Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

SỰ THẬT VỀ ĐỘ AN TOÀN CỦA HẢI SẢN Ở HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH

Sự thật về độ an toàn của hải sản ở Hà Tĩnh, Quảng Bình

FB Bạch Hoàn
24-8-2016

Theo báo cáo dưới đây, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh đã lấy 9 mẫu thủy hải sản vào ngày 5-8 tại Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm như sau:

Ảnh: FB Bạch Hoàn

– 01 mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0,79mg/kg, vượt ngưỡng giới hạn cho phép là 0,05 mg/kg.

– 05 mẫu hải sản bị phát hiện có Cyanua, gồm: Cá mỏ neo là 3,9mg/kg; cá đuối, ghẹ ba mắt là 0,8mg/kg; hai mẫu cá khác hàm lượng 0,5-0,6mg/kg.

– 03 mẫu hải sản bị phát hiện có chưa phenol với hàm lượng cao: cá đuối là 14mg/kg, ghẹ ba mắt là 10mg/kg và cá man là 8,3mg/kg.

Đó là chưa kể, một mẫu ghẹ ở Quảng Bình còn phát hiện hàm lượng phenol tới 67mg/kg.

Điều kỳ lạ là, hôm qua và hôm nay, trên báo chí, Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, thuộc Bộ Y tế lại công bố trong 18 mẫu hải sản kiểm nghiệm ở bốn tỉnh miền Trung, chỉ có 01 mẫu vượt giới hạn cho phép về hàm lượng kim loại nặng.

Cơ quan này không nói gì đến các mẫu hải sản kiểm nghiệm có chứa Phenol và Cyanua trong hải sản với những hàm lượng nêu trên. Trong khi hai chất này liên quan trực tiếp đến vụ việc gắn với Formosa và là chất không được phép có trong thực phẩm.

Chưa kể, tháng 7 vừa qua, có 7/27 mẫu thủy sản kiểm nghiệm cho kết quả bị nhiễm kim loại nặng. Tương đương tỉ lệ ô nhiễm kim loại nặng tới 25,9%. Thế nhưng, hoàn toàn không thấy ai công bố, dù chính họ nói, chỉ một mẫu dư lượng cao cũng đã là nguy hiểm. Mãi đến tận hôm nay, một tháng sau người dân mới được biết một phần sự thật.

Có ai trả lời giúp tôi, vì sao lại như vậy?

Nguồn ảnh: FB Bạch Hoàn

____

FB Ngọc Vinh
BIẾT TIN AI BÂY GIỜ NHÀ NƯỚC ƠI?

24-8-2016

Hai đơn vị, một thuộc tỉnh là Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh và một thuộc quốc gia là Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, thuộc Bộ Y tế cho ra hai kết quả kiểm nghiệm hải sản trái ngược nhau:

Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh đã lấy 9 mẫu thủy hải sản vào ngày 5-8 tại Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh để kiểm nghiệm. Kết quả:

– 01 mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0,79mg/kg, vượt ngưỡng giới hạn cho phép là 0,05 mg/kg.

– 05 mẫu hải sản bị phát hiện có Cyanua, gồm: Cá mỏ neo là 3,9mg/kg; cá đuối, ghẹ ba mắt là 0,8mg/kg; hai mẫu cá khác hàm lượng 0,5-0,6mg/kg.

– 03 mẫu hải sản bị phát hiện có chưa phenol với hàm lượng cao: cá đuối là 14mg/kg, ghẹ ba mắt là 10mg/kg và cá man là 8,3mg/kg.

Đó là chưa kể, theo báo Người đưa tin, một mẫu hải sản ở Quảng Bình còn phát hiện hàm lượng phenol tới 67mg/kg.

Trong khi đó, hôm qua và hôm nay, trên báo chí, Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, thuộc Bộ Y tế lại công bố trong 18 mẫu hải sản kiểm nghiệm ở bốn tỉnh miền Trung, chỉ có 01 mẫu vượt giới hạn cho phép về hàm lượng kim loại nặng.

Từ hai kết quả ” ông nói gà bà nói vịt” này, xem ra mục tiêu “đem lại niềm tin cho dân” của anh Phúc rất khó đạt được hỉ?

______

FB Việt Thắng

BIỂN SẠCH SAO CÁ NHIỄM ĐỘC?

24-8-2016

Bộ TNMT vô tận Quảng Trị, tưng bừng công bố vùng biển bốn tỉnh miền trung cơ bản là sạch. Sạch trong bơi lội thể thao, sạch trong nuôi trồng…Và để chứng minh hùng hồn cho công bố đó thì lãnh đạo bộ này đã nhảy tùm xuống tắm, bất chấp cả mưa to như trút.

Trong lúc lãnh đạo bộ đang thị phạm trên biển thì rất chi là lạnh lùng, rất chi là ngại ngùng, Viện kiểm nghiệm VSATTP có công văn khẳng định mẫu cá từ Hà Tĩnh… nhiễm độc.

Cụ thể, mẫu cá lấy từ Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên và tại biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm 9/8 vượt ngưỡng cho phép với các chất Cadimin, Phenol, Cyanua.

Hèn chi trong cuộc công bố khi được hỏi rằng, đã ăn cá được chưa, thì ai nấy có vẻ như bị…ngọng.

Và, số mẫu này không phải lưu kho mà đã lưu thông trên thị trường. Nghĩa là cá nhiễm độc nguy hiểm đấy đã vào bụng cần lao nhiều lắm rồi.
 

3 nhận xét :

  1. Thì vẫn tin nhà nước như mọi khi thôi. Nhà nước vẫn "nói thật" như mọi khi mà.

    Trả lờiXóa
  2. Biển nó tự sạch rồi. Người Nhật phải mất 23 năm để đánh bắt tiêu hủy hết số cá đã nhiểm độc, đồng thời mất 14 năm ròng rã để nạo vét và sử lý số bùn nhiễm độc dưới vịnh Manamata (kinh phí 48,5 tỷ yen)
    Biển VN nó tự sạch rồi Trời ạ

    Trả lờiXóa
  3. Biển nó tự sạch rồi. Người Nhật phải mất 23 năm để đánh bắt tiêu hủy hết số cá đã nhiểm độc, đồng thời mất 14 năm ròng rã để nạo vét và sử lý số bùn nhiễm độc dưới vịnh Manamata (kinh phí 48,5 tỷ yen)
    Biển VN nó tự sạch rồi Trời ạ

    Trả lờiXóa