Nhạc sĩ Trần Tiến:
“Đừng đùa với người Việt"
15/07/2016 07:47
“Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế gì nhưng nó là danh dự một giống nòi - như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương” – Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ về khái khái niệm “biên giới”, trước thềm Giai điệu Tự hào tháng 7.
“Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế gì nhưng nó là danh dự một giống nòi - như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương” – Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ về khái khái niệm “biên giới”, trước thềm Giai điệu Tự hào tháng 7.
- Được biết, ông xuất hiện
trong Giai điệu Tự hào tháng 7 và hát lại bài “Cô gái Sầm Nưa” một đoạn
bằng tiếng Lào. Từng là người lính tình nguyện tại chiến trường Lào
(1960 – 1962), ông có thể chia sẻ về hoàn cảnh ra đời ca khúc, và những
kỷ niệm của ông thời gian viết bài hát?
- Ngày đó tôi mới viết bài hát đầu tay là “Bài ca thanh niên ra tiền tuyến”
được Hội Nhạc sỹ và trung ương đoàn trao giải A. Rồi Hội Nhạc sĩ có một
chuyến đi Lào cùng với hội Nhà văn và Hội Nhiếp ảnh. Tôi, nhạc sỹ trẻ
nhất được đi trong chuyến đó, cũng có lẽ vì kiêm nghề ca sỹ đang nổi
tiếng nên làm được nhiều việc. Lúc đó đang sẵn “máu” sáng tác, nên gặp
em Nhọt kẹo xinh đẹp là viết bài hát rồi hát tán tỉnh luôn – và bài hát
đó chính là “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” (sau đổi thành "Cô gái Sầm Nưa" - PV).
- Ông còn có một tên gọi bằng tiếng Lào là Xổm Bun, ông có thể chia sẻ cho chúng tôi: những ký ức về quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân Lào khi đó?
- “Cô gái Sầm Nưa” chính là công chúa
nước Lào. Cô ấy nghe bài hát rồi xin cha (Hoàng thân Souphanouvong) được
đặt tên tác giả bài hát là tôi khi ấy - tên Xổm Bun (tiếng Lào là hạnh
phúc vĩnh viễn gì đó). Lúc đó, biên chế của tôi là lính tình nguyện,
không được lộ bản chất là người tình nguyện Việt. Nhưng chẳng biết thế
nào, một hôm nhạc sĩ Đỗ Nhuận - trưởng đoàn nói với tôi: phía Lào muốn
hỏi ý kiến, vì Công chúa Lào muốn cưới, tôi có chịu không. Tôi trả lời: “Em
mới 20 tuổi, không biết gì về chuyện này và cũng chưa có tình cảm gì
với cô ấy. Viết bài hát thì chỉ là một ước mơ, tưởng tượng thôi, chứ có
gì đâu. Cầm tay còn chưa được mà” (cười)
- Đã lâu ông ít xuất hiện trên các
sân khấu, ông có nhớ nhiều về thời là người hát rong trong những chuyến
“du ca” một thời? Nếu bây giờ được tiếp tục “hát rong”, thì những câu
chuyện nào ông muốn được cất lên thành tiếng hát, xoa dịu cuộc đời?
- Nếu tôi còn sức đi hát lang thang thì tôi chỉ hát một câu trong điệp khúc của một bài hát “Không thể khuất phục” chưa công bố trong những đám đông biểu tình về chủ quyền đất nước.
- Ông đã lui về ở biển, nơi ông làm
bạn với thuyền thúng và tiếng sóng đêm đêm. Bình yên nơi đó có giúp lòng
ông yên tĩnh, khi đất nước dù vắng tiếng súng, vẫn thỉnh thoảng trồi
lên những âm thanh chưa thực bình yên?
- Tôi rất buồn vì trong lúc cả nước sôi
động về biển Đông, tôi phải nằm viện chống đỡ với bệnh tật tuổi già. Tôi
ở vùng biển hoang vu tưởng như xa rời mà lại hoá gần gụi và thậm chí
sâu sắc hơn với những biến động của đất nước. Bạn biết đấy, giữa tâm bão
thì sóng lặng. Bom rơi ngay cạnh thì không nghe tiếng gầm.
- Những ngày tháng này, ông nghĩ thế nào về những dải đất vùng biên giới? Hình ảnh biên giới trong ông gợi lên điều gì?
- Biên giới chỉ là một cột mốc, một con
suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt
Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế, chính trị gì, nhưng nó là
danh dự một giống nòi - như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở
của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một
mùi hương. Đó là bản năng sinh tồn. Đó là sự yên ổn và phát triển. Còn
tranh chấp, còn mãi bất ổn. Song chúng ta luôn phải lo lắng vấn đề này
vì quá nhiều kẻ dòm ngó nước Việt. Vì bởi, họ thường cậy là nước lớn và
giàu hơn, mạnh hơn đòi bắt nạt chúng ta. Tiếc thay cho họ, người Việt
chẳng có gì ghê gớm, chỉ có tính bất khất là vĩ đại. Đừng đùa với người
Việt.
- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam,
đề tài biên giới, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên biên giới
chiếm một vị trí đáng kể với những âm giai đẹp, tạo được dấu ấn sâu sắc
trong công chúng cả nước. Ông có đặc biệt thích một ca khúc nào đó về đề
tài này?
- Tôi nghe được hai bài hát về biên
giới, hải đảo rất hay và xúc động trong những buổi diễn nào đó, nhưng
không nhớ tên bài. Thật xin lỗi.
- Nếu được hát, lúc này, câu hát nào của chính ông muốn hát, cho đất nước này?
- Đó là câu điệp khúc: “Không, không ai được chạm vào danh dự người Việt Nam”
- Cảm ơn những chia sẻ của nhạc sĩ!
Bài: K.Y.M
Ảnh: Đẹp
Chúc Nhạc sĩ Trần Tiến bình ổn tuổi già để Du ca bản chất Bất khuất của Dân tộc Việt!!!
Trả lờiXóaNhạc sĩ Trần Tiến chưa già. Xin anh hãy sáng tác những ca khúc yêu nước cho thời đại Hoàng Trường Sa, Formosa. Cám ơn anh. Những bài hát sau này như "Trả lại cho dân", không biết của ai tuy rất đơn sơ nhưng mỗi lần nghe tôi trào nước mắt. Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng có những bài mới rất hay nhưng chưa được nhiều người biết. Tôi nghĩ âm nhạc rất quan trọng để kích thích lòng yêu nước. Nhạc Việt bây giờ quá sầu tình làm tiêu đi chí khí thanh niên thật nguy hại. Một dòng nhạc yêu nước cho hiện tại là điều cần thiết. Anh Trần Tiến là nhạc sĩ tài năng hãy sáng tác đi anh.
Trả lờiXóaTrần Tiến
Trả lờiXóamột nghệ sĩ nổi tiếng
đã lên tiếng.
Hỡi! các nghệ sĩ tiến bộ
Hãy tiến lên!
Những lời tâm sự mộc mạc chí tình chí nghĩa mang phong độ Trần Tiến về âm nhạc, con người, quốc gia, dân tộc,...Ông đi vào lòng người yêu nhạc không phải chỉ có nhạc, mà ông đi thẳng vào lòng người bởi tình người, tình đời, bằng một chất được chắt lọc từ một người Việt Nam rất rất Việt Nam! Thế cho nên lời ông nói rất ít người nghe được, đặc biệt là giới lãnh đạo văn nghệ của đất nước này.
Trả lờiXóaNhạc sỹ Trần Tiến... mặt trời bé con
Trả lờiXóaTôi môt nhóc con của những năm 1985, thời ấy đời sống khó khăn, tinh thần cũng vậy, những tối thứ 7, ở sân khấu ngoài trời hồ kỳ hòa, sôi động và náo nhiệt lắm. với bọn trẻ con chúng tôi, phải phải lo học bài, phần ko có tiền mua vé, những tối thứ bảy, tôi và mấy đứa bạn, thường trèo lên cây ven đườg, để xem hát, thích thú nhất là mặt trời bé con chính chú Trần Tiến ôm đờn guitart hát. trong tâm thức non nức của tôi, tôi yêu nhạc Trần Tiến.
Sau này, được biết ông, một nghệ sỹ tài hoa, luôn trăn trở với vận mệnh dân tộc, đất nước quằn quại, trái tim người VN đau đớn, tôi khích lệ, cảm kích câu nói của ông; khi vào Huế, lần đâu tiên biết cái tủ lạnh -tivi - nồi cơm điện và xe Honda, những giao tiếp với người dân thanh lịch, ôn hòa .. . ông ngửa mặt lên trời, than rằng; chết mẹ rồi, mình đi lầm đường mất rồi ! và tiến quân vào Sài Gòn, ông ngỡ ngàng và sững sờ ...trước một Hòn Ngọc Viễn Đông. . . và ông ôm mặt khóc !!!
Bác Trần Tiến, đang dưỡng bệnh ở vùng biển nào ? mong Bác khỏe mạnh và sẽ có nhiều nhạc phẩm, để cho đời, khích lệ lòng yêu quê hương đất nước và ý chí quật cường bảo vệ giang sơn - gấm vóc, tổ tei6n ta, đã đổ ra bao nhiêu Núi Xương - Sông Máu ... chugn1 ta, con Lạc cháu Hồng, Phải gìn giữ lấy từng tấc đất cho mai sau.
Bè lũ bán nước, vì quyền ăn cướp, quyền hành hạ dân tộc, quyền làm khổ nhân dân, quyền làm nghèo đất nước . . . làm tay sai cho trung nam hải, một ngày không xa, chúng bay sẽ phải đền tội !!!
Cám ơn Tễu đã cho tôi cơ hội nói với nhạc sỹ những điều bấy lâu nay ấp ủ về người nghệ sỹ ND thực thụ này. Tôi gọi là nghệ sỹ thực thụ duy nhất mà tôi nể trọng. Những bài hát ông sáng tác là những tự sự buồn vui từ đáy lòng ông mà không từ một cái gì khác. Thế nên nó dễ đi vào tâm can. Khi ông không hát mà chỉ nói thôi thì những điều ông nói cũng chẳng khác nào một bản nhạc không lời. Như điều ông vừa nói ra: ''Đừng đùa với người Việt''. Câu nói này như là lời của một bài ca của dân tộc Việt hát suốt bốn nghìn năm dựng nước đó sao. Trần Tiến đã soi thấu tận trong sâu thẳm người Việt để nhận ra cái phi thường, cái làm nên và gìn giữ được mảnh đất hình chữ S mà chúng ta gọi là Tổ Quốc. Chỉ có người nghệ sỹ thực thụ mới nhìn thấy điều này!
Trả lờiXóaLâu nay không thấy bác này?
Trả lờiXóaChậm còn hơn không.
Còn lũ mang danh là họa sỹ đâu mất tiêu? Chắc bây giờ đang ngồi vẽ tranh cổ động ca ngợi đất nước thanh bình dân ấm no hạnh phúc theo chỉ đạo của Ban tuyên giáo và bác trùm Chương, Khánh Trần nhỉ?
Thương, cảm phục những người dấn thân cho đất nước bao nhiêu lại càng khinh bọn mang danh nghệ sỹ, hèn nhát, ăn mặn đái khai tiêu tốn tiền thuế của người dân.
Trả lờiXóa