Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang chịu án tù 16 năm tại Trại 6 (Nghệ An).

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC


Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016

Kính gửi:

- Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam.
- Trưởng Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
- Bộ trưởng Ngoại giao các nước: Hoa Kỳ, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Autralia, Canada.
- Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
- Các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền.


Thưa quý vị!

Chúng tôi gồm các tổ chức, cá nhân ký thư dưới đây, qua thư ngỏ này, trân trọng đề nghị quý vị quan tâm thích đáng và kịp thời tác động hữu hiệu để tù nhân lương tâm tiêu biểu người Việt Nam hiện nay là ông Trần Huỳnh Duy Thức (50 tuổi) sớm được trả tự do.

Thưa quý vị! Trước khi bị bắt giam (24-5-2009) rồi bị cáo buộc “hoạt động chính trị” và kết án oan trái (20-1-2010) 16 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, kỹ sư tin học Trần Huỳnh Duy Thức là doanh nhân Việt Nam tiên phong và thành đạt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong vai trò sáng lập Công ty One Connection, đã đưa thành công thương hiệu doanh nghiệp ra nhiều thị trường quốc tế: Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Nga… 

Là một trí thức tài năng và giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, mong muốn tháo gỡ những hạn chế, bất cập về hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước, một cách ôn hòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức kiên định hoài bão canh tân đất nước, ngõ hầu đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, nhanh chóng đạt được tiến bộ xã hội và phát triển. Sẽ là rất có ích cho nhân dân, đất nước và ngay cả Nhà nước Việt Nam, nếu biết coi đây là cơ hội quý báu để lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết của trí thức, là sáng kiến đóng góp phương kế cải thiện quản lý, điều hành kinh tế - xã hội đất nước để điều chỉnh, xả van bức xúc xã hội, tránh nguy cơ bùng phát bạo lực với hậu quả khốc hại khôn lường cho tương lai dân tộc.

Việc bắt giam, bỏ tù kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức đã và đang gây bất bình mạnh mẽ trong đông đảo trí thức trong và ngoài nước cũng như người dân tâm huyết, thiết tha với vận mệnh và tương lai Việt Nam. Việc kết án bất công đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức là trái với tinh thần của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều ước quốc tế liên quan khác mà Nhà nước Việt Nam đã long trọng ký kết và cam kết tuân thủ, gây mất uy tín nhà nước trong con mắt trí thức tiến bộ và đông đảo người dân yêu chuộng công lý và tiến bộ xã hội, làm xấu thêm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong lao tù, sau nhiều lần cự tuyệt trục xuất ra nước ngoài, ngày 24-5-2016, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu cuộc tuyệt thực vô thời hạn đòi thực thi thượng tôn pháp luật, trao quyền quyết định thể chế chính trị đất nước về tay nhân dân, hàng nghìn trí thức và người dân có lương tri trong và ngoài nước đã biểu tình, đồng hành tuyệt thực.

Thưa quý vị! Chúng tôi tin tưởng rằng, việc trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức cũng như các tù nhân lương tâm khác sẽ cải thiện hữu hiệu hình ảnh Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần khôi phục niềm tin của nhân dân, tăng sức mạnh đoàn kết dân tộc trước những thử thách cam go về chính trị, kinh tế, quốc phòng của đất nước trong bối cảnh hiện nay, có lợi trực tiếp cho chính Nhà nước Việt Nam.

Vì những lẽ trên, chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam khẩn trương trả tự do ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Cũng qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng trân trọng kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền cũng như công luận thế giới cùng lên tiếng và tác động hữu hiệu để ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sớm được tự do.

Trân trọng kính chào quý vị!

DANH SÁCH KÝ THƯ NGỎ

I. Tổ chức (người đại diện)

1. Diễn đàn Xã hội dân sự (TS Nguyễn Quang A)
2. Hội Cựu tù nhân lương tâm (BS Nguyễn Đan Quế & LM Phan Văn Lợi)
3. Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập (nhà văn Nguyên Ngọc)

II. Cá nhân

1. Lê Xuân Khoa, GS thỉnh giảng ĐH Johns Hopkins, Hoa Kỳ
2. Nguyên Ngọc, nhà văn, Quảng Nam
3. Nguyễn Đăng Hưng, GS danh dự ĐH Liège, Bỉ
4. Nguyễn Quang A, TS, cựu CT Hội Tin học VN
5. Nguyễn Đan Quế, BS, 104/20 Nguyễn Trãi, P3, Q5, TP HCM
6. Trần Văn Thủy, đạo diễn NSND, Hà Nội
7. Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
8. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris
9. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo, Pháp
10. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
11. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên CT Hội Văn nghệ Lâm Đồng, Đà Lạt
12. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận TW, Hà Nội
13. Nguyễn Đăng Quang, đại tá, nguyên cán bộ Bộ C.A, Hà Nội
14. Nguyễn Thị Kim Chi, đạo diễn NSƯT, Hà Nội
15. Vũ Linh, nguyên giảng viên ĐH Bách khoa, Hà Nội
16. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
17. Huy Đức, nhà báo, Sài Gòn
18. Võ Thị Hảo, nhà văn, Đức
19. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT Báo SGGP, TP HCM
20. Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó TBT Báo Tuổi Trẻ, Hội An
21. Huỳnh Kim Báu, nguyên TTK Hội Trí thức TP HCM
22. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, Sài Gòn
23. Hà Dương Tường, nguyên GS ĐH Compliègne, Pháp
24. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
25. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
26. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
27. Nguyễn Thế Hùng, GS, PCT Hội Cơ học thủy khí VN, Đà Nẵng
28. Hoàng Dũng, PGS – TS, TP HCM
29. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
30. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn, Hà Nội
31. Phạm Gia Minh, TS kinh tế, Hà Nội
32. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
33. Lê Ngọc Thanh, linh mục, Sài Gòn
34. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
35. Lê Công Định, LS, Sài Gòn
36. Lê Thăng Long, kỹ sư, Sài Gòn
37. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt
38. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
39. Hùynh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
40. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
41. Trần Văn Bang, kỹ sư, Bình Thạnh, Sài Gòn
42. JB Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, nhà báo tự do, Hà Nội
43. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Cam Lâm, Khánh Hòa
44. Đào Tiến Thi, nguyên UVBCH Hội Ngôn ngữ học VN, Hà Nội
45. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
46. Nguyễn Đình Nguyên, TS – BS Y khoa, Autralia
47. Trần Đức Quế, chuyên viên Bộ GTVT, nghỉ hưu
48. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn
49. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn
50. Huỳnh Công Thuận, Sài Gòn
51. Võ Thị Thanh Hải, giáo viên, Sài Gòn
52. Lê Mai Đậu, kỹ sư, hưu trí, Sài Gòn
53. Thích Thiện Minh, TT, GHPGVNTN, Tịnh thất Hóc Môn
54. Thích Nhật Ban, HT, GHPGVNTN, Chùa Ba La Mật, Long Thành, Đồng Nai
55. Thích Thiện Khánh, TT, GHPGVNTN, Chùa Phước Quang, Phú Yên
56. Thích Thanh Tịnh, HT, GHPGVNTN, Chùa Phước Bửu, Xuyên Mộc, Vũng Tàu
57. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo nghỉ hưu, Pháp
58. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
59. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, Đức
60. Đỗ Thị Minh Hạnh, Sài Gòn
61. Nguyễn Viết Dũng, kỹ sư, Nghệ An
62. Phạm Văn Hải, kỹ sư, Nha Trang
63. Nguyễn Thị Kim Thoa, kỹ sư, Nha Trang.

64. Phạm Ngọc Luật, Nhà văn, Hà Nội.
 

7 nhận xét :

  1. Việc bỏ tù kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức là hành động phi pháp của giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam.
    Giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại có thành tích bất hảo về nhân quyền, về tôn trọng thân thể, tôn trọng tự do và các quyền cơ bản của con người được ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc.
    Giới cầm quyền Việt Nam là một tập thể đồng thuận phạm pháp. Họ thực sự có nhu cầu phạm pháp khi ngang nhiên chà đạp tự do cơ bản của con người cũng như hành hạ và đe dọa tính mạng của đồng bào, đồng loại.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đã đọc một số tài liệu của ông Thức. Nhiều điểm tôi không nhất trí, nhưng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền của ông Thức biểu đạt quan điểm của ông. Quyền này ở các nước văn minh được hiến pháp quy định và bảo vệ. Còn điểm gì chưa nhất trí, ta tổ chức tranh luận công khai. Việc gì mà phải bắt bớ tù đày, đâm ra lại phức tạp hoá những vấn đề đơn giản. Tôi cũng mong ông Thức sớm tự do để cùng tranh luận về những điểm tôi thấy chưa thông và cùng tìm ra chân lý nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh. Thái Hữu Thuỷ. Hưu trí phường Nhật Tân quận Tây Hồ. HN.

    Trả lờiXóa
  3. Không tranh luận được thì bỏ tù. Dễ ẹc. Anh thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm rồi nói hàng hóa "ma gie in việt nam". Hi hi. Nếu anh Trần Huỳnh Huy Thức làm thủ tướng thì dân ta cũng nở mày nở mặt, không phải nghe cái câu "ma gie in việt nam". Mình ngồi nghe mà thấy mắc cỡ. Còn anh Phúc thì vẫn hồn nhiên "ma gie..."

    Trả lờiXóa
  4. Cái mà chính quyền này lo sợ nhất là người dân biểu tình. Chứ còn thư ngỏ này rồi sẽ bị ném vào sọt rác cũng như biết bao nhiêu thư ngỏ tâm quyết của trí thưc, người dân trước đây mà thôi. 1 người, 10 người, 100 người, 1.000 người biểu tình họ có thể đàn áp. Chứ 10.000 người, 100.000 người, hay 1.000.000 người thì họ sẽ bó tay thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Đề nghị các cá nhân và Tổ chức trên sau khi nhận được thư ngỏ có trách nhiệm ủng hộ và bảo vệ quyền lợi hợp hiến hợp pháp của ông Thức.Phản đối việc cưỡng hiếp tư tưởng thô bạo của nhà cầm quyền Việt Nam

    Trả lờiXóa
  6. Không có lý do gì để nhốt tù người ta ! hãy dùng nhà tù này để nhốt những tên bán nước ấy !

    Trả lờiXóa
  7. Hãy xem nhà tù số 6 ở Nghệ An nơi THDT bị giam có cổng chào tam quan to như ải Nam Quan mà bây giờ đã bị mất trong tay thằng TQ.

    Trả lờiXóa