Luân Lê
ĐỨT GÃY
Đã có lần tôi từng nói, công lý, thực sự như một bóng ma. Đến giờ, càng thấy nó đúng đắn hơn khi chứng kiến những mảnh đời, phận người ăn chực nằm chờ hàng tháng, hàng năm trời, bỏ nhà cửa, quê hương, người thân để lên số 01 Ngô Thì Nhậm, cơ quan tiếp dân trung ương, để kêu oan, để gửi đơn, và cả để gào thét giữa chốn công quyền này để tiếng kêu ấy không trở thành khói lời vô nghĩa trước những vành tai và màng nhĩ không còn để nghe nữa.
Ảnh đầu tiên là bà Phúc ở Trà Vinh, người đã được đối thoại với ông Tổng thanh tra chính phủ và được giải quyết với các nội dung: thu hồi đất không có quyết định đền bù; bồi thường theo giá rẻ mạt mà không đúng giá thị trường; không có phương án bồi thường chi tiết và không lấy ý kiến các hộ dân. Trong văn bản giải quyết trực tiếp, ông Tổng thanh tra (Huỳnh Phong Tranh) đã yêu cầu xem xét trường hợp này và có báo cáo với Thủ tướng chính phủ để xử lý việc của bà. Nhưng đến nay vẫn là văn bản trên giấy và những ngày kêu oan cực nhọc trong vô vọng.
Bên cạnh đó là người đàn ông tật nguyền mất một chân bên phải, ông từng tham gia cách mạng và bị tù đày, nay lại rơi vào cảnh mất đất, mất nhà, con cái thất học và ông phải tá túc tại những mái hiên lề đường để khiếu kiện, nhưng chỉ rơi vào im lặng và thinh không.
Rồi một người đàn ông ở Hà Nam cũng lâm vào cảnh tương tự, cũng phải vật vờ nơi này trước cảnh những bảo vệ rất biết nghe lời cấp trên để bảo vệ những hành lang khép kín khiến người dân khó thể nào tiếp cận được những phòng họp khang trang và các cán bộ mẫn cán của nhà nước phía trong.
Ở ngoài sân nắng nóng oi bức, thỉnh thoảng lại có mấy người đứng kêu to lên với khuôn miệng hướng vào những tầng nhà đang buông rèm nhiếp chính.
Trước đó, những thân chủ của tôi đã từ tỉnh lên trụ sở tiếp dân trung ương từ sớm để "bấm số" mà lấy lịch gặp người có thẩm quyền giải quyết vụ việc đến vài năm nay cứ trả đi trả lại nhưng không có động thái nào theo luật định. Đến nơi, luật sư còn bị từ chối cho vào với lý do "cơ quan đã có luật sư nên không cần luật sư nữa". Chuyện vi phạm pháp luật thực rất ngang nhiên và đến giờ tôi thấy hầu hết các cơ quan muốn đẩy luật sư ra khỏi một vụ việc pháp lý. Họ e ngại điều gì?
Tôi đã nhìn mặt những người bảo vệ mà khẳng khái: các anh đang vi phạm luật một cách trắng trợn. Ngăn cản quyền có luật sư của công dân. Các anh đừng bất chấp mà nghe lời cấp trên, phải biết đúng, sai thế nào. Và khi người thân của các anh rơi vào cảnh này các anh mới biết ra sao.
Tôi ra ngoài quán đối diện ngồi chờ, một bác lớn tuổi ở Long An nhận ra tôi, bác đã từng qua văn phòng và được các luật sư trợ giúp một vài việc miễn phí để cho bác và vài hộ dân đi cùng khiếu nại. Nhưng rồi hôm nay gặp lại, chẳng có gì thay đổi cả, khi vụ việc và những lời kêu cứu đó vẫn cứ như muối bỏ bể, không được xem xét mà cứ đẩy đi đẩy lại, từ cơ quan trung ương đến tỉnh, rồi vòng lại từ tỉnh đến trung ương. Mệt mỏi thế mà những người dân già cả này vẫn cứ miệt mài tìm kiếm một bóng ma mà cả đời họ chưa từng thấy - công lý.
Chuyện hai thanh niên vì đói ăn mà cướp giật hai ổ bánh mỳ và chịu án tù giam với tổng cộng 18 tháng 20 ngày, đó chưa phải là điều gì ghê gớm cả, vì họ được nuôi ăn, có phòng ở, rồi sau ít thời gian hai cậu thanh niên đó lại trở về cuộc sống mà mưu sinh. Nhưng những người dân mòn mỏi gào thét giữa nơi phồn hoa, mọi tiếng kêu rơi vào thinh lặng, trước sự thờ ơ của nhiều con người, của những quy trình và hệ thống chức năng vô cảm khủng khiếp, không nơi ăn, chốn ở, mất tài sản rồi tan tác cả tình thân, mới là những mảnh đời nghiệt ngã thực sự. Vì họ không tìm bánh mỳ để ăn, mà họ tìm quyền sống của chính mình, mà chưa thấy có chút gì hiển hiện, mặc dù đã phải vung bỏ bao tháng năm cuộc đời còn lại ít ỏi phía sau.
Giải quyết cho dân thì ì ạch như thế, nhưng truy tố dân thì rốt ráo, quyết liệt và đến cùng, từ những việc nhỏ nhặt nhất. Nhưng họ sẵn sàng bỏ rơi những quyền lợi chính đáng của người dân khi nó xung đột với lợi ích nhà nước hoặc công quyền. Và họ cũng sẵn sàng bỏ qua hay nương nhẹ, dung dưỡng cho những hành vi tham ô, nhũng nhiễu, đục khoét và kể cả những hành vi đầu độc diện rộng, một cách bất chấp luật pháp.
Vẫn có những người đường đường chính chính thăng quan, tiến chức, đường quan lộ thênh thang, sau những hậu quả kinh hoàng mà họ gây ra cho xã hội.
Tôi tự hỏi, phải dồn bao nhiêu nỗi bức xúc của dân chúng lại và xô đẩy bao nhiêu mảnh đời người khác vào cảnh khốn cùng thì mới đủ để có điều phải có cho một xã hội đang ngày càng đứt gãy những giá trị văn minh mà dần tới sự hủ bại, vô pháp, vô nhân?
Dân chúng, đã quá khát tình người, niềm tin và lẽ phải, trong một xã hội mà gần như tất thảy đã đảo lộn nhưng luôn sẵn đúng theo một quy trình ma quái nào đó.
Ảnh: tôi chụp lúc gần trưa nên là thời điểm "vắng nhất" và đúng lúc người dân "nấu bữa trưa" ở trụ sở tiếp dân TW.
ĐỨT GÃY
Đã có lần tôi từng nói, công lý, thực sự như một bóng ma. Đến giờ, càng thấy nó đúng đắn hơn khi chứng kiến những mảnh đời, phận người ăn chực nằm chờ hàng tháng, hàng năm trời, bỏ nhà cửa, quê hương, người thân để lên số 01 Ngô Thì Nhậm, cơ quan tiếp dân trung ương, để kêu oan, để gửi đơn, và cả để gào thét giữa chốn công quyền này để tiếng kêu ấy không trở thành khói lời vô nghĩa trước những vành tai và màng nhĩ không còn để nghe nữa.
Ảnh đầu tiên là bà Phúc ở Trà Vinh, người đã được đối thoại với ông Tổng thanh tra chính phủ và được giải quyết với các nội dung: thu hồi đất không có quyết định đền bù; bồi thường theo giá rẻ mạt mà không đúng giá thị trường; không có phương án bồi thường chi tiết và không lấy ý kiến các hộ dân. Trong văn bản giải quyết trực tiếp, ông Tổng thanh tra (Huỳnh Phong Tranh) đã yêu cầu xem xét trường hợp này và có báo cáo với Thủ tướng chính phủ để xử lý việc của bà. Nhưng đến nay vẫn là văn bản trên giấy và những ngày kêu oan cực nhọc trong vô vọng.
Bên cạnh đó là người đàn ông tật nguyền mất một chân bên phải, ông từng tham gia cách mạng và bị tù đày, nay lại rơi vào cảnh mất đất, mất nhà, con cái thất học và ông phải tá túc tại những mái hiên lề đường để khiếu kiện, nhưng chỉ rơi vào im lặng và thinh không.
Rồi một người đàn ông ở Hà Nam cũng lâm vào cảnh tương tự, cũng phải vật vờ nơi này trước cảnh những bảo vệ rất biết nghe lời cấp trên để bảo vệ những hành lang khép kín khiến người dân khó thể nào tiếp cận được những phòng họp khang trang và các cán bộ mẫn cán của nhà nước phía trong.
Ở ngoài sân nắng nóng oi bức, thỉnh thoảng lại có mấy người đứng kêu to lên với khuôn miệng hướng vào những tầng nhà đang buông rèm nhiếp chính.
Trước đó, những thân chủ của tôi đã từ tỉnh lên trụ sở tiếp dân trung ương từ sớm để "bấm số" mà lấy lịch gặp người có thẩm quyền giải quyết vụ việc đến vài năm nay cứ trả đi trả lại nhưng không có động thái nào theo luật định. Đến nơi, luật sư còn bị từ chối cho vào với lý do "cơ quan đã có luật sư nên không cần luật sư nữa". Chuyện vi phạm pháp luật thực rất ngang nhiên và đến giờ tôi thấy hầu hết các cơ quan muốn đẩy luật sư ra khỏi một vụ việc pháp lý. Họ e ngại điều gì?
Tôi đã nhìn mặt những người bảo vệ mà khẳng khái: các anh đang vi phạm luật một cách trắng trợn. Ngăn cản quyền có luật sư của công dân. Các anh đừng bất chấp mà nghe lời cấp trên, phải biết đúng, sai thế nào. Và khi người thân của các anh rơi vào cảnh này các anh mới biết ra sao.
Tôi ra ngoài quán đối diện ngồi chờ, một bác lớn tuổi ở Long An nhận ra tôi, bác đã từng qua văn phòng và được các luật sư trợ giúp một vài việc miễn phí để cho bác và vài hộ dân đi cùng khiếu nại. Nhưng rồi hôm nay gặp lại, chẳng có gì thay đổi cả, khi vụ việc và những lời kêu cứu đó vẫn cứ như muối bỏ bể, không được xem xét mà cứ đẩy đi đẩy lại, từ cơ quan trung ương đến tỉnh, rồi vòng lại từ tỉnh đến trung ương. Mệt mỏi thế mà những người dân già cả này vẫn cứ miệt mài tìm kiếm một bóng ma mà cả đời họ chưa từng thấy - công lý.
Chuyện hai thanh niên vì đói ăn mà cướp giật hai ổ bánh mỳ và chịu án tù giam với tổng cộng 18 tháng 20 ngày, đó chưa phải là điều gì ghê gớm cả, vì họ được nuôi ăn, có phòng ở, rồi sau ít thời gian hai cậu thanh niên đó lại trở về cuộc sống mà mưu sinh. Nhưng những người dân mòn mỏi gào thét giữa nơi phồn hoa, mọi tiếng kêu rơi vào thinh lặng, trước sự thờ ơ của nhiều con người, của những quy trình và hệ thống chức năng vô cảm khủng khiếp, không nơi ăn, chốn ở, mất tài sản rồi tan tác cả tình thân, mới là những mảnh đời nghiệt ngã thực sự. Vì họ không tìm bánh mỳ để ăn, mà họ tìm quyền sống của chính mình, mà chưa thấy có chút gì hiển hiện, mặc dù đã phải vung bỏ bao tháng năm cuộc đời còn lại ít ỏi phía sau.
Giải quyết cho dân thì ì ạch như thế, nhưng truy tố dân thì rốt ráo, quyết liệt và đến cùng, từ những việc nhỏ nhặt nhất. Nhưng họ sẵn sàng bỏ rơi những quyền lợi chính đáng của người dân khi nó xung đột với lợi ích nhà nước hoặc công quyền. Và họ cũng sẵn sàng bỏ qua hay nương nhẹ, dung dưỡng cho những hành vi tham ô, nhũng nhiễu, đục khoét và kể cả những hành vi đầu độc diện rộng, một cách bất chấp luật pháp.
Vẫn có những người đường đường chính chính thăng quan, tiến chức, đường quan lộ thênh thang, sau những hậu quả kinh hoàng mà họ gây ra cho xã hội.
Tôi tự hỏi, phải dồn bao nhiêu nỗi bức xúc của dân chúng lại và xô đẩy bao nhiêu mảnh đời người khác vào cảnh khốn cùng thì mới đủ để có điều phải có cho một xã hội đang ngày càng đứt gãy những giá trị văn minh mà dần tới sự hủ bại, vô pháp, vô nhân?
Dân chúng, đã quá khát tình người, niềm tin và lẽ phải, trong một xã hội mà gần như tất thảy đã đảo lộn nhưng luôn sẵn đúng theo một quy trình ma quái nào đó.
Ảnh: tôi chụp lúc gần trưa nên là thời điểm "vắng nhất" và đúng lúc người dân "nấu bữa trưa" ở trụ sở tiếp dân TW.
Một chính quyền thối nát
Trả lờiXóaChừng nào chưa để cho người Dân được hưởng quyền dân chủ
Trả lờiXóatrong bầu cử thì bọn lưu manh đội lốt người tử tế như Võ
Kim Cự vẫn ung dung tự tại ngồi ghế quan trường! Lời góp
ý của người Dân chỉ là "nước tuôn đầu vịt" mà thôi.
Lê Luân giỏi lắm ! cố lên người bạn trẻ thân thương ! cầu mong toại ý !
Trả lờiXóa