Mỗi bộ một số liệu thống kê,
Thứ Ba, ngày 16/8/2016 - 15:45
(PLO)- Nhiều người không tin vào số liệu thống kê, chẳng hạn như GDP bình quân đầu người của Việt Nam có phải hơn 2.000 USD không?
Đây là những băn khoăn của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ra tại buổi làm việc với Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) diễn ra vào ngày 16-8.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng dù ngành thống kê cả nước đã có những nỗ lực trong việc tổng hợp, phân tích, dự báo số liệu thống kê nhưng nhìn chung chưa bao quát được phạm vi thống kê đầy đủ. Nhất là các số liệu thống kê thu nhập bình quân đầu người, số liệu dân số, việc làm, lao động, chi phí không chính thức, số liệu xuất nhập khẩu,...
(PLO)- Nhiều người không tin vào số liệu thống kê, chẳng hạn như GDP bình quân đầu người của Việt Nam có phải hơn 2.000 USD không?
Đây là những băn khoăn của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ra tại buổi làm việc với Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) diễn ra vào ngày 16-8.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng dù ngành thống kê cả nước đã có những nỗ lực trong việc tổng hợp, phân tích, dự báo số liệu thống kê nhưng nhìn chung chưa bao quát được phạm vi thống kê đầy đủ. Nhất là các số liệu thống kê thu nhập bình quân đầu người, số liệu dân số, việc làm, lao động, chi phí không chính thức, số liệu xuất nhập khẩu,...
.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn chứng trong mỗi cơ quan, bộ ngành lại đưa các số liệu thống kê khác nhau trong cùng một đối tượng, chẳng hạn như số liệu việc làm, lao động do Bộ LĐ-TB&XH đưa ra một con số nhưng Tổng cục Thống kê lại báo cáo con số khác; hoặc Bộ NN&PTNT cho biết xuất khẩu thịt heo qua biên giới khoảng 200.000 tấn nhưng Bộ Công Thương lại thông tin 300.000 tấn. Hay như GDP bình quân đầu người của Việt Nam có phải hơn 2.000 USD không?
"Mỗi bộ đưa ra một con số khiến Chính phủ không biết tin ai, điều hành như thế nào?" - Phó Thủ tướng nêu thực tế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh ngành thống kê trong mọi thời kỳ phải phấn đấu nâng cao chất lượng và độ tin cậy của chỉ tiêu thống kê và coi đây là công việc có tính chất quyết định tới vai trò của ngành đối với xã hội và nền kinh tế. “Không có thông tin thì không thể ra quyết định được” - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho rằng con số thống kê phải biết nói, cơ quan thống kê không chỉ dừng lại ở cung cấp số liệu mà phải biến số liệu đó dự báo, phân tích, định hướng, giúp Chính phủ có thông tin điều hành chính xác.
Bên cạnh đó, ngành thống kê phải tiếp cận theo hướng hiện đại, chất lượng hiệu quả trên bốn phương diện: Đồng bộ hóa, chuẩn hóa, quy trình hóa và tin học hóa. Quá trình tổng hợp, phân tích, dự báo cần phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Quan trọng hơn, Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan thống kê cứ mạnh dạn công bố công khai, minh bạch số liệu kinh tế - xã hội. Điều này sẽ làm cho người dân tin vào cán bộ, tin vào thống kê. Nếu số liệu càng mập mờ sẽ khiến người dân càng nghi ngờ.
Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Bích lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đề xuất phương án từ năm 2017 Tổng cục Thống kê sẽ trực tiếp tính toán và công bố số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, TP (GRDP).
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu phương án này thật kỹ bởi nếu Tổng cục Thống kê thực hiện công việc trên cho các tỉnh, TP thì 63 Cục Thống kê địa phương cùng hệ thống thống kê cấp huyện, xã sẽ làm gì?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nếu số liệu thống kê càng mập mờ
sẽ khiến người dân càng nghi ngờ. Ảnh: TP
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn chứng trong mỗi cơ quan, bộ ngành lại đưa các số liệu thống kê khác nhau trong cùng một đối tượng, chẳng hạn như số liệu việc làm, lao động do Bộ LĐ-TB&XH đưa ra một con số nhưng Tổng cục Thống kê lại báo cáo con số khác; hoặc Bộ NN&PTNT cho biết xuất khẩu thịt heo qua biên giới khoảng 200.000 tấn nhưng Bộ Công Thương lại thông tin 300.000 tấn. Hay như GDP bình quân đầu người của Việt Nam có phải hơn 2.000 USD không?
"Mỗi bộ đưa ra một con số khiến Chính phủ không biết tin ai, điều hành như thế nào?" - Phó Thủ tướng nêu thực tế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh ngành thống kê trong mọi thời kỳ phải phấn đấu nâng cao chất lượng và độ tin cậy của chỉ tiêu thống kê và coi đây là công việc có tính chất quyết định tới vai trò của ngành đối với xã hội và nền kinh tế. “Không có thông tin thì không thể ra quyết định được” - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho rằng con số thống kê phải biết nói, cơ quan thống kê không chỉ dừng lại ở cung cấp số liệu mà phải biến số liệu đó dự báo, phân tích, định hướng, giúp Chính phủ có thông tin điều hành chính xác.
Bên cạnh đó, ngành thống kê phải tiếp cận theo hướng hiện đại, chất lượng hiệu quả trên bốn phương diện: Đồng bộ hóa, chuẩn hóa, quy trình hóa và tin học hóa. Quá trình tổng hợp, phân tích, dự báo cần phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Quan trọng hơn, Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan thống kê cứ mạnh dạn công bố công khai, minh bạch số liệu kinh tế - xã hội. Điều này sẽ làm cho người dân tin vào cán bộ, tin vào thống kê. Nếu số liệu càng mập mờ sẽ khiến người dân càng nghi ngờ.
Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Bích lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đề xuất phương án từ năm 2017 Tổng cục Thống kê sẽ trực tiếp tính toán và công bố số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, TP (GRDP).
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu phương án này thật kỹ bởi nếu Tổng cục Thống kê thực hiện công việc trên cho các tỉnh, TP thì 63 Cục Thống kê địa phương cùng hệ thống thống kê cấp huyện, xã sẽ làm gì?
TRÀ PHƯƠNG
Thống kê là kê khống!
Trả lờiXóaÔng phó thủ tướng nói chuyện này nó hơi xưa!
Trả lờiXóaAi mà tin!
Từ chuyện nhỏ còn chưa tin, nói gì đến chuyện thống kê cấp nhà nước!
Không có người đàng hoàng thì đừng mong có việc đáng tin cậy!
Thế thôi!
Nói dối là bản chất của công tác tuyên truyền thì cần gì thống kê xác thực.
Trả lờiXóaThể chế thế này làm sao có con số có độ tin cậy được. Nói mấy vấn đề cụ thể: Cách đây hơn chục năm, cô SuSana của IMF cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam công bố thường cao hơn thực tế khoảng 2%, thông tin này đến tận Thủ tướng hẳn hoi. Chuyện nực cười GDP của các tỉnh công bố thường là 2 con số trong khi đó GDP của cả nước chỉ dăm bẩy phần trăm, nhưng người ta cứ vô tư dùng để phân tích này nọ trong các kỳ ĐẠI HỘI. Hoặc như tổ chức quốc tế xác định tỷ lệ thất ngiệp của Việt Nam đến 25%, nhưng con số của ta công bố chỉ vài %. Kể ra thì nhiều, thế mà không đảm bảo tính độc lập của nó về tổ chức lại để nó là một đơn vị thưộc bộ Kế hoạch và đầu tư. Nó phải là một ngành độc lập thuộc Chính phủ, thậm chí thuộc Quốc hôi may ra nó sẽ khách quan hơn.
Trả lờiXóaTừ thế kỷ XV một nhà thống kê người Anh Uliam Petti đã ví von: thứ tự sự dối trá từ thấp đến cao là: nói dối thường, nói dối trứng trợn, và cao nhất là nói dối của thống kê. Cho nên những người dùng con số thống kê cần thiết phải có đánh giá độ tin cậy.
Nói láo như vẹm và ăn cướp trắng trợn như rươi thì ai mà còn tin nữa!
Trả lờiXóaPhải hiểu cho đúng sự thật . Thống kê ở VN có định hướng XHCN của Đảng thì làm sao đúng nghĩa thống kê được ?
Trả lờiXóaBảo tin sao được mà tin
Trả lờiXóaMười lời lếu láo quàng xiên cả mười
Nói ngược thì sẽ làm xuôi
Nói xuôi làm ngược quá trời dối gian