Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Tin NÓNG: PHÓ THỦ TƯỚNG YÊU CẦU KIỂM TRA VIỆC CẤP PHÉP


Phó thủ tướng Trương Hoà Bình.

Phó thủ tướng yêu cầu 
kiểm tra việc cấp phép dự án Formosa 

VNE

Thứ bảy, 2/7/2016 | 09:54 GMT+7

Với hậu quả nghiêm trọng mà Formosa gây ra, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu rà soát xem có tiêu cực hay không trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án.

Chỉ ra thủ phạm gây cá chết, Chính phủ sẽ làm gì

Phát biểu tại cuộc họp Chính phủ ngày 1/7, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh số tiền 500 triệu USD Formosa bồi thường do sự cố xả thải gây cá chết hàng loạt phải được sử dụng chính xác, đúng đối tượng, trên cơ sở kê khai thực tế thiệt hại và không để thất thoát, tiêu cực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, Bộ Công thương cũng phải tham gia vì có những ngành nghề khác bị ảnh hưởng như diêm dân, dịch vụ, du lịch.


Ông đề nghị tập trung giúp ngư dân ra biển, tẩy rửa cải tạo môi trường, xây dựng trang thiết bị quan trắc môi trường. "Những việc này đòi hỏi chi phí cao nhưng cũng tạo ra thêm việc làm cho người dân", ông nói.

Dự kiến đến cuối tháng 7, Chính phủ sẽ công khai, minh bạch phương án hỗ trợ, đền bù thiệt hại.

Từ việc Formosa gây hậu quả nặng nề, ông Bình yêu cầu thanh tra, kiểm tra quá trình cấp phép cho doanh nghiệp này. "Phải xem trong quá trình thẩm định, phê duyệt, quy hoạch có tiêu cực hay không để xử lý nghiêm trước pháp luật", ông nói.

Ông cũng đề nghị rà soát thể chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước để kiểm soát được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả thải ra môi trường, bảo đảm thực thi đúng pháp luật; rút kinh nghiệm để ứng phó các sự cố tương tự nhanh chóng, không bị động. 
Chia sẻ quan điểm về chủ trương bồi thường cho người dân tại 4 tỉnh miền Trung, Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số kiến nghị.

Bên cạnh hỗ trợ phát triển đội tàu, đóng tàu mới, khôi phục nuôi trồng thủy hải sản, thu mua tạm trữ..., ông Nhân cho rằng Chính phủ cần công bố vùng ngư trường không an toàn để người dân tránh, yên tâm đánh bắt ở những nơi an toàn, được chứng nhận và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Chỉ đạo kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định quan điểm của Chính phủ sẽ theo hướng đầu tư cho đánh bắt xa bờ, mang lại hiệu quả dài lâu, bền vững cho ngư dân.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về môi trường, kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, chủ động cung cấp thông tin về sự cố một cách chính xác, kịp thời.


Nguyễn Hoài
------------
.
Tễu blog: Đúng rồi! Hoan nghênh Phó Thủ tướng.

Đề nghị kiểm tra ngay trách nhiệm của:
1- Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
2- Cựu Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (người thay mặt thủ tướng ký duyệt dự án)
3- Cựu Bí thư Hà Tĩnh Trần Đình Đàn
4- Cựu Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự
5- Cựu Bộ trưởng Bộ TN - MT Nguyễn Quang Minh.
...
.



5 nhận xét :

  1. Báo nước ngoài tường thuật về những cuộc biểu tình vì cá chết ở Việt Nam:
    http://thediplomat.com/2016/07/its-official-formosa-subsidiary-caused-mass-fish-deaths-in-vietnam/

    The fish deaths sparked rare mass protests in major Vietnamese cities over the course of several weeks in April and May. Citizens complained that the government was not taking the matter seriously enough, nor investigating quickly enough. The protests were marred by arrests and violence, according to activists, but apparently had an impact. Notably, Phuc convened a meeting on implementing an emergency response only after the protests began.

    Some of the protesters accused the government of looking the other way on the environmental crisis to ensure investment kept rolling in. As Bloomberg reported in May, Formosa Ha Tinh Steel was “considering whether to raise its investment in Ha Tinh from $10.5 billion to $28.5 billion” at the time.

    Tạm dịch:

    Cá chết gây ra các cuộc biểu tình hiếm hoi ở các thành phố lớn của Việt nam, kéo dài đến vài tuần trong tháng tư và tháng năm. Người dân nước này than phiền chính phủ chưa quan tâm đúng mức đến thảm họa này, cũng như không nhanh chóng mở cuộc điều tra. Theo các nhà hoạt động, các cuộc biểu tình đã bị hoen ố bởi các vụ bắt giữ và bạo hành (của chính quyền) nhưng rõ ràng nó cũng tạo ra tác động (tới chính quyền). Đáng chú ý là Phúc (tên ông thủ tướng) đã triệu tập một cuộc họp nhằm thực hiện một phản ứng khẩn cấp chỉ sau khi các cuộc biểu tình đã nổ ra.
    Một số biểu tình viên cáo buộc chính phủ đã giải thích cuộc khủng hoảng môi trường theo hướng khác nhằm bảo vệ các nhà đầu tư. Trong một bài báo ra tháng 5, hãng tin Bloomberg tường thuật rằng Fomosa Thép Hà Tĩnh đã 'xem xét việc tăng vốn đầu tư từ 10,5 tỉ đô la lên 28,5 tỉ đô la' vào thời điểm đó.




    Trả lờiXóa
  2. Gần bờ, tôm cá không còn
    Xa bờ, tàu lạ rập rờn, khó ra
    Chuyển nghề, mần cái chi ta
    Vài hào của fomosa, mấy hồi!
    NQH

    Trả lờiXóa
  3. Ông này mạnh miệng đòi kiểm tra giấy phép nhưng dân đen cứ
    sợ ông ta chỉ diễn trò "giơ cao đánh khẽ" hay "đánh trống bỏ dùi".Không cần chờ thời gian trả lời,việc này sẽ được
    đảng ta "rút kinh nghiệm",mặc kệ Biển ô nhiễm,Cá chết còn
    dân đen thì chết dần chết mòn vì hóa chất độc hại !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản ứng phẫn nộ của dân đối với cách dàn xếp của nhà nước trong ngày 30/6 về vụ Formosa có lẽ làm nhà nước này e ngại. Ông Trương Hòa Bình nói mạnh miệng nhưng nhà nước sẽ làm hay không? và làm như thế nào. Trước mắt dân là cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, bộ Môi trường thì muốn hàng triệu ngư dân chuyển nghề , bỏ biển. Ông phó thủ tướng thì đề nghị tập trung giúp ngư dân ra biển, tẩy rửa cải tạo môi trường, xây dựng trang thiết bị quan trắc môi trường và đưa các tòng phạm với Formosa ra tòa. Đề nghị của ông Trương Hòa bình ít ra còn có chút nhân tính và trách nhiệm. Nhưng từ lời nói tới việc làm của các quan chức thời nay là một khoảng cách mênh mông co giãn. Dân đã ăn bánh vẽ bánh lừa nhiều lần rồi, chúng ta đừng bận tâm về các lời nói, hãy nhìn coi họ thực hiện ra sao. Phần người dân, người ở hải ngoại hãy viết thư cảnh giác các chính phủ nước ngoài về biển độc và cá chết ở Việt Nam. Người trong nước hãy tỉnh táo, coi chừng âm mưu cưỡng chế ngư dân khỏi ngư trường sau khi ép ngư dân nhận vài triệu bạc. Formosa không còn tư cách pháp lý để được tiếp tục hoạt động sau khi xả thải tiêu diệt môi trường biển Việt Nam. Formosa đã làm một tội ác hình sự và đã có ít nhất 4 người chết liên hệ đến cá độc và nước biển độc mà chưa được điều tra. Với thành tích đầu độc môi trường nổi tiếng thế giới đoạt giải 'hành tinh đen', Formosa không thơ ngây đến nỗi không biết xả thải ra biển là giết biển, giết cá, giết người Việt Nam. Chúng biết mà vẫn làm đó là phạm tội cố sát. Tôi nghĩ việc người Việt Nam đi kiện Formosa ra trước tòa án quốc tế là điều không thể không làm.

      Xóa
  4. Nếu phát hiện ra thằng nào cấp phép thì "phê bình thật nghiêm khắc" để chúng nó "biết tay" mà chừa. Sau đó sẽ "điều chuyển" chúng lên cấp cao hơn.

    Trả lờiXóa