theo ngư dân khi KHÔNG TIN rằng biển đã sạch, số hải sản đánh bắt được của ngư dân sẽ nhiều, giá hải sản sẽ cao và cũng KHÔNG TIN là tình hình Formosa sẽ được cải thiện!

    Trả lờiXóa
  4. Ngân hàng phải tính toán. Họ không cho vay là đúng. Thực tế, có bán được hải sản đâu mà có tiền trả nợ! Trường hợp này phải đòi bồi thường. Bà con phải kiện Formosa và đòi bồi thường từ chính phủ.

    Trả lờiXóa
  5. Ngân hàng không cho vay là đúng,vì nếu khả năng trả nợ của ngư dân không đảm bảo thì ai chịu hậu quả thua thiệt cho họ.Kế sách tốt nhất là CP vay tiền rồi cấp vay cho các hộ,nếu có rỉu ro thì CP đứng ra mà thanh toán cho NH.Đằng nào thì CP cũng đã nhận đủ 500 triệu tiền Mỹ của For rồi mà,sân si với các"cột mốc sống"làm gì

    Trả lờiXóa
  6. Theo nhà em thấy thì có những nhận định không rõ ràng. Sau đây là ý kiến của nhà em:

    1. Ngân hàng, hay bất cứ một công ty nào khác, có trách nhiệm trực tiếp với cổ đông. Nhiệm vụ của người làm việc cho ngân hàng, kể cả ban quản trị, là đem lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Ngoài ra, ngân hàng không có trách nhiệm với cá nhân hay đoàn thể nào, cho dù đoàn thể đó là ngư dân hay nhà nước.

    Đem nghị định chính phủ ra để cho là ngân hàng phải cho mượn tiền là không đúng. Tất nhiên ngân hàng phải tuân thủ luật pháp nhưng trong trường hợp này ngân hàng không làm gì vi phạm luật.

    Còn việc nhà nước nắm 51% cổ phần ngân hàng không liên hệ gì đến việc này. Nếu ngân hàng bị lỗ, đâu phải chỉ có 51% cổ phần của nhà nước bị lỗ. Nhà nước bị lỗ còn có cách bù vào, còn 49% kia bị lỗ thì lấy gì đắp vào?

    2. Nhà nước muốn giúp đỡ ngư dân thì phải làm một cách nào đó để cả ngư dân và ngân hàng đều có lợi, hay ít nhất, không ai phải hy sinh quyền lợi của mình. Trong trường hợp tương tự, các nước khác họ có một số biện pháp, thí dụ như: (a) nhà nước bảo đảm nợ của ngư dân với ngân hàng. Nói cách khác, nếu vì lý do nào đó ngư dân không trả được nợ, nhà nước sẽ có trách nhiệm trả nợ đó. (b) Ngân hàng cho ngư dân vay nợ với lãi xuất thấp, nhà nước trả cho ngân hàng sự sai biệt so với lãi xuất thị trường.

    Trả lờiXóa
  7. Dân nên gửi đơn vay tiền đến anh Nguyễn Phú Trọng, anh Trần Đại Quang, anh Nguyễn Xuân Phúc và em Nguyễn Thị Kim Ngân. Cử gửi xem bốn cái cột đình ni trả lời ra răng.

    Trả lờiXóa
  8. Cho dân vay đi! Mấy ông hàng năm vẫn in hàng trăm nghìn tỉ VNĐ thoải mái mà!

    Trả lờiXóa
  9. nói để các ngươi biết, chỉ có tụi bán nước hại dân mới quay lưng vào dân đấy nha!

    Trả lờiXóa