Luân Lê
HÔM NAY VÀ NGÀY MAI
Hôm nay là mảnh đất để gieo mầm cho ngày mai. Nếu hôm nay vùng đất ấy trở nên cằn cỗi, suy thoái thì hạt giống nào sống nổi mà trổ cây cho tương lai sau này?
Cây cối có thể chặt hạ, tài nguyên có thể đem bán, nhưng con người mà chảy máu chất xám và giáo dục hủ bại thì sẽ hỏng nhiều thế hệ tiếp sau. Tư tưởng, nhận thức suy đồi tạo ra những con người tha hoá, lệch lạc. Nó giống như những đám cây cho quả thối hoặc nếu có lành lặn thì cũng rỗng ruột bên trong mà không thể sinh sôi tiếp được.
Hôm nay, trách nhiệm của người trí thức là lên tiếng để khai thông những bế tắc của xã hội. Trách nhiệm của người trí thức là để chỉ trích, chê bai và kể cả là công kích trực diện những thứ xấu xí, cổ hủ, đồi bại, của con người và của chính quyền cai trị. Nếu im lặng trước những điều đó thì người trí thức trở thành kẻ cơ hội và bỏ mặc hoặc biến người khác thành đối tượng để và bị trục lợi.
Các bạn thử đặt câu hỏi:
Hôm nay cả một vùng rộng lớn bị hạn hán, xâm lấn ngập mặn, lại ở nơi vựa lúa của cả nước, thì sẽ lấy gạo và nông sản ở đâu để đáp ứng cho cuộc sống của người dân trên mảnh đất này?
Ở một vùng rộng lớn khác, biển nhiễm độc, dù có đánh bắt xa bờ hơn 20 hải lý và được cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn thì cũng chẳng biết nó có an toàn hay không, khi kiểm tra hàng chục tấn cá đông lạnh vẫn nhiễm chất kịch độc Phenol, mà người dân nói rằng nó được thu mua từ khoảng cách 30 hải lý. Vậy thử hỏi, thực phẩm, hải sản nào có đủ để đáp ứng cho nhu cầu của người dân, mà đang lo lắng từng ngày về mất mùa, hạn hán? Và chính nơi biển độc thì lại đang cần đến những cân gạo để cứu đói. Nhận gạo rồi lại không biết ăn bằng gì vì cá, mắm, muối đều tiềm ẩn nguy cơ độc tố cao?
Ở nhiều tỉnh, thành khác, rất nhiều dòng sông, ao hồ bị nhiễm độc và tôm, cá chết hàng loạt, vậy thủy sản ở đâu để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân trong khi gạo đang thiếu, hải sản, mắm, muối không ai dám dùng vì chưa được công bố nguyên nhân bằng cơ sở khoa học?
Bỏ qua những thứ đó, hiện trạng thực phẩm bẩn, nhiễm độc, tẩm hoá chất diễn ra kinh hoàng trên toàn bộ thị trường, ăn vào thì bệnh tật, độc quá thì chết ngay, không ăn thì lấy gì mà sống? Mở chai nước ngọt thì lo nhiễm chì, arsen. Mua hộp sữa lo nhiễm melamin, đồ giả. Mua thuốc thì sợ hết hạn sử dụng bằng cách chúng sẵn sàng thay thế nhãn, mác để hiệu chỉnh lại ngày tháng, công dụng, chức năng. Vậy người ta biết lựa chọn gì để duy trì cuộc sống sinh học của chính mình? Và cứ nhắm mắt nhắm mũi sử dụng rồi sẽ dẫn đến thoái hoá giống nòi, đó mới là điều đau xót nhất cho một dân tộc và cho con người của một xã hội.
Sống như thời man di, ăn gì cũng lo lắng và sợ hãi, làm gì cũng thấy mất niềm tin và chẳng an tâm bất kể điều gì: ra đường sợ tai nạn giao thông, sợ bị bắt phạt, sợ va chạm rồi dẫn đến đánh đấm thương tật hay mất mạng; đến trường sợ điểm không cao, không đi thày cô lo không được thành tích tốt, học ngày đêm mà rồi không biết mình học để làm gì và làm được gì; ở nhà lo cãi vã, đánh chửi, chia chác lợi ích, mâu thuẫn tình cảm vì vật chất, vì tập tục, lề thói cổ hủ ăn sâu; đến công quyền thì lo thủ tục rườm rà, bị sách nhiễu, vòi vĩnh; có kiện tụng lại sợ công lý chỉ là một diễn viên hài, nếu không đặt "sâu" (show) và đi cửa sau thì e kêu trời không thấu với những yêu cầu chính đáng của mình; tố cáo tiêu cực, tham nhũng thì sợ bị cô lập, trù dập và hãm hại, không ngóc đầu lên được mà thậm chí còn tù đày, lao lý, tán gia bại sản; làm ăn thì thay vì tài năng, trách nhiệm và chuyên môn, người ta đưa nhau ra bàn nhậu hoặc mở tiệc chiêu đãi để hợp tác "thành công"; học đủ thứ trên đời nhưng ra trường người ta lại phải quay cuồng lo tiền, quan hệ để xin việc, mà chủ yếu là xin vào nhà nước để được "an thân và ổn định"; mở cái doanh nghiệp làm ăn thì ghánh đủ thứ thuế, phí, lệ phí, không may thì hết cơ quan này đến tổ chức khác kiểm tra, tệ hơn nữa lại đến công an nhòm ngó mà khởi tố kinh doanh trái phép, lo lắng đủ đường thì tâm trí đâu mà làm ăn và phát triển hay đóng góp gì cho quốc dân nữa; người ta bế tắc nên đâm ra chỉ mong cầu và cậy nhờ vào tâm linh, đức thánh nhân, bụt, phật để cầu tài, tiền, lộc, quan lộ, thăng chức, sức khoẻ, nhưng trong cuộc sống thì phá sức bằng rượu bia, toan tính giành giật và sẵn sàng bất chấp làm ác với nhau; khoa học thì không làm cái gì ra hồn, không có nổi một bằng sáng chế, mà có sản phẩm độc đáo nào đó thì cũng chỉ rải rác và lác đác xuất hiện ở một vài ông nông dân "ít học" làm ra, quá chua xót cho thực tại đau đớn này!
Hôm nay, bao điều như thế cứ diễn ra hiển nhiên và lặp lại, ngày càng lan rộng và khủng khiếp hơn, vậy thì ngày mai dù bình minh có đến theo quy luật thì ánh sáng cũng sẽ chẳng thể nào tồn tại để mà chiếu rọi vào tư tưởng và trí não của người dân cho được.
Hôm nay với bao nhiêu nỗi bất an như thế, nợ công ngập đầu (chính quyền đi vay, không làm ra của cải vật chất, thì người dân đóng thuế mà trả nợ chứ không chính quyền nào có tiền để trả nợ cả), con người vô cảm, luật pháp rối ren, tham nhũng hoành hành, chính quyền bất lực, mà người ta vẫn cứ âm thầm sống cho nốt hôm nay và mặc kệ ngày mai ra sao thì ra.
Nếu cứ sống thế này, tôi thấy lo lắng lắm, vì nếu hôm nay dần hết tài nguyên, dần hết cơ hội khai thác lợi ích, thì ngày mai người ta sẽ phải đối mặt với tình trạng hiển hiện như đất nước xinh đẹp Venezuela là ngay cả giới trung lưu rồi cũng phải bới rác mà tìm thức ăn, vì tiền chẳng mua được bất kể điều gì lúc đó nữa.
Tôi chưa có vợ, con, tôi không giàu của cải vật chất, tôi không có gì để mất ở hiện tại - như theo góc nhìn của đại đa số mọi người là vậy, nhưng tôi nghĩ rằng tôi có những cơ hội và tương lai để mất. Tôi ngược lại nỗi lo sợ của người ta, rằng hiện tại họ có nhiều thứ để mất, nên không thể đánh đổi cho tương lai nào đó chưa đến, trước mắt họ!
Phải chăng, gia tài của mẹ chỉ để lại cho con cháu là đống nợ nần và những nỗi bất an của hôm nay dành lại cho ngày mai?
Ta hôm nay cứ âm thầm sống hèn, thì ắt hẳn ngày mai con cháu sẽ chịu nhục.
Đó là điều chẳng thể nào khác được.
.
HÔM NAY VÀ NGÀY MAI
Hôm nay là mảnh đất để gieo mầm cho ngày mai. Nếu hôm nay vùng đất ấy trở nên cằn cỗi, suy thoái thì hạt giống nào sống nổi mà trổ cây cho tương lai sau này?
Cây cối có thể chặt hạ, tài nguyên có thể đem bán, nhưng con người mà chảy máu chất xám và giáo dục hủ bại thì sẽ hỏng nhiều thế hệ tiếp sau. Tư tưởng, nhận thức suy đồi tạo ra những con người tha hoá, lệch lạc. Nó giống như những đám cây cho quả thối hoặc nếu có lành lặn thì cũng rỗng ruột bên trong mà không thể sinh sôi tiếp được.
Hôm nay, trách nhiệm của người trí thức là lên tiếng để khai thông những bế tắc của xã hội. Trách nhiệm của người trí thức là để chỉ trích, chê bai và kể cả là công kích trực diện những thứ xấu xí, cổ hủ, đồi bại, của con người và của chính quyền cai trị. Nếu im lặng trước những điều đó thì người trí thức trở thành kẻ cơ hội và bỏ mặc hoặc biến người khác thành đối tượng để và bị trục lợi.
Các bạn thử đặt câu hỏi:
Hôm nay cả một vùng rộng lớn bị hạn hán, xâm lấn ngập mặn, lại ở nơi vựa lúa của cả nước, thì sẽ lấy gạo và nông sản ở đâu để đáp ứng cho cuộc sống của người dân trên mảnh đất này?
Ở một vùng rộng lớn khác, biển nhiễm độc, dù có đánh bắt xa bờ hơn 20 hải lý và được cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn thì cũng chẳng biết nó có an toàn hay không, khi kiểm tra hàng chục tấn cá đông lạnh vẫn nhiễm chất kịch độc Phenol, mà người dân nói rằng nó được thu mua từ khoảng cách 30 hải lý. Vậy thử hỏi, thực phẩm, hải sản nào có đủ để đáp ứng cho nhu cầu của người dân, mà đang lo lắng từng ngày về mất mùa, hạn hán? Và chính nơi biển độc thì lại đang cần đến những cân gạo để cứu đói. Nhận gạo rồi lại không biết ăn bằng gì vì cá, mắm, muối đều tiềm ẩn nguy cơ độc tố cao?
Ở nhiều tỉnh, thành khác, rất nhiều dòng sông, ao hồ bị nhiễm độc và tôm, cá chết hàng loạt, vậy thủy sản ở đâu để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân trong khi gạo đang thiếu, hải sản, mắm, muối không ai dám dùng vì chưa được công bố nguyên nhân bằng cơ sở khoa học?
Bỏ qua những thứ đó, hiện trạng thực phẩm bẩn, nhiễm độc, tẩm hoá chất diễn ra kinh hoàng trên toàn bộ thị trường, ăn vào thì bệnh tật, độc quá thì chết ngay, không ăn thì lấy gì mà sống? Mở chai nước ngọt thì lo nhiễm chì, arsen. Mua hộp sữa lo nhiễm melamin, đồ giả. Mua thuốc thì sợ hết hạn sử dụng bằng cách chúng sẵn sàng thay thế nhãn, mác để hiệu chỉnh lại ngày tháng, công dụng, chức năng. Vậy người ta biết lựa chọn gì để duy trì cuộc sống sinh học của chính mình? Và cứ nhắm mắt nhắm mũi sử dụng rồi sẽ dẫn đến thoái hoá giống nòi, đó mới là điều đau xót nhất cho một dân tộc và cho con người của một xã hội.
Sống như thời man di, ăn gì cũng lo lắng và sợ hãi, làm gì cũng thấy mất niềm tin và chẳng an tâm bất kể điều gì: ra đường sợ tai nạn giao thông, sợ bị bắt phạt, sợ va chạm rồi dẫn đến đánh đấm thương tật hay mất mạng; đến trường sợ điểm không cao, không đi thày cô lo không được thành tích tốt, học ngày đêm mà rồi không biết mình học để làm gì và làm được gì; ở nhà lo cãi vã, đánh chửi, chia chác lợi ích, mâu thuẫn tình cảm vì vật chất, vì tập tục, lề thói cổ hủ ăn sâu; đến công quyền thì lo thủ tục rườm rà, bị sách nhiễu, vòi vĩnh; có kiện tụng lại sợ công lý chỉ là một diễn viên hài, nếu không đặt "sâu" (show) và đi cửa sau thì e kêu trời không thấu với những yêu cầu chính đáng của mình; tố cáo tiêu cực, tham nhũng thì sợ bị cô lập, trù dập và hãm hại, không ngóc đầu lên được mà thậm chí còn tù đày, lao lý, tán gia bại sản; làm ăn thì thay vì tài năng, trách nhiệm và chuyên môn, người ta đưa nhau ra bàn nhậu hoặc mở tiệc chiêu đãi để hợp tác "thành công"; học đủ thứ trên đời nhưng ra trường người ta lại phải quay cuồng lo tiền, quan hệ để xin việc, mà chủ yếu là xin vào nhà nước để được "an thân và ổn định"; mở cái doanh nghiệp làm ăn thì ghánh đủ thứ thuế, phí, lệ phí, không may thì hết cơ quan này đến tổ chức khác kiểm tra, tệ hơn nữa lại đến công an nhòm ngó mà khởi tố kinh doanh trái phép, lo lắng đủ đường thì tâm trí đâu mà làm ăn và phát triển hay đóng góp gì cho quốc dân nữa; người ta bế tắc nên đâm ra chỉ mong cầu và cậy nhờ vào tâm linh, đức thánh nhân, bụt, phật để cầu tài, tiền, lộc, quan lộ, thăng chức, sức khoẻ, nhưng trong cuộc sống thì phá sức bằng rượu bia, toan tính giành giật và sẵn sàng bất chấp làm ác với nhau; khoa học thì không làm cái gì ra hồn, không có nổi một bằng sáng chế, mà có sản phẩm độc đáo nào đó thì cũng chỉ rải rác và lác đác xuất hiện ở một vài ông nông dân "ít học" làm ra, quá chua xót cho thực tại đau đớn này!
Hôm nay, bao điều như thế cứ diễn ra hiển nhiên và lặp lại, ngày càng lan rộng và khủng khiếp hơn, vậy thì ngày mai dù bình minh có đến theo quy luật thì ánh sáng cũng sẽ chẳng thể nào tồn tại để mà chiếu rọi vào tư tưởng và trí não của người dân cho được.
Hôm nay với bao nhiêu nỗi bất an như thế, nợ công ngập đầu (chính quyền đi vay, không làm ra của cải vật chất, thì người dân đóng thuế mà trả nợ chứ không chính quyền nào có tiền để trả nợ cả), con người vô cảm, luật pháp rối ren, tham nhũng hoành hành, chính quyền bất lực, mà người ta vẫn cứ âm thầm sống cho nốt hôm nay và mặc kệ ngày mai ra sao thì ra.
Nếu cứ sống thế này, tôi thấy lo lắng lắm, vì nếu hôm nay dần hết tài nguyên, dần hết cơ hội khai thác lợi ích, thì ngày mai người ta sẽ phải đối mặt với tình trạng hiển hiện như đất nước xinh đẹp Venezuela là ngay cả giới trung lưu rồi cũng phải bới rác mà tìm thức ăn, vì tiền chẳng mua được bất kể điều gì lúc đó nữa.
Tôi chưa có vợ, con, tôi không giàu của cải vật chất, tôi không có gì để mất ở hiện tại - như theo góc nhìn của đại đa số mọi người là vậy, nhưng tôi nghĩ rằng tôi có những cơ hội và tương lai để mất. Tôi ngược lại nỗi lo sợ của người ta, rằng hiện tại họ có nhiều thứ để mất, nên không thể đánh đổi cho tương lai nào đó chưa đến, trước mắt họ!
Phải chăng, gia tài của mẹ chỉ để lại cho con cháu là đống nợ nần và những nỗi bất an của hôm nay dành lại cho ngày mai?
Ta hôm nay cứ âm thầm sống hèn, thì ắt hẳn ngày mai con cháu sẽ chịu nhục.
Đó là điều chẳng thể nào khác được.
.
Nhiều khi tôi tự hỏi nếu bỗng dưng chính quyền Anh, Mỹ bị một nhóm độc tài thâu tóm thì dân họ sẽ làm gì? Họ đấu tranh hay nhẫn nhịn? Đấu tranh thì kiểu gì? Ôn hòa chịu bắt bớ đánh đập hay khởi nghĩa vũ trang?
Trả lờiXóaThật chí lý!
Trả lờiXóaAi cũng hiểu chỉ có bọn người đầu bò không chịu hiểu. Vì lợi ích cá nhân, vì đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị hủ bại mà sự ương hèn và khuất nhục đã lấn át tất cả.
Tôi và bạn đều dùng "nặc danh" ngay cái tên cũng không dám để đã là sự hèn hạ đến tận cùng, đừng tỏ ra ta đây nhé! Chứ đừng mở miểng ra đã chửi đổng bọn người đầu bò, ai cũng hiểu nhưng vượt lên sự hèn nhát là cả một quá trình đầu khó khắn.
XóaKính trọng LS Lê văn Luân về những trăn trở của anh. Trên quả đất này không có nơi nào có nhiều vấn đề tồn tại cần phải nói, phải kêu, phải chửi, phải khóc, phải gào, phải gầm, phải thét lên như ở Việt Nam thì người dân lại im lặng một cách đáng sợ, đáng kinh ngạc, đáng kinh tởm như ở VN. Cái im lặng bất thường nhất lịch sử loài người, cái im lặng mà loài giun phải kính nhường ngôi vị vì bản thân nó tuy giời sinh ra nhũn nhùn nhùn mà đôi lúc cũng dám tỏ thái độ bằng cách quằn lên. Im lặng đến nỗi cái Viện Kinh tế & Hoà Bình IEP nào đó phải công bố VN là 1 trong 10 nước có "chỉ số Hoà bình" dẫn đầu toàn cầu: "hoàn toàn không có xung đột"- thật mỉa mai! - một là họ nhìn nhận hồ đồ đánh giá phiến diện, hai là họ chửi xỏ "ý tại ngôn ngoại" về sự im lặng nhục nhã mà không hay,mà ngộ nhận đó là lời khen, tâm lý người Việt cứ thấy chữ "nhất" là sướng. Cũng nhân sự kiện này, nước Nga của thời Putin đã nhạy bén chộp thời cơ đưa ra những phát ngôn: "...ở Việt Nam cũng tồn tại các vấn đề tiềm ẩn xung đột, nhưng chính quyền cố gắng ngăn chặn các tình huống như vậy và giải quyết các vấn đề xung đột thông qua các biện pháp đàm phán, các quy định pháp lý một cách hòa bình. Hoạt động của các cơ quan chính quyền Việt Nam về quản lý xung đột để ngăn chặn các thế lực bên ngoài làm trầm trọng thêm tình hình cũng rất hữu ích trong thời đại chúng ta, đất nước này xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Hoạt động của các cơ quan chính quyền đảm bảo không có xung đột đã tạo ra các điều kiện cơ bản cho sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô...". Họ đã gian xảo đánh tráo khái niệm, gọi sự cấm đoán, đàn áp, bắt bớ, che đậy sự thật, bưng bít thông tin v.v... của chính quyền VN với nhân dân bằng cái tên dường như đơn giản vô hại: "những hoạt động QUẢN LÝ XUNG ĐỘT "- họ đã đem cái áo của con lươn khoác cho con rắn! Họ lợi dụng chuyện này để ve vãn chính quyền Việt nam chuẩn bị cho những bước can thiệp sắp tới và làm hài lòng bọn Tầu, tâng công với chúng để trục lợi bất chấp số phận khốn đốn của người dân VN và sự sống còn của đất nước VN, họ chỉ cần kiếm lợi cho bản thân. thật khốn nạn!
Trả lờiXóaCũng may còn số ít những trí thức có tài có tâm có dũng khí như TS Nguyễn xuân Diện, LS Lê văn Luân, LS Trần vũ Hải V.V...và những người dân không sợ cường quyền áp bức dám cất tiếng nói vì lẽ phải lẽ công bằng, không cam tâm làm nô lệ cho Tầu nên chính quyền ít nhiều chùn tay nếu không họ đã bàn giao xong VN cho giặc. Xin cảm ơn những bài viết tâm huyết của LS Lê văn Luân, mong được đọc thêm. Cảm ơn bác TỄU.
dù bạn có nói gì đi nữa thì "nặc danh" có nghĩa là bạn cũng im lặng ! nguyên nhân là sự sợ hãi những hậu quả tàn khốc của chính quyền đem lại nếu bạn không im lặng
Xóa