Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Tin MỚI: SỜ ĐẾN CỰU BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MINH QUANG

Cựu Bộ trưởng Bộ TN - MT Nguyễn Minh Quang.

Phong Dương

Sau khi ông Tuyến rời khỏi Bộ TNMT, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã ủy quyền cho một thứ trưởng sắp về hưu là ông Nguyễn Thái Lai ký một văn bản cực kỳ quan trọng là giấy phép cho phép Formosa xả nước thải vào nguồn nước. Văn bản này ông Lai ký thay nguyên Bộ trưởng Quang vào thời điểm ngay trước khi ông Lai nghỉ hưu. Cụ thể, giấy phép cho Formosa xả thải vào nguồn nước được ký ngày 11.12.2015 thì ông Nguyễn Thái Lai nghỉ hưu ngày 31.12.2015!

Điều lạ lùng là nhiệm kỳ của ông Lai từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, thế nhưng ông Lai được ưu ái cho ngồi ghế thứ trưởng thêm gần 6 tháng và chính thời điểm này ông Lai ký giấy để Formosa bắc đường ống dài 1,7km xả thẳng ra biển Vũng Áng (căn cứ vào tọa độ ghi trên giấy phép).

Lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm biển: Ủy nhiệm bừa và... nhắm mắt ký

NHÓM PV ĐIỀU TRA
Lao Động
6:52 AM, 02/08/2016 

Không bỏ qua bất cứ ai liên quan đến sai phạm của Formosa
 
Số báo trước, chúng tôi đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Minh Quang xung quanh việc chấp thuận cho Formosa xả thải thẳng ra biển. Chính ông Quang cũng đã chối bỏ trách nhiệm khi cho rằng mình đã “ủy quyền” cho cấp dưới là ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường. Lật lại trách nhiệm của cả Bộ TNMT, chúng tôi thấy rằng, việc “ủy nhiệm bừa” và “nhắm mắt ký” đã từng tồn tại ngay từ thời điểm đầu tiên bộ này thông qua đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Formosa! 

Vụ Formosa: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?
Người dân tố khổ vì Formosa Đồng Nai xả thải


Không tham gia thẩm định vẫn được ủy quyền ký 
.
Trở lại bản đánh giá tác động môi trường mà Bộ TNMT chấp thuận khi Formosa xin cấp phép vào tháng 6.2008 thì đây là bản đánh giá rất sơ sài, hình thức, đặc biệt là những đánh giá về tác động môi trường biển chỉ trong 1-2 trang giấy. Trả lời PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Khắc Kinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam - cho rằng: “Theo khoản 4 Điều 22 Luật BVMT 2005, dự án chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư sau khi báo cáo ĐTM của dự án đã được phê duyệt, nếu không phê duyệt báo cáo ĐTM thì Formosa không thể có căn cứ để làm các thủ tục tiếp theo về đăng ký đầu tư và các thủ tục khác có liên quan”.

Ông Kinh được nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Mai Ái Trực (làm Bộ trưởng từ 2002-2007) ủy quyền ký bản đánh giá lẽ ra phải được xem xét cực kỳ kỹ lưỡng. Trong câu chuyện với Lao Động, ông Kinh cũng thừa nhận: “Tôi không được tham gia với tư cách là thành viên trong hội đồng thẩm định các báo cáo ĐTM của Formosa, và cũng đã từ trước ít lâu cho đến khi nghỉ hưu, cũng không được tham gia là thành viên trong bất kỳ hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM nào khác. Việc thẩm định đưa dự án Formosa vào Hà Tĩnh có nhiều khâu khác nhau, có nhiều lĩnh vực khác nhau và bởi nhiều cơ quan khác nhau. Việc thẩm định nhanh hay chậm, có ưu ái hay không ưu ái của các cơ quan khác tôi không thể phán xét về trách nhiệm, vì không có đủ thông tin cần thiết”.

Điều khó hiểu là ông Kinh không tham gia hội đồng thẩm định nhưng vẫn được “ủy quyền ký” và chỉ hai tháng sau khi ký ĐTM Formosa, ông Kinh được nghỉ hưu.

Như vậy có thể thấy chữ ký của những quan chức Bộ TNMT khá dễ dàng. Trong một cuộc hội thảo năm 2011, dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, TS Nguyễn Khắc Kinh cũng lại thừa nhận một thực tế “oái oăm” ở Bộ TNMT rằng “nhiều cái không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng cho qua, lý do là trình độ, sức ép về kinh tế là một phần, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của “ông to, bà lớn” yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà… thành ra các sở không dám làm “găng” và quan trọng hơn cả là đơn vị đứng ra thẩm định không có trình độ tương xứng”.

Cũng trong hội thảo ấy, ông Kinh bật mí là các bản đánh giá môi trường “30% cắt dán, 70% thẩm định sai” và “chính cách làm thiếu trung thực và không đúng thực tế dẫn đến dự báo sai, đương nhiên sẽ “đẻ” ra thảm họa cho môi trường”. Cái thảm họa được người trong cuộc cảnh báo ấy chính là Formosa hiện nay.

Nhắm mắt ký ở hoàng hôn nhiệm kỳ

Không chỉ có việc ông Nguyễn Khắc Kinh ký xong bản đánh giá tác động môi trường của Formosa rồi nhận quyết định nghỉ hưu. Nhiều văn bản quan trọng khác liên quan đến Formosa cũng được ký bởi những vị lãnh đạo “chấp chới” nghỉ hưu.

Tháng 7.2014, ông Bùi Cách Tuyến được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho ký công văn chấp thuận để Formosa xả thải ra biển thì cũng chỉ một năm sau, tức là tháng 7.2015, ông Tuyến nghỉ hưu. Chính ông Tuyến cũng đã tâm sự: “Có nhiều chuyện tôi nói mà anh Quang không nghe” hoặc “có những nhóm lợi ích ghê gớm mà tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính dáng đến những lợi ích ghê gớm đó”.

Sau khi ông Tuyến rời khỏi Bộ TNMT, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã ủy quyền cho một thứ trưởng sắp về hưu là ông Nguyễn Thái Lai ký một văn bản cực kỳ quan trọng là giấy phép cho phép Formosa xả nước thải vào nguồn nước. Văn bản này ông Lai ký thay nguyên Bộ trưởng Quang vào thời điểm ngay trước khi ông Lai nghỉ hưu. Cụ thể, giấy phép cho Formosa xả thải vào nguồn nước được ký ngày 11.12.2015 thì ông Nguyễn Thái Lai nghỉ hưu ngày 31.12.2015!

Điều lạ lùng là nhiệm kỳ của ông Lai từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, thế nhưng ông Lai được ưu ái cho ngồi ghế thứ trưởng thêm gần 6 tháng và chính thời điểm này ông Lai ký giấy để Formosa bắc đường ống dài 1,7km xả thẳng ra biển Vũng Áng (căn cứ vào tọa độ ghi trên giấy phép).

Trở lại câu hỏi liệu có “nhóm lợi ích ghê gớm” mà nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến đã nói ra gồm những ai? Ngay cả khi những người ký vào các bản đánh giá tác động môi trường, các văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển đều được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho cấp dưới ký. Rõ ràng ông Quang không thể chối bỏ trách nhiệm của mình.


14 nhận xét :

  1. Chữ ký đó không phải tự nhiên có , Formosa sẽ phải chi rất nhiều tiền để mua chữ ký đó , bởi bọn đều biết việc xả độc ra môi trường gây hại như thế nào .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Này này đánh chuột nhưng không được đụng đến bình đâu nhé. Bể bình là không còn chỗ mà...chôn.

      Xóa
  2. Hoan hô báo laodong.com.vn , thật xứng đáng là báo có số người đọc cao nhất !

    Trả lờiXóa
  3. Hãy lôi tất cả những " Hòa Thân" , tham nhũng , bán nước hại dân ra vành móng ngựa . Tịch thu tài sản tham nhũng của chúng ...bảo đảm dư sức trả nợ công và phát triển đất nước .

    Trả lờiXóa
  4. Cựu BT NMQ còn ở trong nước a ?

    Trả lờiXóa
  5. Sau vụ Formosa này nên khui tiếp vụ Boxit Tây Nguyên để biết thêm được một đường dây rước giặc và độc hại về phá hủy Tây Nguyên. Có lẽ cũng khủng khiếp không kém.

    Trả lờiXóa
  6. Tiền hối lộ của Formosa đã làm cho đảng và quan tham của đảng mờ mắt mà quên phắt lợi ích của nhân dân, của Dân tộc VN

    Trả lờiXóa
  7. Nếu các xếp ký mà không chịu trách nhiệm thì: đặt ở mỗi bộ vài con robot, khỏi phải chi phí, khỏi phải thưa gửi.

    Trả lờiXóa
  8. Đã bắt đầu đổ lỗi cho nhau rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Các bác đoán thằng này có chết không?

    Trả lờiXóa
  10. Không thằng nào chết cả, trái lại chúng vẫn sống khỏe. Các bác hãy tin lời nhà em đi.

    Trả lờiXóa
  11. Lôi đầu hết ra mà trừng trị thì nước mới mạnh, dân mới yên. Tránh quy trình làm quan đã thành lệ, đã ngấm sâu vào guồng máy là: Lúc trẻ phấn đấu và chạy mạnh để thăng chức, thăng chức được rồi thì tà tà cố giữ để lên thêm và bắt đầu vơ vét. Khoảng 50 tuổi trở lêm thì ăn mạnh và tăng cường hốt các cú chót một cách bất chấp để hưu. Chúng nghĩ rằng hưu là hạ cánh an toàn, để đống rác cho thằng sau hốt. Không trị dứt căn là bệnh còn tiếp tục và nặng thêm.

    Trả lờiXóa
  12. Là tôi hỏi hắn thuộc phe ta hay phe địch. Phe địch sẽ có cơ chết đấy. Còn phe ta sống khỏe khoắn bình thường

    Trả lờiXóa
  13. Nhân chứng vật chứng rõ như ban ngày do nhiều người gây ra thảm hoạ nầy sao Quốc Hội, Tổng Bí thư, THủ tướng.. không vào cuộc?

    Trả lờiXóa