Thêm siêu dự án thép
ven biển 10 tỷ USD
Tuổi trẻ
26/08/2016 09:57 GMT+7
Tuổi trẻ
26/08/2016 09:57 GMT+7
TS Nguyễn Quang A: PHẢI NGỪNG NGAY! Việt Nam không cần công nghiệp kiểu này, ngay cả khi sự ô nhiễm được kiểm soát.
Nhưng chắc chắn sẽ có hệ quả khôn lường với môi trường (tốn năng lượng, nước, ...) và chúng ta không cần thêm một Fomosa nữa.
TTO - Một dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm đang được tính toán xây dựng tại hai xã Phước Diêm và Cà Ná (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Khu vực cảng Thương Diêm (xã Phước Diêm, Thuận Nam, Ninh Thuận) sẽ nằm trong dự án của Tập đoàn Hoa Sen - Ảnh: TRUNG TÂN
Theo dự thảo thỏa thuận hợp tác chiến lược với UBND tỉnh Ninh Thuận, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) dự kiến đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận có vốn đầu tư lên tới 10,6 tỉ USD (hơn 230.000 tỉ đồng), công suất 16 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, HSG dự tính đầu tư thêm bốn dự án: hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, nhà máy sản xuất ximăng; nhà máy nhiệt điện - năng lượng tái tạo cùng một nhóm dự án khai thác khoáng sản, vận chuyển, kho bãi, khách sạn du lịch...
1.500ha khép kín
Chủ đầu tư cho hay dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận mục tiêu sẽ xây dựng, vận hành và khai thác theo công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất khép kín. Khi dự án đi vào hoạt động, quy trình sản xuất sẽ được khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào (gồm quặng sắt, than, đá, đá vôi...) đến việc sản xuất các loại sản phẩm thép thành phẩm, bán thành phẩm (như thép xây dựng, thép hình, thép chế tạo...) và các sản phẩm phát sinh (ximăng, điện).
HSG cũng dự tính xây cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận với quy mô 25 bến tàu, lưu lượng vận tải hàng hóa 53 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 300.000 DWT trên tổng diện tích hơn 100ha, dùng để làm bến nhập than, xuất thép. Vốn đầu tư của dự án này cần khoảng 804 triệu USD nữa.
Ông Phạm Văn Hậu - phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - cho biết dự án của HSG sẽ được triển khai trên diện tích đất 1.500ha. Hiện chủ đầu tư đang làm các thủ tục để xin cấp phép đầu tư, tiến hành các bước đánh giá tác động môi trường, khảo sát thực địa.
PGS Nguyễn Sơn Lâm (bộ môn kỹ thuật gang thép Đại học Bách khoa Hà Nội):
Cán bộ phê duyệt phải có trách nhiệm
Đã làm luyện kim phải để ý đến môi trường. Cam kết là một chuyện, vấn đề là họ có làm đúng cam kết và có cơ chế đảm bảo không.
Muốn đầu tư đảm bảo môi trường sẽ phải thêm tiền, đó là câu chuyện về đạo đức kinh doanh.
Rút kinh nghiệm từ bài học Formosa, để thực hiện dự án này, các cán bộ phê duyệt phải có trách nhiệm.
Đánh giá tác động môi trường phải làm bài bản, mời chuyên gia có trình độ, tổ chức thành hội đồng, các bộ ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ.
Tôi lưu ý là phải làm rõ nguồn gốc thiết bị, nói là của nước ngoài nhưng là của nước nào, chất lượng, tiêu chuẩn thế nào, mức độ ảnh hưởng môi trường ra sao.
Ngọc An
Sẽ triển khai đầu năm 2017
Trả lời Tuổi Trẻ, một lãnh đạo vụ chuyên môn của Bộ Công thương xác nhận dự án khu liên hợp luyện cán thép mà HSG đề xuất “đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Bộ Công thương đang tiến hành bổ sung dự án vào quy hoạch, trong tuần này sẽ hoàn thiện”.
Theo vị này, dự án khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná dự tính được tiến hành trong nhiều giai đoạn, kéo dài đến năm 2025-2030.
Giai đoạn 1, tổ hợp này sẽ đưa vào vận hành 3-4 lò cao, mỗi lò có công suất 1,5 triệu tấn thép/năm. Dự kiến đến năm 2020, tổ hợp thép cán của Hoa Sen sẽ cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn thép. Tổng số lò cao dự kiến của toàn dự án lên tới 10 lò.
Trước băn khoăn VN đã có những dự án thép lớn, công suất sản xuất thép dư thừa sao vẫn ưu đãi đầu tư thêm siêu dự án, vị lãnh đạo Bộ Công thương nêu với mức tăng trưởng bình quân 6%/năm, dự báo ngay cả khi Formosa đi vào hoạt động giai đoạn 1, đến năm 2020 VN vẫn thiếu hụt 15 triệu tấn và năm 2025 thiếu hụt hơn 22 triệu tấn thép.
Nói về dự án này, ông Phạm Văn Hậu khẳng định: quan điểm của tỉnh rất rõ ràng, môi trường là quan trọng hàng đầu.
Tỉnh sẽ giám sát về công nghệ, vấn đề xử lý môi trường theo quy định. Bà Lê Thị Thanh Thủy - giám đốc Văn phòng phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận - cho biết theo kế hoạch, HSG sẽ triển khai dự án ngay đầu năm 2017. Bà Thủy nói HSG đang nộp hồ sơ và “đánh giá tác động môi trường thì làm song song”.
Hiện nay, HSG đang xin khảo sát thực địa trên nền dự án của Vinashin, dự kiến có mở rộng thêm.
Phải thận trọng
Mặc dù cho rằng dự án thép của HSG là cần thiết nhưng trả lời câu hỏi về tác động đến môi trường, vị lãnh đạo cấp vụ của Bộ Công thương cho rằng “đây là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - môi trường”. Về công nghệ, vị lãnh đạo Bộ Công thương công nhận “công nghệ lò cao không có gì mới”, có tới 71% nhà sản xuất thép đang sử dụng công nghệ này.
Trước thông tin siêu dự án thép Cà Ná, ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật đúc - luyện kim VN, nói khi sử dụng công nghệ lò cao sẽ không chỉ phải kiểm soát xả thải môi trường giống như câu chuyện Formosa mà còn liên quan đến khí thải, hiệu ứng nhà kính và nhiều vấn đề khác...
Ông Cường cho rằng với thông tin của dự án như hiện nay, chưa thể nói được gì nhiều. “Tuy nhiên, cần xem xét và rút kinh nghiệm bài học Formosa. Cần phải có hẳn hội đồng kỹ thuật, phải xem xét tất cả các mặt, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các nguy cơ về môi trường” - ông Cường nói.
Còn ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, cho rằng không thể lạc quan về khả năng tiêu thụ khi thép đang dư thừa. Ông Sưa nói các nhà đầu tư phải thận trọng trong bối cảnh thị trường thế giới đang dư thừa thép. Về quản lý nhà nước, ông Sưa đề nghị cần siết chặt quy định môi trường, có cơ chế để doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định môi trường.
“Nếu xảy ra sự cố môi trường, tôi giao hết tài sản cho Nhà nước”
Theo vị này, dự án khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná dự tính được tiến hành trong nhiều giai đoạn, kéo dài đến năm 2025-2030.
Giai đoạn 1, tổ hợp này sẽ đưa vào vận hành 3-4 lò cao, mỗi lò có công suất 1,5 triệu tấn thép/năm. Dự kiến đến năm 2020, tổ hợp thép cán của Hoa Sen sẽ cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn thép. Tổng số lò cao dự kiến của toàn dự án lên tới 10 lò.
Trước băn khoăn VN đã có những dự án thép lớn, công suất sản xuất thép dư thừa sao vẫn ưu đãi đầu tư thêm siêu dự án, vị lãnh đạo Bộ Công thương nêu với mức tăng trưởng bình quân 6%/năm, dự báo ngay cả khi Formosa đi vào hoạt động giai đoạn 1, đến năm 2020 VN vẫn thiếu hụt 15 triệu tấn và năm 2025 thiếu hụt hơn 22 triệu tấn thép.
Nói về dự án này, ông Phạm Văn Hậu khẳng định: quan điểm của tỉnh rất rõ ràng, môi trường là quan trọng hàng đầu.
Tỉnh sẽ giám sát về công nghệ, vấn đề xử lý môi trường theo quy định. Bà Lê Thị Thanh Thủy - giám đốc Văn phòng phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận - cho biết theo kế hoạch, HSG sẽ triển khai dự án ngay đầu năm 2017. Bà Thủy nói HSG đang nộp hồ sơ và “đánh giá tác động môi trường thì làm song song”.
Hiện nay, HSG đang xin khảo sát thực địa trên nền dự án của Vinashin, dự kiến có mở rộng thêm.
Phải thận trọng
Mặc dù cho rằng dự án thép của HSG là cần thiết nhưng trả lời câu hỏi về tác động đến môi trường, vị lãnh đạo cấp vụ của Bộ Công thương cho rằng “đây là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - môi trường”. Về công nghệ, vị lãnh đạo Bộ Công thương công nhận “công nghệ lò cao không có gì mới”, có tới 71% nhà sản xuất thép đang sử dụng công nghệ này.
Trước thông tin siêu dự án thép Cà Ná, ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật đúc - luyện kim VN, nói khi sử dụng công nghệ lò cao sẽ không chỉ phải kiểm soát xả thải môi trường giống như câu chuyện Formosa mà còn liên quan đến khí thải, hiệu ứng nhà kính và nhiều vấn đề khác...
Ông Cường cho rằng với thông tin của dự án như hiện nay, chưa thể nói được gì nhiều. “Tuy nhiên, cần xem xét và rút kinh nghiệm bài học Formosa. Cần phải có hẳn hội đồng kỹ thuật, phải xem xét tất cả các mặt, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các nguy cơ về môi trường” - ông Cường nói.
Còn ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, cho rằng không thể lạc quan về khả năng tiêu thụ khi thép đang dư thừa. Ông Sưa nói các nhà đầu tư phải thận trọng trong bối cảnh thị trường thế giới đang dư thừa thép. Về quản lý nhà nước, ông Sưa đề nghị cần siết chặt quy định môi trường, có cơ chế để doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định môi trường.
“Nếu xảy ra sự cố môi trường, tôi giao hết tài sản cho Nhà nước”
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) LÊ PHƯỚC VŨ đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ.
* Tại sao ông chọn một địa điểm có vị trí ven biển để làm thép?
- Nếu không đưa thép vào Ninh Thuận thì tỉnh này khó có được ngành công nghiệp nào để đột phá. Ninh Thuận chỉ có khí hậu quanh năm khô hạn, không thể phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, theo các công ty tư vấn mà chúng tôi đang làm việc, Ninh Thuận không chỉ là điểm làm thép tốt nhất VN mà còn nhất Đông Nam Á, thậm chí cả thế giới.
Nơi đây có cảng nước sâu đến 20m, đón được tàu tải trọng 200.000 - 300.000 tấn, giúp cho việc sản xuất quặng sắt giảm được khoảng 5 USD/tấn. Tôi cũng nghĩ VN cần phải có một tổ hợp thép do doanh nghiệp VN làm chủ để bảo đảm nguồn vật liệu cơ bản cho công nghiệp, hạ tầng... Hiện nay VN phải nhập thép hàng tỉ USD/năm.
* Cơ sở nào để HSG bảo đảm không xảy ra sự cố môi trường?
- Dự án của HSG do đang xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, nên trước mắt chỉ có thể nói sẽ xử lý theo công nghệ hoàn toàn khác Formosa. Chúng tôi sẽ xây hồ chứa sinh học rộng 20-30ha để xử lý nước đến khi đạt chuẩn, sau đó tái sử dụng. Tuyệt đối không để một giọt nước chưa xử lý nào lọt ra biển.
Các công đoạn sản xuất khác có thể tạo ra ô nhiễm như luyện cốc sẽ dùng công nghệ sạch và mới nhất: thu hồi toàn bộ khí thải, sau đó dùng cho phát điện. HSG cũng không sử dụng công nghệ dập cốc ướt, mà sử dụng công nghệ cốc khô để thu hồi toàn bộ chất thải và khí thải. Cái này khác hoàn toàn Formosa.
Hiện chúng tôi đã thuê Công ty tư vấn GMC (Mỹ) lựa chọn công nghệ, giải pháp, giám sát, nghiệm thu thiết bị… để đảm bảo đáp ứng hoặc đáp ứng tốt hơn các quy chuẩn nghiêm ngặt của Chính phủ. Chúng tôi cũng sẽ mời các cơ quan quản lý về môi trường không chỉ của tỉnh, mà cả đơn vị thuộc các bộ tham gia dự án ngay từ đầu để bảo đảm về mặt công nghệ, giải pháp suốt quá trình thực hiện dự án.
Bằng đạo đức của mình, nếu dự án của chúng tôi xảy ra tình trạng tương tự như của Formosa, tôi khẳng định và cam kết những cổ phần, tài sản đang có của tôi ở Tập đoàn Hoa Sen tôi sẽ giao hết cho Nhà nước.
* Kinh phí HSG chi ra cho hạng mục xử lý ô nhiễm môi trường là bao nhiêu?
- Đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường của ngành thép ước trên 20% tổng vốn đầu tư dự án. Để bảo đảm môi trường, chúng tôi sẽ chia nhỏ dự án thành từng giai đoạn. Ví dụ giai đoạn 1 là 1 triệu tấn thép, giai đoạn 2 là 3 triệu tấn/năm. Khi nào giai đoạn 1 đưa vào vận hành và kiểm soát được tối đa vấn đề môi trường, các tiêu chuẩn đều đạt mới tiến hành giai đoạn tiếp theo.
Với chúng tôi, khâu luyện cốc chỉ sẽ được đầu tư khi nào công suất đạt được 3-5 triệu tấn. Giai đoạn đầu chúng tôi sẽ nhập cốc từ nước ngoài.
T.V.NGHI thực hiện
Thôi,thôi các ông ơi,tàn sát dân VN đến như thế,các ông chưa hả dạ sao ???????????????????????????????????????????????????????????????
Trả lờiXóaTôi xin lỗi trước các bạn đọc vì tôi không nhớ rõ lắm , một phần do thời gian đã quá lâu rồi . Vấn đề đó như sau : Khi dự án bô xít Tây Nguyên bị các nhà khoa học và nhân dân phản đối thì một ông bộ trưởng hay thứ trưởng nào đó cũng có câu nói tương tự như cái ông Nguyễn Văn Sưa , rằng : " Nếu bô xít TN xảy ra sự cố về môi trường thì tôi xin đi tù " Nếu ai nhớ chính xác thì cho tôi biết nha . Cám ơn .
Trả lờiXóaTôi xin lỗi vì viết lộn tên người , đúng ra phải viết là :Lê Phước Vũ thay cho Nguyễn Văn Sưa .
XóaViệt Nam, đúng hơn nhân dân Việt nam không cần loại công nghiệp bẩn tiêu tốn rất nhiều năng lượng (điện, than), thải khí cabon và các khí độc ra môi trường. Đặc biệt lượng thép trên thế giới và ở Việt Nam đa dư thừa, Hiệp hội thếp Việt nam đã phải kêu cứu Boj Công thương áp dụng hàng rào thuế quan để cứu thép vậy sao lại còn tiếp tực đầu tư dự án khủng này. Nếu đầu tư công nghệ sạch, có hàm lượng chất xám cao dân Việt Nam OK ngay không phải bàn. Xin đừng làm ô nhiễm môi trường sống của người dân nghèo khó nữa.
Trả lờiXóaXin đừng hứa nữa, hãy thương lấy dân!
Trả lờiXóaLạ thật. Những điều lạ lùng không thể giải thích nổi nhưng vẫn được nhà nước Việt Nam coi là chuyện không có gì.
Trả lờiXóa- Điều lạ thứ nhất:
Formosa chưa đi vào hoạt động chính thức mà nước thải đã gây chết biển ở cả 4 tỉnh Miền Trung, còn chất thải rắn thì thuê chở rải khắp cả nước từ Đà Nẵng đến Phú Thọ. Vậy khi Formosa chính thức đi vào hoạt động thì bao nhiêu tỉnh ven biển sẽ tiếp tục bị đầu độc và chất thải rắn sẽ chở đi đâu cho hết.
- Điều lạ thứ hai:
Sau khi phát hiện Formosa thuê các công ty VN chở chất thải rắn đi chôn khắp nơi, chính quyền Việt Nam đã cho thu gom lại, nhưng số chất thải rắn đó đang được "bảo quản" ở đâu? nếu sau này phát hiện thêm thì có chở về để tập trung chất thành "núi" không?
- Điều lạ thứ ba:
Nghe nói THÉP là mặt hàng cả thế giới đang "khủng hoảng thừa", nhiều nước đã tạm dừng sản xuất vì càng sản xuất càng lỗ, vậy Formosa đầu tư nhà máy thép vào VN với mục đích gì? Để hàng năm nhận hoàn thuế GTGT từ chính phủ VN? Hay để làm cơ sở "nhập" chất thải rắn của Formosa đang chất đống hơn 6000 tấn ở Đài Loan đem rải dần trên đất VN trong 70 năm? Hay là cả hai mục đích trên? Chỉ có Formosa mới trả lời được, còn chính phủ Vn thì đã bị "cục tiền" chặn ngang họng rồi.
- Điều lạ thứ tư:
Đã có một Formosa cho thấy sự quản lý yếu kém và tắc trách của chính quyền VNủ, đã có bao nhiêu dự án "càng làm càng sai" rồi, thế nhưng đảng ta vẫn không chịu mở to con mắt để thấy, dỏng cao đôi tai để nghe mà vẫn tiếp tục xây dựng nhà máy thép ở Ninh Thuận thì hết thuốc chữa.
Có thể tin lời nói "không đánh đổi môi trường lấy kinh tế" của Nguyễn Xuân Phúc hôm 10 tháng 8 vừa qua tại Quảng Ngãi không? Câu trả lời là: KHÔNG TIN THẰNG NÀO CẢ
Các bác cứ xây đi vô tư đi nhá , nhà em ủng hộ hết mình luôn .
Trả lờiXóaÔ nhiễm môi trường ? Chưa bằng người anh em bên đại lục mà , cứ phấn đấu ô nhiễm môi trường bằng bên Tàu đại lục là được .
Kêu ca gì hả , ác giả ác báo thôi chỉ tội cho đám dân Chàm không gieo quả đắng nhưng lại nhận trái đắng
phát triển công nghiệp du lịch khu vực bình thuận, ninh thuận mang lại lợi ích lâu dài gấp nhiều lần công nghiệp nặng
Trả lờiXóaNgông cuồn, lập dự án rồi bán cho Tàu, thực hiện di chuyển các ngành công nghiệp nặng gây ô nhiểm cho nước Tàu. Hoa Sen đầu tư ở khu kinh tế nhơn hội Bình định nữa kìa, nơi mà vừa rồi dẹp dự án lọc dầu 30ty đô đó. Thiếu ngoại tệ nên dùng loại này tiếp tay qua mắt dân lành. Mẹ nó.
Trả lờiXóaTôi tán thành cmt của bạn.Tôi tin Lê phước Vũ chạy dự án và sau đó hắn sẽ bán cho Tàu.
XóaTài sản của hắn chưa tới 1 tỉ đô,vậy còn hơn 9 tỉ nữa hắn mò ở mô mà có.Taiwan mà chưa có công nghệ tiên tiến thì hắn là cái quái gì mà đảm bảo chuyện này kia.
Tôi phản đối dự án quan ăn và dân chết này.
Kiểm tra xem "Tập đoàn Hoa Sen" có bao nhiêu cổ phần của tàu khựa. Nhìn mặt cha Lê Phước Vũ này trông cũng giống chú "chiệc" lắm.
Trả lờiXóaThưa ông Vũ, tôi là một Phật tử, trước nay tôi rất kính trọng ông, một người đã vận dụng tốt những điều Phật dạy vào kinh doanh và thành công.Thời gian qua ông quá khéo léo để ''kinh doanh lòng từ bi'' của mình, nay chiết mặt nạ ấy đã bị các Hộ Pháp Phật lật tảy. Địa ngục đang chờ ông.Tôi chuẩn bị xây nhà, định mua tole Hoa Sen của ông, nay TẢY CHAY và bảo bạn bè, người thân cùng TẢY CHAY tole Hoa sen: Mái ấm của địa ngục.
Trả lờiXóaQuái, gang thép Thái Nguyên đang lỗ chỏng vó, mỗi năm nhà nước tốn hàng nghìn tỉ; gang thép Formosa chưa hoạt động đã gây thiệt hại hàng nghìn tỉ tiền thuế của dân và hủy hoại môi trường; nay lại cái gang thép Hoa Sen... Sao mà máu làm gang thép thế, trong khi gang thép thế giới đang ế ẩm và thua lỗi? Có điều gì mờ ám ở đây? Nhưng chí ít, chung ta đều thấy điểm chung tại 3 dự án này: Yếu tố Trung Quốc!
Trả lờiXóaKhông rõ bac Vũ đem đi đâu môi năm 10 tr tấn xi quặng sắt và xỉ than luyện gang thép. nếu dự án triển khai bờ biển Ninh thuận đẹp như thế trở thành một núi xỉ cạnh các resort du lịch chăng?
Trả lờiXóaGang thép là ngành các nước thải loại Việt nam rước về làm gì nhất là vào vùng biển đẹp nhất cả nước
Ninh thuận cần công nghiệp để làm gi???
Tôn Hoa sen toàn dung thiết bị tàu khựa thôi các bác ạ. KHong tin các bác cứ tham quan các nhà máy của Hoa sen sẽ thấy rõ. CAm kết của chủ đầu tư thì cũng như cam kết của Formosa năm 2008 vì công nghệ Tàu nó vốn ô nhiễm làm sao khác được
Trả lờiXóaLas vegas ở giữa sa mạc, người Mỹ biến thành trung tâm dịch vụ du lịch casino số 1 thế giứoi. Ninh Thuân đẹp hơn LVG rất nhiều, hãy đầu tư vào vui chơi DL ở đó lợi muôn đời, Các đỉnh cao trí tuệ nên xem lại.
Trả lờiXóaÔi, chao ôi! Sao nhà nước cứ mãi im lặng trước những" quả bom" bẩn, cực độc nguy hiểm như vậy?
Trả lờiXóaCác quan chỉ thích dự án lớn vì tiền lót tay càng được nhiều,bất chấp tất cả.
Trả lờiXóa