Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

LỄ TRUY ĐIỆU PHI CÔNG TRẦN QUANG KHẢI TẠI NGHỆ AN

Linh cữu Đại tá Trần Quang Khải được phủ quân kỳ. Ảnh: VNE.

Hoài Hương

 
MỘT CÂU HỎI NỮA...
BÍ THƯ QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG SAO IM LẶNG?


Suốt từ hôm xảy ra vụ hai máy bay rơi và các phi công tử nạn, mất tích, gần như cả nước hướng về phía biển để chia sẻ tình cảm và ngóng trông một phép lạ... Nhưng có một người lý ra ở vị trí đó thì ông phải là người đâu tiên có chút gì quan tâm... về mặt tinh thần. Ông là Bí thư Quân ủy Trung ương mà. Có thể ông đang rất bận việc, có thể những cuộc gặp gỡ làm việc với các địa phương hay khách mời đã lên lịch không thể bỏ, nhưng chỉ một vài lời thôi, hay một sự chia sẻ với đơn vị PK-KQ có máy bay gặp nạn, với gia đình các phi công gặp nạn... đúng với tư cách "Chình ủy"... Đằng này không???
 

Sáng nay đọc thông tin về lễ viếng Đại tá Trần Quang Khải, trong số những vòng hoa gửi đến viếng có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó thủ tướng và Bộ Quốc phòng gửi vòng hoa kính viếng... Nhưng không có vòng hoa của ông hay tư cách là của Quân ủy Trung ương.
----------------------
.
Hàng ngàn quân nhân, đồng bào dự lễ tang
phi công Trần Quang Khải 

Tuổi trẻ
20/06/2016 06:59 GMT+7 


TTO - 7g sáng nay 20-6, hàng ngàn quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang, các đoàn thể, người thân và đông đảo người dân đã có mặt tại nhà tang lễ Quân khu 4 để viếng và dự lễ truy điệu Đại tá phi công Trần Quang Khải. 

 

Đại tá phi công Trần Quang Khải tại Trường Sa năm 2013 - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG THIẾT


Đoàn phật tử viếng đại tá Trần Quang Khải - Ảnh: Hồ Văn


Dù mới 4 tuổi nhưng bé Trần Khánh Vân con gái đại tá Khải đã cảm nhận được nỗi mất mát. Mặt bé buồn rười rượi, hỏi thì bé chỉ bảo "nhớ ba" - Ảnh: Hồ Văn

9g: Lễ viếng kết thúc. Đúng 9g, Ban tổ chức tiến hành lễ truy điệu cho đại tá phi công Trần Quang Khải. Trung tướng Nguyễn Văn Thanh - bí thư đảng ủy, chính ủy Quân chủng Phòng không không quân, Trưởng ban lễ tang - đọc điếu văn.

8g50: Ngồi lặng bên ngoài hành lang nhà tang lễ, đại úy Nguyễn Việt Hưng - chủ nhiệm kỹ thuật Trung đoàn Không quân 923, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không không quân - đơn vị của đại tá Khải - cho biết: “Trong trái tim của chúng tôi, anh Khải là người chỉ huy bản lĩnh, nhạy bén, có kiến thức chỉ huy giỏi và luôn quan tâm đến cấp dưới. Anh cũng luôn truyền cho đồng đội những kinh nghiệm quý giá, lòng nhiệt huyết và tình yêu với bầu trời Tổ quốc”.

8g25: Mặc dù thời tiết bên ngoài nắng nóng nhưng nhiều đoàn của các đơn vị, tổ chức và người dân vẫn kiên nhẫn đứng xếp hàng chờ đến lượt vào viếng phi công Khải.

Các bạn trẻ chưa từng gặp mặt anh ôm bó hoa cúc vàng, đôi mắt đỏ hoe, bày tỏ cảm xúc thương tiếc tới người chiến sĩ đã hi sinh trong thời bình.

8g05: Vào viếng và dâng hương cho đại tá Trần Quang Khải, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã xúc động ghi vào sổ tang: "... Sự hi sinh của đồng chí càng làm tô thắm thêm cho lá cờ truyền thống vẻ vang của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng...".

Nhiều đoàn cán bộ, chiến sĩ và các đoàn thể đã không kìm được xúc động, nhiều người đã nấc nghẹn khi dâng hương và chia buồn với gia đình phi công Khải tại lễ viếng.

8g: Trong dòng người đến viếng đại tá Khải có đoàn phật tử của chùa Diệc Cổ Tùng Lâm, TP Vinh với hơn 20 người mang theo vòng hoa, xếp hàng chờ đến lượt viếng.

Bà Đậu Thị Sơn, 66 tuổi, mắt đỏ hoe, xúc động nói: "Từ lúc nghe tin hai chiếc máy bay gặp tai nạn, chúng tôi luôn cầu mong sẽ có phép màu đến với các phi công, các quân nhân đã quên mình vì nhiệm vụ của Tổ quốc. Dẫu biết sinh tử là quy luật nhưng sự hi sinh của những người lính trong thời bình để bảo vệ sinh bình yên cho đất nước, nhân dân khiến chúng tôi rất trân trọng và biết ơn".

7g45: Đại úy Nguyễn Danh Hòa, thuyền trưởng tàu BP 34-98-01, đến dự lễ viếng phi công Khải chia sẻ trong tâm trạng xúc động: "Sự hy sinh của đại tá Khải trong khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay là một mất mát lớn với gia đình, thân nhân, đồng đội toàn quân...".

Tàu cứu hộ cứu nạn do đại úy Hòa làm thuyền trưởng là chiếc tàu đã đưa phi công Cường vào chiều 15-6, sau khi được một tàu cá ngư dân Hà Tĩnh cứu vớt cách bờ hơn 43 hải lý.

7g15. Dự lễ tang Đại tá Trần Quang Khải có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thượng tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.


Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng viết sổ tang - Ảnh: Nguyễn Khánh


Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi sổ tang vĩnh biệt đại tá phi công Trần Quang Khải.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh... gửi vòng hoa viếng Đại tá Trần Quang Khải.

Gia đình, bạn bè, đồng đội tiến hành làm lễ dâng hương, viếng hương người chiến sĩ không quân anh dũng

Bên trong nhà tang lễ Quân khu 4, không khí khiêm trang chuẩn bị lễ viếng phi công Khải. Hàng trăm người nhà và đồng đồng đội nghiêng mình tưởng nhớ phi công Trần Quang Khải.

7g. Tham dự lễ truy điệu đại tá phi công Trần Quang Khải có phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Thượng tướng Lương Cường, Bí thư trung ương Đảng, Chủ nhiệm tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân nhân các lực lượng vũ trang, các đoàn thể, đông đội, người thân và đông đảo người dân.

Đúng 7g sáng 20-6, lễ truy điệu Đại tá phi công Trần Quang Khải bắt đầu. Các đoàn tham dự bắt đầu dâng hương, dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ là phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng vào viếng đầu tiên.


Các sĩ quan Quân đội nhân dân chờ đến lượt vào viếng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tiếp theo là đoàn Quân ủy Trung Ương do Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu vào viếng. Các đoàn UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân, các đoàn thể, người thân, đồng đội… lần lượt vào dâng hương.

Trước đó khoảng 6g30 sáng 20-6, Ban tổ chức lễ tang đã thực hiện lễ chế tang phục cho người nhà phi công Khải.


Con gái Đại Tá Trần Quang Khải chắp tay trước di ảnh của cha - Ảnh: Nguyễn Khánh.


Người thân Đại tá phi công Trần Quang Khải làm lễ trong tang lễ - Ảnh: Nguyễn Khánh


Một người thân của Đại tá Trần Quang Khải bật khóc - Ảnh: Nguyễn Khánh


Đoàn Quân uỷ Trung ương do Thượng tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục chính trị dẫn đầu vào viếng Đại tá Trần Quang Khải - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Thượng tướng Lương Cường hỏi thăm người nhà Đại tá Trần Quang Khải - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An viếng tang - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Các sĩ quan Quân đội nhân dân chờ đến lượt vào viếng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

6g. Trên đường Lê Viết Thuật, TP Vinh - trước khu vực dẫn vào Nhà tang lễ Quân khu 4 được thiết lập trật tự chuẩn bị cho lễ viếng và truy điệu đại tá Khải. Rất nhiều cảnh sát giao thông, công an, quân sự và lực lượng kiểm soát quân sự được huy động để đảm bảo giao thông, an ninh trật tự, an toàn cho việc hành lễ.

Trước đó, tối 19-6 tại TP Vinh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đến động viên, thăm hỏi gia đình thân nhân đại tá Trần Quang Khải.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc và cá nhân Phó Thủ tướng đến gia đình đại tá Khải; đồng thời khẳng định Đảng, Nhà nước đánh giá rất cao những đóng góp của Đại tá đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong bất kỳ nhiệm vụ nào được giao cũng đều hoàn thành xuất sắc. Sự hy sinh của đại tá Khải là mất mát lớn đối với gia đình, Đảng, Nhà nước và Quân đội.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng mong muốn, gia đình vượt qua nỗi đau, giành sự quan tâm đặc biệt cho vợ, con nhỏ và bố của đại tá Khải đã cao tuổi đồng thời khẳng định, Đảng, Nhà nước sẽ có trách nhiệm quan tâm đến gia đình đại tá Khải.

* Trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng, Phó tư lệnh Quân khu 4 cho biết, lễ truy điệu đại tá phi công Trần Quang Khải sẽ được tổ chức theo nghi thức Quân đội Nhân dân Việt Nam

Theo đó, lễ viếng được tổ chức từ 7g đến 9g30 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4, đường Lê Viết Thuật, xã Hưng Lộc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
.

Các đoàn viếng đại tá phi công Trần Quang Khải - Ảnh: DOÃN HÒA


Các đoàn vào viếng phi công Khải - Ảnh: Doãn Hòa


Đông đảo người dân đứng bên ngoài Nhà tang lễ quân khu 4, trước giờ lễ viếng và truy điệu phi công Khải - Ảnh: Doãn Hòa

Lễ truy điệu vào hồi 9g30 đến 10g ngày 20-6.


Đưa thi hài Đại tá phi công Trần Quang Khải vào cảng Hải đội 2 chiều tối 18-6 - Ảnh: DOÃN HÒA

Sau đó, thi hài phi công Khải được đưa từ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về quê tại thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.

Lễ viếng tại quê nhà được tổ chức từ 18g ngày 20-6 đến 7g30 ngày 21-6. Lễ đưa tang phi công Khải diễn ra 8g ngày 21-6 và hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Thanh Trì, TP Hà Nội. Lễ an táng vào hồi 17g ngày 21-6, tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

* Đại tá Trần Quang Khải sinh ngày 20-10-1973, nguyên quán xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, trú quán thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thượng tá phi công Trần Quang Khải đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thăng quân hàm từ Thượng tá lên Đại tá. Lễ truy điệu đại tá phi công Khải sẽ được tổ chức sáng ngày 20-6 tại nhà tang lễ Quân khu 4.

Đại tá Khải là phi công cấp 1, Phó trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không không quân.

Theo Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân, Sư đoàn Không quân 371, trong sự nghiệp, phi công Khải được trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.

Như Tuổi Trẻ thông tin, khoảng 7g29 sáng 14-6, máy bay Su-30MK2 xuất phát từ sân bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đang bay huấn luyện trên vùng biển đảo Mắt, Nghệ An - cách TP Vinh khoảng 40km thì bị mất liên lạc.

Trên máy bay gặp nạn có thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, 39 tuổi và thượng tá Trần Quang Khải, 43 tuổi.

Chiều 15-6, phi công Nguyễn Hữu Cường được đưa vào bờ an toàn sau khi được ngư dân Phạm Văn Lệ - chủ tàu cá HT-20219TS phát hiện đang trôi dạt trên biển.

Khoảng 5g sáng 18-6, thi thể phi công Khải được đưa vào bờ sau khi được một ngư dân Nghệ An phát hiện bị cuốn trong dù.

HỒ VĂN - DOÃN HÒA - NGUYỄN KHÁNH

5 nhận xét :

  1. Anh, người chiến sỹ, Quân đội nhân dân.
    Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
    Bay huấn luyện, khi Biển Đông dậy sóng,
    Chí người trai, sốc lại bấu máu nóng.
    Luyện tập gian khó, nhắn kẻ bành trướng phương xa,
    Vũ khí, khí tài, đầy đủ cả,
    Bảo vệ quê hương, biển đảo quê nhà.
    Nhưng sinh mạng anh sao mong manh quá.
    Giữa đất trời, song dữ, chỉ có chiếc áo da..
    Khi người ta tìm thấy anh,..
    Một mình, cái áo quấn quanh đùi.
    Phao bên cạnh, 10 pháo thắp sáng, tắt lụi.

    May bay rớt, không ai đổ ra, cứu anh ngay,
    Họp lên, họp xuống đã hết một ngày,

    Người ta nói, Cứu mạng như cứu hoả,

    Thì ra trong họ chẳng có ai cứu hộ cứu nạn, thực sự cả.
    Nay họp lên, mai lại họp xuống,
    Như đứa trẻ dang làm bài..
    Nào xác định tình huống,
    Nào khoanh vùng hiện trường..

    2000 nguoi, 150 tàu thuỷ máy bay.
    Thời gian trôi qua, tất cả 3 ngay`.
    Cuối cùng ngư dân tìm thấy anh..
    Vẫn trong cái áo xanh mong manh.
    Cách điểm khởi đầu, 30 hải lý.

    Anh từ nhân dân mà ra.
    Rồi lại chính nhân dân tìm thấy anh..
    Cả vạn chiếc thuyền tre,
    Nhà nước không huy động, để cứu anh về,
    Bây giò có tiền rồi, cái gì cũng phải chỉnh tề..
    Bây giờ có quyền rổi, không nhờ dân nữa.
    Người bạn anh, 1 ngày chậm trễ,
    Còn anh 3 ngày lê thê.
    Thôi. Kính cẩn! Tiễn anh, về với Đất Mẹ.

    Trả lờiXóa
  2. Xin được cùng chia buồn với gia đình đại tá Trần Quang Khải và xin được nguyện cầu linh hồn anh được siêu thoát nơi chín suối.
    " Nguyễn Phú Trọng ơi là Nguyễn Phú Trọng " ống lú thật rồi!, sự mất mát đau thương trong những ngày này đáng lẽ phải là những ngày quốc tang mới đúng!, toàn dân, toàn quân cùng nhau hướng về để cùng được chia sẽ những mất mát đau thương này! thế mà còn "ông" không thấy đâu? thế mà ông mang danh là " quân ủy trung ương " đó sao?
    Dân tộc ta có một ông " lú " lãnh đạo đất nước trong thế kỷ 21, thế làm sao mà dân tộc ta sánh được với các cường quốc năm châu?

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn những dòng chữ lưu niệm của Trịnh Đình Dũng ghi trong sổ tang mà muốn cho một cái tát quá.Cẩu thả,thiếu cả dấu(đại ta),xiên lượn,thái độ không tôn trọng người đã mất.Loại này mà vẫn cơ cấu vào TW,PTT thảo nào đất nước,nhân dân gồng mình lên mà vẫn không thể thoát ra khỏi đói khổ,lầm than được

    Trả lờiXóa
  4. Xin chia buồn với tang quyến.Chị và cháu nhỏ."Thứ nhất là mồ côi cha,thứ nhì gánh vã,thứ ba góa chồng".Khổ không kể được.Nỗi đau thương mất mát nào cũng cần được chia sẻ. Nhưng tôi cũng xin mạo muội bày tỏ suy nghĩ của cá nhân mình:
    Máy bay quân sự rơi là tai nạn chưa xác định được nguyên nhân. Trục vớt,tìm kiếm hộp đen,lời kể trung thực của một phi công trong cuộc còn sống có thể làm căn cứ biết được vì sao máy bay gặp nạn.chưa biết đến khi nào sẽ có câu trả lời.

    Anh Khải tử nạn trong khi làm nhiệm vụ được công nhận liệt sĩ là xứng đáng.
    Việc thăng hàm từ thượng lên đại tá là ghi công hay an ủi?
    Việc ông chủ tịch Hanoi đăc cách xếp việc cho chị vợ liệt sĩ vào trường Chu văn An là đền bù hay an ủi?nếu là đền bù thì theo qui chế nào của luật công chức?
    Quân đội tổ chức tang lễ theo nghi thức nhà binh là cần thiết và phù hợp. Nhưng có đáng linh đình om xõm đến thế không.Hay đây là tang lễ cấp nhà nước?
    Vẫn còn 09 quân nhân chưa tìm được .
    Người chết vì tai nạn đâm xe ở Lâm đồng,sập giàn giáo,sập lò,ngư dân bị tầu lạ bắn chết...
    Hình như 1 cái su khôi có giá tới 50 triệu mĩ kim (trên 1000 tỷ vnđ)?
    Định lượng là thiệt hại phi công,máy bay,chi phí cho nhân lực và phương tiện tìm kiếm,thong tin truyền thông om xòm...
    Định tính là quyết liệt,là khẩn trương hết cỡ,là các bộ mặt biểu cảm đau xót ,thương tiếc và cả sự thỏa mãn cho thói tò mò của vô số kẻ vô công hiều kỳ.
    Chỉ có gia đình,bạn bè,đồng đội là thấm thật đau thương.
    Có ai qui được cả lượng và chất là bao nhiêu thóc không?
    Một dân tộc khôn ngoan là một dân tộc biết vứt bỏ đi những phù phiếm xa hoa. cùng nhau thức thời nhìn về phía trước tránh đi những thỏa mãn nhất thời để cùng chịu những thiệt đơn thiệt kép !!!

    Trả lờiXóa
  5. Trịnh Đình Dũng còn "chúc" người đã chết yên nghỉ nghìn thu.

    Trả lờiXóa