Xông vào nhà tịch thu cả giường ngủ để ép dân nghèo nộp tiền
Đào Tuy- Tuấn Nam
Một Thế Giới
Ở làng Thành Liên nhà chị Toàn nghèo rớt mùng tơi. Túng bấn, không xoay nổi tiền đóng góp, gia đình chị Toàn đã bị cán bộ làng, xã tịch thu mất chiếc giường.
Phản xạ của những người… bé họng
Phản xạ của những người… bé họng
Dù nỗi lo cơm ăn, áo mặc vẫn hiển hiện ngay cả trong giấc ngủ chập chờn nhưng cứ đến mùa đóng góp, nhiều gia đình ở những địa phương chúng tôi thực tế vẫn cố xoay để đủ để đóng quỹ, phí cho thôn, xã.
Họ bảo, đến giờ, việc đóng góp như một phản xạ tự nhiên, như một trách nhiệm không thể nào rũ bỏ.
Họ bảo, đến giờ, việc đóng góp như một phản xạ tự nhiên, như một trách nhiệm không thể nào rũ bỏ.
Đương
nhiên, để những người dân thấp cổ bé họng có được "thói quen" này,
chính quyền sở tại đã dùng đủ mọi chiêu thức để ép dân đóng cho kỳ được.
Ban đầu là vận động, sau thì dọa nạt, bắt chẹt, thậm chí còn… tịch thu
cả tài sản.
Ở làng Thành Liên (xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh
Hóa), chính quyền làng, xã cũng áp dụng chiêu thức chỉ thấy trong thời
phong kiến này.
Và, đến giờ, hình ảnh cả đám công bộc túm vào tháo
dỡ rồi mang đi chiếc giường cũ kỹ, tài sản đáng giá duy nhất của một hộ
nghèo vẫn còn ám ảnh những người dân trong làng.
Chính vì nỗi sợ hãi ấy mà làng xã muốn thu khoản đóng góp gì, bao nhiêu tiền, người dân đều răm rắp… vâng lời.
Làm ruộng chỉ đủ tiền đóng góp cho làng, xã, chị Toàn phải làm thêm nghề phụ
để có tiền trang trảng cuộc sống.
để có tiền trang trảng cuộc sống.
Nhà
chị Nguyễn Thị Toàn nằm ở giữa làng Thành Liên, cách nhà trưởng làng
Nguyễn Sỹ Thành không xa. Khi chúng tôi đến, dù đã quá trưa nhưng chị
Toàn cùng hai con mới bắt đầu dùng bữa.
Sai con gái cất vội mâm
cơm chỉ có bát canh và con cá bé xíu, chị Toàn bảo, nhà chị ngày nào
ngày nào cũng ăn bữa trưa khi trời đã về chiều. "Tôi phải xuống mãi Tĩnh Gia bán nón nên ngày nào cũng về muộn", chị Toàn thật thà.
Chị Toàn có nghề làm nón lá. Khi nông nhàn, làm được đến đâu là chị tự tay đi bán. "Mình tự bán thì còn kiếm được đồng vào đồng ra chứ giao cho người ta thì chẳng được bao nhiêu", chị Toàn chia sẻ.
Như
nhiều gia đình ở làng, nhà chị Toàn cũng chẳng có mấy vật dụng đáng
giá. Nhà có một chiếc quạt cây lọc cọc, khách đến đông nên chẳng biết
xoay chiều nào để đuổi đi cái nóng.
"Chồng tôi mất được hơn 3 năm rồi, mình tôi nuôi hai đứa nhỏ ăn học cũng cực lắm các anh ạ!", chị Toàn tâm sự.
Tuy
đổ mồ hôi sôi nước mắt để lo cái ăn cái mặc cho các con nhưng vài năm
nay nhưng các khoản đóng góp cho làng, xã chị Toàn đều cố gắng xoay cho
đủ và nếu cạn sức khất lại thì cũng chỉ là phần nhỏ trên tổng các khoản
thu.
Sở dĩ chỉ Toàn luôn tự giác hoàn thành trách nhiệm đóng góp
của gia đình là bởi chỉ cách đây vài mùa đóng góp, gia đình chị đã phải
trải qua một sự việc mà nói ra người ở nơi khác chẳng bao giờ tin là có
thật.
Chuyện chỉ thấy ở thời… phong kiến
"Cả đời này tôi cũng chẳng thể nào quên được cái buổi chiều kinh hoàng ấy", chị Toàn chia sẻ.
"Ấy là buổi chiều giữa tháng 10 năm 2010, làng, xã tiến hành thu đợt đóng góp thứ hai trong năm", chị Toàn nhớ lại.
Nét mặt thất thần, chị Toàn kể lại chuyện kinh hãi mà gia đình mình từng hứng chịu.
Vụ
ấy, gia đình chị phải đóng tất cả các khoản là 800 nghìn đồng. Chừng ấy
tiền với gia đình chị khi đó quá lớn. Thêm nữa, đứa con gái đầu cũng
vừa vào năm học mới, dành dụm được bao nhiêu thì chị cũng đã dồn hết cho
việc đèn sách của con.
Nhà sạch bách tiền, chị Toàn tính bán nốt
chỗ thóc còn lại để đóng cho làng nhưng chồng chị, anh Đậu Văn Tám không
nghe. Anh bảo, bán hết thóc thì hai vợ chồng và các con không còn gì để
bỏ vào mồm.
"Bao nhiêu vụ mình đều hoàn thành rồi, vụ này chậm một tí chắc họ cũng cảm thông thôi", anh Tám đã nói với vợ mình như vậy.
Nghe
chồng nói vậy nhưng chị Toàn vẫn thấy chưa yên. Ở làng chị biết, cái gì
người ta có thể sẻ chia chứ tiền đóng góp thì… hơi bị khó!
Chính
bởi nỗi hoang mang ấy mà đã có lần nhân lúc chồng vắng nhà, chị Toàn đã
chực xúc thóc đem bán để lấy tiền đóng góp. Tuy nhiên, thóc chưa kịp qua
cửa thì anh Tám về. Hai vợ chồng giằng co, đánh nhau chí chóe.
Theo chính lời của trưởng làng Thành Liên, ông Nguyễn Sỹ Thành, lần ấy, giận vợ, anh Tám đã hất cả thúng thóc xuống giếng.
Không thể vay mượn được ở đâu, chồng lại không cho vét nốt chỗ thóc trong nhà đem bán, chị Toàn đành buông xuôi. "Tôi không biết làm sao cả, chỉ mong các bác ấy thương cho", chị Toàn nhớ lại.
Và
rồi, niềm hi vọng nhỏ nhoi của người đàn bà có khuôn mặt khắc khổ ấy đã
vỡ tan như bong bóng xà phòng. Hết hạn đóng góp mà chưa thấy vợ chồng
chị Toàn đem tiền ra nộp, cán bộ xã, làng đã kéo nhau tìm đến tận nhà.
"Họ đến đông lắm, cả trưởng làng, phó làng cùng các cán bộ ở làng. Có cả các anh công an xã nữa", chị Toàn kể lại.
Thấy đoàn cán bộ ai nấy mặt lạnh như băng bất ngờ xuất hiện ở nhà bình, chị Toàn run như cầy sấy.
"Hai vợ chồng tôi đã khóc lóc van xin mong họ thư thư cho ít bữa nhưng không được", chị Toàn kể lại với ánh mắt thất thần như thể mọi việc vừa diễn ra mới ngày hôm qua.
Ngày ấy, nhà chị Toàn chẳng có gì. Ngôi nhà cấp bốn xây đã lâu nhưng vẫn để gạch thô, chưa có tiền vào cát. "Đến đôi cánh cửa vợ chồng tôi cũng còn chả có tiền lắp nữa là", chị Toàn sụt sùi nói.
Hết động viên rồi dọa nạt mà vẫn thấy đôi vợ chồng "cứng đầu" chẳng chịu… xùy tiền, đoàn công tác đã quyết định "xuống tay".
Mấy người chạy bổ vào nhà xục xạo, tuy nhiên, chẳng có vật dụng gì đáng tịch thu.
"Không tìm được cái gì đáng giá, mấy người ấy chực quay ra thì ông
trưởng thôn lại lao vào. Ông ấy tháo chiếc giường mà vợ chồng cùng hai
con của tôi đang nằm", chị Toàn nói giọng như chực khóc.
Chiếc giường ấy, theo lời chị Toàn là tài sản duy nhất mà vợ chồng chị sắm khi nên duyên chồng vợ.
"Thấy trưởng làng vào tháo giường, mấy anh đội mạnh (công an viên- PV) cũng lao vào. Tất cả xúm vào tháo tung chiếc giường nhà tôi ra rồi bó lại khiêng ra nhà văn hóa của làng.
Khi ấy tôi chỉ biết khóc nhưng van xin thế nào họ cũng chẳng động lòng", chị Toàn nhớ lại.
Cuối năm, trời trở lạnh. Không còn giường nằm, đêm ấy, vợ chồng con cái chị Toàn ôm nhau co quắp nằm dưới đất.
Sau một thời gian "lưu lạc" ở nhà văn hóa của làng, chiếc giường lại trở về với mẹ con chị Toàn.
Nhà
chưa có cửa, gió lùa đến tím thịt tím da. Thương nhất là đứa con thứ
hai, khi ấy cháu mới vừa 5 tuổi. Trời lạnh, cháu cứ ngu ngơ hỏi, giường
nhà mình đâu, sao không nằm trên giường mà lại nằm dưới đất.
Anh
Tám, chồng chị Toàn hay rượu. Từ bữa bị "phi đội mạnh" tịch thu mất
chiếc giường, phẫn chí, anh uống nhiều hơn. Cứ say là anh buông lời chửi
đổng.
Thương các con nằm đất rét mướt, giận cán bộ làng, xã vô
tình, hơn tháng sau, nhờ mấy người mách nước, chị Toàn lên huyện để phản
ánh chuyện khó tin nhưng có thật xảy đến với gia đình mình.
Một
tuần sau ngày chị lên huyện, trưởng làng đã đến thông báo với gia đình
chị là lên xã để nhận lại chiếc giường. Tuy nhiên lúc này được thể anh
Tám đã làm căng.
"Giường nhà tôi có chân nhưng nó không biết đi. Các ông bê đi thì các ông phải bê về trả", anh Tám quả quyết.
Thấy thái độ của anh Tám vậy, biết là có thuyết phục cũng chẳng ăn thua, trưởng làng đành lủi thủi ra về.
Ít
ngày sau, khi tết đã cận kề, trưởng làng lại đến vận động gia đình chị
Toàn ra nhận lại chiếc giường. Lần này trưởng làng bảo, vợ chồng chị cứ
ra, đích thân trưởng làng sẽ phụ giúp chuyển về.
Nghĩ nếu cứ để
người ta vứt lay lắt ở nhà văn hóa thì chiếc giường hỏng mất, lại thêm
việc năm hết tết đến không thể để nhà trống hoác trống huơ, chị Toàn đã
động viên chồng nghe lời trưởng làng đi nhận lại.
Chiếc giường ấy
bây giờ chị Toàn vẫn kê ở góc nhà và được sơn lại màu cánh gián bóng
bẩy. Chiếc giường ấy vẫn là tài sản đáng kể nhất trong nhà.
Cán bộ tịch thu giường là do dân… tự nguyện!
Sau
mấy chục ngày "lưu lạc", chiếc giường cưới của vợ chồng chị Toàn lại
tìm về với chủ. Tuy nhiên, hạnh phúc của chị thì đã không còn vẹn nguyên
bởi vợ chồng âm dương cách biệt.
Sau chuyện kinh hãi trên, bởi
thấy ở quê không ngóc đầu lên được, năm 2012, anh Tám quyết tâm vào Nam
làm thuê những mong kiếm chút tiền để vợ con được mở mày mở mặt.
Anh
Tám muốn vào Bình Dương để làm thuê cho người ta. Thế nhưng, đến Bình
Định thì hành trình tìm kiếm vận may của anh vụt tắt. Bỏ lại vợ con, anh
Tám lìa đời sau cơn đau lạ.
Mất chồng, gánh nặng gia đình buộc
lên vai chị Toàn. Biết mình phận mẹ góa con côi, chị Toàn chỉ biết cun
cút làm ăn, chăm lo cho hai đứa nhỏ và đến vụ thì gắng sức hoàn thành
bổn phận đóng góp của mình.
"Vụ vừa rồi, ba mẹ con tôi phải đóng hơn 2 triệu đồng. Làng, xã thu là tôi bán lúa đóng ngay, không chậm đâu", chị Toàn nói.
Chị
Toàn bảo, nhà chị có 2 sào ruộng. Mỗi vụ thu về chừng 5 tạ lúa. Nếu
tính theo thời giá bây giờ (thóc 6000 đồng/kg) thì có bán sạch sẽ thóc
cũng chỉ được 3 triệu đồng.
"Đóng cho làng xã hơn 2 triệu rồi, số còn lại mua giống má, phân gio còn chẳng đủ", nhẩm tính xong chị Toàn ngồi thừ mặt chán nản.
Trưởng làng Thành Liên, ông Nguyễn Sỹ Thành bảo, cán bộ đến thu chiếc giường
là do chị Toàn... tự nguyện!
là do chị Toàn... tự nguyện!
Trao
đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Sỹ Thành có chuyện cán bộ làng, xã đến
cưỡng chế chiếc giường của gia đình chị Toàn nhằm gây sức ép để gia đình
chị Toàn nộp tiền đóng góp.
Tuy nhiên, ông Thành bảo, việc cưỡng
chế chiếc giường ấy là do chị Toàn… tự nguyện! Theo ông Thành, vụ ấy bởi
muốn đóng nhưng anh Tám không cho nên chị Toàn đã đề xuất với cán bộ
làng thu chiếc giường trên để… răn đe chồng!
(Còn nữa)
Mình tưởng đọc nhầm tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Việc này đúng là phải "đi gặp ông Tây mà hỏi" chứ biết làm sao. Chẳng nhẽ lại đi hỏi đảng và chính phủ?
Trả lờiXóaLâu vẫn nghe tuyên truyền " Đảng lãnh đạo hết thắng lợi này đến thắng lợi khác" Chuyện nhà chị Toàn thế Đảng ở đâu ?? trong số cán bộ đi thu chiếc giường có Đảng viên không ? Trở về thời kỳ cách đây mấy chục năm Phùng Gia Lộc đã có ký sự " Cái đêm hôm ấy đêm gì ?" Cũng khác gì, thậm chí còn tệ hại hơn. Một lũ cường hào mới đang lộng hành ở nông thôn xứ Thanh nghèo khó
XóaXưa tắt đèn thành tối
XóaChị Dậu kia bán chó để chuộc chồng?
Nay 'thày nó " đi đâu để chúng cướp giường của chị
Tắt đèn mà đêm vẫn sáng trong?
dưới ánh sáng ấy chi đi tìm giường đòi lại
Nay Nghị Quế nhiều chó dễ bán hơn chăng?
Sự nghèo khổ như thế này thì chỉ có thể có trong "thiên đường XHCN".
Trả lờiXóaCũng không thể trách chỉ bọn sai nha được, phải trách bọn trên kia.
Trả lờiXóaMà cũng lạ, sao dân mình lại có thể nhẫn nhục đến thế được?
Trả lờiXóaMẹ con chị toàn còn phải gánh một khoản nợ công mấy chục triệu đồng nữa cơ đấy.
Trả lờiXóaNhà em thì nghĩ chị Toàn chẳng có tự nguyện nộp giường đâu. Chị ấy chẳng dại thế, các bác nhẩy!
Trả lờiXóaĐây là cái giường tự nguyện đi từ nhà anh chị Tám đến nhà văn hóa của làng, để... răn đe hai vợ chồng ông bà chủ. Cái giường có 4 chân; nó mà đã tự nguyện đi thì... thì... có làm thủ tướng cũng không cản được (câu này nhà em nghe quen quen nhưng không nhớ "đạo" của ai).
Người ta tự nguyện treo cổ bằng dây điện thoại được, thì cái giường tự nguyện đi cũng chẳng có gì lạ.
bộn cán bộ địa phương thanh hóa bây giờ mất dạy- sai nha và mấy ông vua con từ quan phủ tới lý trưởng- ai ai dẹp hộ tôi cái nạn này với
Trả lờiXóaAI CÒN NHỚ BÀI NÀY KHÔNG- HƠN 600 NĂM RỒI ĐÓ
Xóaquanh năm đồng lúa đỏ như thiêu
khắp chốn kêu sầu nỗi xiết bao
lưới tma quan lại tha hồ vét
mỡ béo dân lành hút đã hao
(cụ nguyễn phi khanh)
Chuyện này gợi nhớ thời nước ta đang mãnh liệt tiến lên XHCN. Khi đó, người anh cả Liên Xô đã sắp xây dựng “thành công” nhà nước CS chủ nghĩa... Để có vật lực để làm điều đó, họ đã biến bộ máy chính quyền thành thành bộ máy trấn lột đúng theo nghĩa đen. Họ không quan tâm đến sự tồn tại, đến vấn đề tái tạo sức lao động của người dân để đến mùa sau có cái mà trấn lột tiếp... Mô tả sinh động nhất điều này là tác phẩm “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của tác giả Phùng Gia Lộc... Thời này “dân chủ” gấp vạn thời đó mà vẫn có hàng triệu người bỏ nước ra đi thì có thể hiểu thời đó cực kỳ rừng rú và cái thời cải cách ruộng đất man rợ thế nào
Trả lờiXóaKhốn nạn hơn cả thời chị Dậu, chị Dậu còn có chó để bán chứ chưa đến nỗi phải lạy quan chừa cái giường cho chồng con ngủ!
Trả lờiXóaMột tầng lớp cường hào mới dã man hơn, vô nhân tính hơn đang hình thành từ các làng quê tăm tối, chúng thấy thượng bất chính nên thi nhau làm loạn mà không sợ ai.!?
"Cướp ngày là quan"
Trả lờiXóaThật đáng ghê tởm!
Mấy thằng cán bộ này đem mà chém đi mới phải đạo
Trả lờiXóaDù sao thì gia cảnh chị Toàn vẫn khá hơn chị Dậu, tức là chưa đến nỗi phải bán ổ chó và cho con gái đi ở đợ. 70 năm dưới chế độ XHCN cũng có khác!
Trả lờiXóaChúng nó ăn cả giường của dân! Ông Trọng ơi, bọn quan chức CS khốn nạn đến thế là cùng, ông ạ.
Trả lờiXóaTrưởng làng này cũng tếu ghê
Trả lờiXóaBảo giường dân nạp mang về vậy thôi
Chắc vì dân chúng quê tôi
Thương ông nghèo rớt mòng tơi mới nhường
Tôi ở miền Nam, đọc xong chỉ biết chửi thề một câu cho hả giận, Đù má...
Trả lờiXóaCon ơi nhớ lấy câu này: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Bài viết là minh họa sinh động nhất.
Trả lờiXóaVợ giác ngộ XHCN hơn chồng, chẳng thà để con nằm dưới đất còn hơn thiếu đóng góp. Đưa chị vợ này lên làm bí thư xã, trưởng thôn thay cho mấy ông kia đi!
Trả lờiXóaMấy chị này không lột đồ bán đi mà nộp thì rồi có ngày cán bộ sẽ đến lột hết cho mà xem ...
Trả lờiXóaĐọc bài này, tôi lại nhớ đến bút ký "Cái đêm hôm ấy...đêm gì" của cố nhà văn Phùng Gia Lộc đăng trên báo Văn Nghệ năm 1988
Trả lờiXóaCòn cái quần đàn bà cũng vơ vét cho bằng sạch sành sanh !
Trả lờiXóaXin tễu cho đăng lauij bài "Cái đêm hôm ấy đêm gì" của Phùng Gia Lộc. Nếu thầy Lê Xuân Kỳ, nguyên phó chủ tịch huyện Thọ Xuân còn, thày nên có vài lời bình phán.
Trả lờiXóaƠn đảng,ơn chính phủ,ơn cấp trên,ơn...đủ thứ.
Trả lờiXóaChiếc giường đã quay về nhà chị Toàn sau một thời gian...tự nguyện đi lên xã.
2 đứa con chị Toàn quả là may mắn,được học tác phẩm Tắt Đèn qua những hình ảnh "trực quan sinh động".
Chị này còn ổ chó con
Trả lờiXóaSao không bán nạp thuế còn dây dưa
Tinh thần vì nước bây giờ
Xem thua chị Dậu ngày xưa rất nhiều
thật là xót xa cho thân phận con người ở quê nghèo VN (đến hơn 80 triệu dân), nếu cái giường này mà biết đi thật ... thì có lẽ nó cũng sẽ đi khỏi mảnh đất này. Vậy mà bà Chi Lan còn hỏi "ai sẽ xây dựng đất nước này"
Trả lờiXóaHạnh phúc, ấm no đến thế là cùng!
Trả lờiXóaChị này có con gái
Trả lờiXóaCố tình để lại nuôi
Nếu học chị Dậu bán
Tiền thuế sao chẳng rồi
Tôi nghĩ tình trạng "sưu cao thuế nặng" trong bài báo là một trong những nguyên nhân khiến cho dân Thanh Hóa đi lao động ở nơi khác mang tiếng xấu "nam thì trộm cắp, nữ cặp bồ" bấy lâu nay.
Trả lờiXóaCăm Phẫn Qúa ! Nhục Nhã Qúa ! hỏi ông Trọng, táng tận lương tâm, tàn nhẫn thế này, mà nó là Nguyện vọng của NDVN và là ước mơ của nhân loại sao ông Trọng ? ... và tội ác này, các ông còn điều hành nó ... và nó sẽ diễn ra quyết liệt hơn cả trăm năm nữa ! như lời ông nói, đứng có mơ, đến hết thế kỷ XXI này, cũng chưa thể hình thành mô hình HXCN đâu nhá !
Trả lờiXóaTôi không thể tin được, cứ tưởng những kí chuyện đại loại như thế này là chỉ xảy ra trong thời phong kiến thôi chứ ! Bà Nội tôi năm nay tuổi của Cụ đã ngoài 90 (gia tộc tôi sinh sống ở SG từ Cụ Cố ) bà Nôi tôi nói, chuyện này chỉ nghe người ta nói, tội ác của PK, chủ yếu ở ngoài mền Bắc thôi, chứ vùng Nam Bộ và SG này, bà chưa thấy tàn nhẫn thế này ! các con tôi thốt lên; thời đại hôm nay, thế kỷ XXI, rồi sao những chuyện phi nhân - thất đức, mất nhân tính thế này, lại cứ diễn ra trên cái vùng đất miền Bắc XHCN ấy nha ? liệu ki "bọn" cai quyền ngoài ấy, về mặt nhân chủng học, Gren có vấn đề gì không ? luôn lý và luật pháp, ở các vùng, miền này, đã bị thiêu rụi, chôn vùi rồi sao ???
ôi ngày xưa họ ka tụng, đánh cho đến cái lai quần cuối cùng và NAY họ tiếp bước hào khí quật cường ấy, cướp cho đến cái .. . lai quần cuối cùng !!!
Kỵ nhất trên đời giường phụ nữ
Trả lờiXóaKhi thì đẻ đái, lúc thì kinh
Ơ hay cái lão Thành kia nhĩ
Lại rước về không sợ ám mình
Không thể tưởng tượng nổi -CNXH dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng CSVN thế này ư ?Kinh hoàng quá-khủng khiếp quá ///
Trả lờiXóaBác Thành mặt mũi phương phi
Trả lờiXóaMà hay ăn bẩn cực kỳ thế sao
Bác này viết cốt đùa nhau
Chứ giường phụ nữ quỷ sao rước về
Bài này bên Soha.vn đã gỡ xuống rồi. Đọc bài báo này nhớ "Cái đêm hôm ấy đêm gí" của Phùng Gia Lộc
Trả lờiXóaBọn khốn nạn đến thế là cùng. Cũng tại dân mình một số nơi hiền quá cơ, phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau, mạnh mẽ lên tiếng trước những cái sự khốn nạn của bọn cán bọ ( giòi) núp bóng chính quyền để làm càn. Đoàn kết luôn là sức mạnh của Dân ta.
Trả lờiXóaTừ Cái đêm hôm ấy đêm gì ? của Phùng Gia Lộc 1986 đến nay đã
Trả lờiXóa30 năm, Thanh Hóa vẫn vậy. Xót thương cho dân Thanh Hóa ! Cường hào ác bá thời nay gian ác tàn bạo và thủ đoạn hơn thời xưa !
Nếu đảng và chính quyền còn muốn lấy lại được lòng tin của nhân dân thì hãy trừng trị ngay đám cường hào ác bá này. Hay cách chức ngay lập tức trưởng thôn, bí thư và chủ tịch xã, bí thư và chủ tịch huyện đã để xay ra tình trạng này. Bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch tỉnh Thanh Hoá phải nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo và nếu để xảy ra vụ việc tương tự sẽ bị cách chức.
Trả lờiXóa