Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: internet
Cần làm rõ trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
FB Bạch Hoàn
13-6-2016
“Mai nghỉ hưu, hôm nay phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, không phải sắp nghỉ thì không chịu trách nhiệm gì”. Tại cuộc họp báo Chính phủ cuối năm 2015, thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã nói như vậy.
Cá nhân tôi thì nghĩ rằng, sắp nghỉ hưu đương nhiên phải chịu trách nhiệm với công việc. Còn nghỉ hưu rồi, vẫn phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm.
Cuối 2014, ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng thanh tra Chính phủ đã phải nhận hình thức kỉ luật từ Ban Bí thư. Trước đó, ông Truyền bị báo chí phản ánh có nhiều sai phạm trong thực hiện chế độ chính sách về nhà ở, kí hàng chục quyết định thăng quan tiến chức cho thuộc cấp trước khi về hưu. Dân gian gọi là hốt cú chót.
Những vụ việc như vậy xử lý được, thì không có lý gì lại bỏ qua trường hợp của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, trong vụ việc liên quan đến việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, người đang nổi danh với việc gắn biển số xanh vào chiếc xe Lexus trị giá hơn 5 tỉ đồng làm phương tiện đi lại.
Ông Trịnh Xuân Thanh, sinh năm 1966, quê ở Đông Anh, Hà Nội. Từ 2009-2013, ông Thanh giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị, bí thư Đảng ủy Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
Trong thời gian ông Thanh lèo lái con thuyền PVC cùng với Vũ Đức Thuận (tổng giám đốc từ 2009-2013), PVC lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ trầm trọng. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của PVC, năm 2012 công ty này lỗ 1.368 tỉ đồng. Năm 2013, PVC lỗ 1.927 tỉ đồng. Đó là chưa tính khoản lỗ của các đơn vị thành viên.
Trước tình trạng này, đầu năm 2014, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu Tập đoàn dầu khí quốc gia VN kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ của PVC, gây cho khăn cho cả Tập đoàn. Đồng thời, phải báo cáo Bộ Công thương. Bộ Công thương xem xét và báo cáo thủ tướng.
Không hiểu Bộ Công thương đã thực hiện xem xét và giám sát việc xử lý của tập thể và cá nhân để xảy ra thất thoát hàng ngàn tỉ đồng như thế nào, mà suốt từ đó đến nay, những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp nhà nước gây thua lỗ, lại vẫn đang thênh thang quan lộ.
Không những thế, thay vì báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất xử lý trách nhiệm các cá nhân như ông Thanh, ông Thuận, thì chỉ trong vòng 19 tháng, chính Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã ba lần thăng tiến cho Trịnh Xuân Thanh.
Cụ thể, từ tháng 9-2013 đến tháng 4-2015: ông Trịnh Xuân Thanh được chuyển từ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị PVC sang làm phó chánh văn phòng Bộ Công thương, trưởng đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng; Tiếp đó, ông Thanh được đề bạt lên chức Chánh văn phòng Bộ Công thương; Sau đó, ông Thanh lại tiếp tục được nắm giữ chức Vụ trưởng, chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương.
Đó có thể coi là những bước đệm để ông Thanh về Hậu Giang làm phó chủ tịch tỉnh và sự nghiệp chính trị tiếp tục rộng mở khi ông Thanh vừa trúng cử đại biểu Quốc hội.
10 năm làm Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng đã làm gì?
“Thành tích” nổi bật nhất có lẽ là sắp xếp được vị trí cho con trai Vũ Quang Hải hiện ngồi ở Sabeco.
Một “thành tích” nổi bật khác, là ông Hoàng đã tạo ra một cơ chế giám sát vô cùng lỏng lẻo cho đa cấp biến tướng lộng hành, hút máu hàng triệu dân nghèo, tiền mồ hôi nước mắt của người dân được vơ vét về tay vài thế lực.
10 năm làm Bộ trưởng Bộ Công thương, câu chuyện đầu ra cho nông sản Việt Nam vẫn không có nhiều sự chuyển biến tích cực. Có chăng là doanh nghiệp đã tự mò mẫm tìm đường. Dưa hấu, thanh long… vẫn cứ được mùa mất giá. Năm 2015, khi nông dân miền Trung chỉ còn biết khóc trên những cánh đồng dưa hấu không có người mua, thì Bộ Công thương, nơi lẽ ra phải có những quyết sách mang tầm quốc gia giải quyết đầu ra cho người dân bớt cơ cực, thì họ cũng chỉ biến trụ sở Bộ Công thương thành một điểm bán dưa từ thiện.
Trong bối cảnh đó, ông Vũ Huy Hoàng, càng ngày tôi càng thấy thịnh tướng, da dẻ hồng hào, thân hình bệ vệ, khuôn mặt chưa bao giờ có nét đăm chiêu.
(Còn tiếp…).
Quân Manh
Bạch Hoàn nói về vụ cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng- nguyên Uỷ viên Trung ương cũng có lý lắm đấy. Để cụ thể hoá ra, anh gạch thêm vài cái gạch đầu dòng cho thấy "Trần Văn Truyền" của Bộ Công Thương kinh khủng thế nào:
-Ký 2 quyết định bổ nhiệm một người vào một chức vụ Trưởng phòng ở Cục Quản lý thị trường (sau phải chuyển 1 người sang chức vụ hàm trưởng phòng).
-Sắp xếp cho con trai (Vũ Quang Hải),PVFI, nguyên là Tổng giám đốc Công ty PVFI- một cty thuộc Tập đoàn Dầu khí: năm 2011 đã lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ là 300 tỷ đồng- sau đó đưa Hải về Cục Xúc tiến thương mại của Bộ (thời điểm đó PVFI rơi vào nguy cơ phá sản, đình trệ hoạt động) - > làm uỷ viên Hội đồng quản trị Sabeco kiêm Phó tổng giám đốc.
-Thư ký của cựu Bộ trưởng làm Chủ tịch Sabeco
-Sắp xếp đưa con của ông chủ DN vàng bạc đá quý lớn tại Hà Nội làm Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và CN của bộ khi mới ngoài 20 tuổi, vừa học nước ngoài về rồi đưa lên làm phó Chánh VP Bộ. (Khi gặp các phóng viên, cậu giai này còn khoe: Bố em đầu tư cho em theo ngạch này.
->2 gạch đầu dòng trên thì hôm nay báo chí đăng cả rồi (VAFI)
-Những vụ lùm xùm thi tuyển cán bộ, công chức Cục QLTT, Cục QLCT năm 2014 để lộ đề thi, con em cán bộ trúng tuyển mà không xử lý, kỷ luật cán bộ, người vi phạm trong tổ chức thi tuyển lại làm Cục trưởng QLTT.
Đó là vài gạch đầu dòng tạm thế thôi đã đủ thấy "tầm vóc" Trần Văn Truyền của MOIT khủng thế nào.
-> Cho nên, đây chính là "cửa" để những nhân vật như Trịnh Xuân Thanh "rửa" hồ sơ, từng bước leo lên các chức vụ quan trọng trong bộ máy, hòng "rũ bùn đứng dậy sáng loà".
Con quan thì lại làm quan
Trả lờiXóaNào đâu chỉ Hải con Hoàng thôi đâu
Ảnh Anh Triết Nghị tiến mau
Lớp anh trước, lớp em sau nhịp nhàng...
Đã truy, truy hêt "cả làng"
Bất tài vô dụng thì sang..."quét chùa"!
NQH