Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

TÒA QUỐC TẾ TUYÊN BỐ PHILIPPINES THẮNG KIỆN


Trực tiếp: Phán quyết về Biển Đông

BBC
Trực tiếp từ Hà Lan




16:25 tin mới nhất  

Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.


"Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”

Trung Quốc đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”


Trong văn bản 497 trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp Trung Quốc gây rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây dựng của Trung Quốc gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.

Nhật Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.

Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.

"Đường Chín Đoạn" là gì?

Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.

"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Cộng hoà Trung Hoa thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.

Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.

PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".

PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.

PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.

17:05

Thái Lan thúc giục tất cả các bên liên quan tại Biển Đông duy trì hòa bình và ổn định.

Trong một thông cáo đưa ra trước phán quyết của tòa The Hague, Bộ Ngoại giao Thái Lan nói điều quan trọng là khôi phục sự tin tưởng và lòng tin của các nước trong khu vực.

Thông cáo nói tình hình tại Biển Nam Trung hoa (Biển Đông) nên được giải quyết "trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau và lợi ích công bình" theo đó thể hiện mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc và Asean. 

17:05

Quan chức Bộ Ngoại giao Philippines từ Manila trong họp báo: "Đây là phán quyết có tính chất nền tảng."

16:45

Reuters: Ngoại trưởng Philippines kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo" tại Biển Đông ngay sau một phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila và lên án Bắc Kinh.

"Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài."

Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này".

16:38


16:25


Tờ Inquirer của Philippines tường thuật Nhật Bản đang dàn xếp một thông cáo chung về phán quyết Biển Đông với các đối tác trong nhóm các quốc gia G7 có nền kinh tế phát triển như một phần của xu hướng "ngoại giao chủ động", mặc dù Nhật Bản có thể sẽ im lặng khi phán quyết được công bố.

16:19

Alexander Neill, chuyên viên nghiên cứu lâu năm tại Viện nghiên Cứu chiến lực châu Á IISS-Asia viết:

Việc xây dựng và cải tạo đảo phục vụ cho mục đích kép, vừa củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và vừa tạo ra một sự hiện diện liên tục của Trung Quốc, cả quân sự và dân sự tại Biển Đông.

… Có một vùng rộng lớn tại phía nam của Biển Đông là khá nông – độ sâu dưới 100m. Tuy nhiên, gần tiếp giáp với "đường chín đoạn" (đường mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của Biển Đông) thì thềm lục địa có độ sâu khoảng 4,000m, tạo điều kiện tốt hơn cho tàu ngầm hoạt động.

Đó là lý do tại sao một số chuyên gia tin rằng vùng nước sâu của Biển Đông, và những nỗ lực của Trung Quốc tăng cường chống tàu ngầm ở đó, có thể tạo địa bàn cho các tàu ngầm của Trung Quốc trong tương lai.

Trong những năm gần đây, độ sâu của Biển Đông đã trở thành tâm điểm cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ."

16:17


Nếu Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác không có lựa chọn nào hơn là phản ứng bằng các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đa quốc gia và bay tuần tra, quân chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với Reuters.

16:15



Hãng tin AFP nói Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cảnh báo công dân cẩn trọng với “đe dọa cá nhân” và tránh các tranh cãi chính trị trước thềm phán quyết hôm thứ Ba 12/7.

Công dân Philippines được khuyên “tránh các cuộc thảo luận và tụ tập công cộng về vấn đề chính trị” và không ủng hộ hoạt động tụ tập và thảo luận nơi công cộng “đặc biệt là trên mạng xã hội,” AFP trích lại nội dung email.

Bức thư cũng cảnh báo công dân nên mang theo giấy tờ tùy thân “mọi lúc” và báo cáo ngay bất cứ đe dọa nào mà họ nhận được cho đại sứ quán hoặc cảnh sát Trung Quốc.

16:15


Học giả về Asean Somkiat Onwimon nói đường chín đoạn "như một cái lưới cá bao bọc toàn bộ vùng biển" trên tờ Bangkok Post của Thái Lan.

Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho Trung Quốc và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên luật lệ chung.

"Không đáng cho tham vọng lâu dài của Trung Quốc là trở thành một siêu cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng."

16:14


Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, của Bộ Công an Việt Nam nói với BBC: “Trung Quốc gần như có một chiến dịch vận động ngoại giao và truyền thông để quảng bá quan điểm rằng Trung Quốc là có cơ sở pháp lý với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cơ sở pháp lý với chủ quyền vùng nước bao chiếm trong đường chín đoạn.”

“Họ có một chiến dịch truyền thông, là đòn tâm lý. Thứ nhất là để 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc biết. Thứ hai là tạo ra một dư luận ủng hộ của quốc tế với Trung Quốc khi tòa công bố phán quyết.”

Hành động như vậy để “dọn mặt bằng tâm lý,” ông Cương nói thêm.

http://bit.ly/28RAWqK

15:56

Cảnh biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, Philippines, ngày 12/7, vài giờ trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.

15:56


Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague sẽ ra phán quyết đối với đơn Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Hai điểm chính được quan tâm nhiều là “đường chín đoạn” và lập trường của tòa đối với một số đảo, đá và bãi ngầm có tranh chấp.

Vậy sự khác biệt về đảo, đá hay bãi ngầm thể theo luật pháp quốc tế là gì? Phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila giải thích trong video này.

15:52


15:54


Dự kiến hôm 12/07 Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague sẽ đưa ra phán quyết được chờ đợi từ lâu, với kết luận về tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines đưa ra vụ kiện tại tòa án ở Hague, nêu những hoạt động của Trung Quốc trong khu vực này vi phạm luật pháp quốc tế.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện.

Vụ kiện được Tòa Trọng tài phân xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc và Philippines đã ký kết.

Phán quyết này mang tính bắt buộc nhưng tòa không có quyền hạn thực thi.

15:51


Các điểm nóng bùng phát gần đây xảy ra trong vài thập niên qua là giữa Việt Nam và Trung Quốc, và vụ giằng co giữa Philippines và Trung Quốc. Điểm qua một vài vụ việc gồm có:

Năm 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam, giết chết hơn 70 binh sỹ người Việt.

Năm 1988, hai bên lại xung đột nhưng lần này ở Trường Sa, với phía Việt Nam gánh chịu thua thiệt, vì có khoảng 60 thủy thủ bị thiệt mạng

Đầu 2012, Trung Quốc và Philippines có cuộc giằng co trên biển kéo dài, các bên cáo buộc nhau lấn vào bãi Scarborough

Các tin không được xác nhận nói Hải quân Trung Quốc quấy phá hai điểm thăm dò khai thác của Việt Nam cuối 2012, dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn trên đường phố Việt Nam

Tháng 1/2013, Manila nói sẽ đưa Trung Quốc ra Tòa án của Liên Hiệp Quốc căn cứ vào Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc để thách thức các yêu sách của Trung Quốc

Tháng 5/2014, Trung Quốc đưa vào hoạt động dàn khoan gần Hoàng Sa, dẫn tới tàu thuyền của hai nước đã có một số va chạm.

15:51

Cảnh các phóng viên đứng chờ bên ngoài Cung điện Hòa bình, Hague, Hà Lan hôm 12/7.

Dư luận đang quan tâm phán quyết sắp ra của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông của Philippines.


12 nhận xét :

  1. Da co phan quyet

    Südchinesisches Meer: Schiedshof in Den Haag rügt China im Inselstreit


    Woody-Insel, auch Yongxing-Insel genannt Zur Großansicht

    AP/ Imaginechina

    Woody-Insel, auch Yongxing-Insel genannt

    China hat im Südchinesischen Meer einige Riffe besetzt. Zu Unrecht, sagt der Ständige Schiedshof in Den Haag. Er gibt damit der Klage der Philippinen statt. Peking will das Urteil nicht akzeptieren.










    China hat keine Hoheitsansprüche auf Inseln im Südchinesischen Meer. Das entschied das internationale Schiedsgericht in Den Haag am Dienstag. Die Volksrepublik beansprucht fast das gesamte Südchinesische Meer für sich - auch die Gebiete in der Nähe der Philippinen. Diese Ansprüche wiesen die Richter nun zurück.


    Anzeige



    Das Südchinesische Meer ist von strategisch zentraler Bedeutung. Es ist eine wichtige maritime Verbindung für den Welthandel. Zudem befinden sich in der Region reichhaltige Fischgründe sowie vermutlich Öl- und Gasfelder.

    Südchinesisches Meer: Umstrittene Inseln Zur Großansicht

    SPIEGEL ONLINE

    Südchinesisches Meer: Umstrittene Inseln

    China akzeptiert den Schiedsspruch des Uno-Schiedsgerichts nicht. Das hatte der Sprecher des Außenministeriums, Hong Lei, bereits vor dem Urteil deutlich gemacht. Das Gericht habe "keine Zuständigkeit" und dürfe den Fall nicht hören, sagte Lei.

    Chinas Position, nicht an dem Verfahren teilzunehmen und die Entscheidung nicht zu akzeptieren, begründete der Sprecher mit internationalem Recht. Ein Schiedsspruch über territoriale Souveränität über Inseln oder Riffe im Südchinesischen Meer gehe über die Zuständigkeit der Uno-Seerechtskonvention hinaus und betreffe nicht die Interpretation des internationalen Seerechts. Tatsächlich kann die permanente Schiedsstelle nicht in Territorialstreitigkeiten entscheiden.

    Tatsächlich Inseln?

    Das hatten die Philippinen auch nicht beantragt. Sie hatten 2013 ein Schlichtungsverfahren vor dem Ständigen Schiedshof in Den Haag gegen China eingereicht. Seit 2014 werden sie dabei von Vietnam unterstützt. Beide Staaten stellen den Anspruch der Volksrepublik auf weite Teile des vermutlich rohstoffreichen Südchinesischen Meers in Frage.


    Anzeige



    Bei ihrer Klage ging es darum, ob einige umstrittene Formationen in der Region tatsächlich Inseln sind, so wie China behauptet. Sie hätten damit eine exklusive Meereszone. Die Philippinen argumentierten hingegen, dass es nur Felsen sind, von denen dann aber kein Anspruch auf Territorialgewässer ausgehen würde.

    Nach Ansicht der Philippinen sind die Erhebungen, die nur bei Ebbe zu sehen sind, Teil des Festlandsockels der Philippinen. In der Konsequenz wäre die Besetzung der Gebiete durch China nach dem Seerechtsabkommen Unclos illegal.

    Bereits in den vergangenen Monaten tauchten immer wieder Bilder von künstlichen Inseln im Meer auf (lesen Sie hier die Analyse). Der Konflikt mit Vietnam spitzte sich im Mai vergangenen Jahres zu, als China eine Tiefseebohrinsel vor die weiter nördlich gelegene Paracel-Inselgruppe verlegte. Peking ließ in dem Gebiet um die Spratly-Inseln künstliche Inseln aufschütten, um Hafenanlagen und Flugplätze zu bauen. Die USA werfen China vor, mit der Aufschüttung die freie Schifffahrt in der Region zu bedrohen.


    Fotostrecke





    6 Bilder
    Inselstreit: Muskelspiele im Südchinesischen Meer

    Trả lờiXóa
  2. VN ngư ông đắc lợi, bản phán quyết của PCA, là một lời khẳng định của luật pháp QT, của sự thật, sự công bằng và đúng đắn.
    Bắc Kinh, một nước lớn, là thành viên thường trực HĐBALHQ, hãy giữ lại chút liêm sỉ, tự rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa, trao trả cho VN những phần đất (trên vùng biên giới phía bắc) vùng biển và các hải đảo, trung quốc đang chiếm giữ trái phép !
    Còn vẫn là con quái vật, người khùng tiền sử, thì thế giới văn minh này, sẽ dạy cho bọn bay tiến hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "VN ngư ông đắc lợi"
      -Sai lầm....VN buồn thì có !

      Xóa
  3. Tôi chờ đợi phán quyết này đã lâu! Không hiểu TC sẽ làm gì, liệu có cùng đường rứt giậu? Một nhà phân tích người Anh phát biểu: Hãy tìm cách để TC rút lui trong danh dự.

    Trả lờiXóa
  4. Công lý đã được thực thi

    Trả lờiXóa
  5. Để xem bọn chó Tàu giẫy giụa ra sao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đài Loan phản đối phán quyết của Toà, tức là đứng về phe TQ trong vấn đề Biển Đông. TQ sẽ chiếm đảo Ba Bình của Đài Loan để dằn mặt bà Thái Anh Văn đang có ý định tiến tới tuyên bố độc lập, tiếp theo nó chiếm nốt toàn bộ quần đảo Trường Sa. Đài Loan, VN và Philippin chấp nhận mất lãnh thổ và chỉ dám phản đối yếu ớt bằng mồm. Xong. Mỹ và TQ có nhiều mối ràng buộc lẫn nhau, chừng nào TQ chưa đe doạ trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ thì Mỹ sẽ không động binh.

      Xóa
  6. Tập Cận Bình thật ấu trĩ! Trung Quốc có công nhận phán quyết của tòa án hay không thì cũng không thay đổi được tình trạng bi đát của Trung Quốc! Vấn đề ở chỗ là Trung Quốc có sức mạnh bằng Mỹ hay không mà thôi! Và Trung Quốc có dám đương đầu với các cuộc chạm súng với Mỹ hay không?
    Thật ra, người Mỹ họ cần phán quyết của tòa án như một bằng chứng pháp lý để nói với người dân của họ lý do nước Mỹ phải can thiệp vào Biển Đông, thế thôi! Họ cần là cần dân của họ hiểu được chính sách và quyền lợi của đất nước! Đơn giản chỉ là thế vì Mỹ là quốc gia dân chủ. Chỉ có thế!

    Trả lờiXóa
  7. Qua vụ nây thấy rõ nhà cầm quyền và đảng csVN nhát cáy !

    Trả lờiXóa
  8. Hoan hô người Philippines:
    Không cần Bộ Chính trị,
    Chẳng cần đỉnh Trí tuệ,
    Chỉ cần Lòng Dân và chính nghĩa,
    Công lý về Biển Đông đã xướng lên cho toàn Thế giới.
    Cám ơn các Bạn Philippines.
    Không có các Bạn thì CSVN còn lúng túng du dây ?

    Trả lờiXóa
  9. Tòa Thế Hague bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Tàu ở Biển Đông . NDVN phấn khởi nhưng csVN lại có vẻ lúng túng ? Tại sao ? Đồng chí bị bẽ mặt !

    Trả lờiXóa
  10. Phi Líp Pin thắng trận
    Việt Nam thì bại trận
    Formosa nuốt hận
    Ngư dân bị đánh chìm.

    Nhìn nước Phi mà thèm
    Dân tự do chống TC.
    Nước Việt thế mà hèn
    Vì lãnh đạo quá hèn.

    Trả lờiXóa