Nhân Ngư (仁 魚) hay cá Ông Voi
Trần Ngọc Đông
Lời dẫn của Trần Ngọc Đông: Nhân chuyện cá voi chết ở Nghệ An, chợt nhớ sách 'Vũ Trung Tùy Bút' được viết vào khoảng đầu thời Nguyễn của Phạm Đình Hổ cũng có truyện cá voi chết ở tỉnh này. Trong sách gọi là 'Nhân Ngư' rồi có chua bằng chữ Nôm 'tục danh cá Ông Voi'. Mới thấy rằng: từ xưa đến nay dân ta đều rất tôn trọng loài cá này. Chẳng thế đã đặt tên cho là NHÂN NGƯ (Loài Cá Nhân Nghĩa) .Khi chết phải kéo vào bờ chôn cất tử tế, lại có văn tế như người. Ấy cũng là một điều hay của ngư dân đến nay còn giữ được .
Trong truyện xưa cá đã chết vì "tức giận nhục nhằn".. còn hôm nay chẳng hiểu vì sao cá chết? Hơn nữa vội vàng chôn khi vừa kéo vào bờ là cớ sao?
Cá Voi
Lời dẫn của Trần Ngọc Đông: Nhân chuyện cá voi chết ở Nghệ An, chợt nhớ sách 'Vũ Trung Tùy Bút' được viết vào khoảng đầu thời Nguyễn của Phạm Đình Hổ cũng có truyện cá voi chết ở tỉnh này. Trong sách gọi là 'Nhân Ngư' rồi có chua bằng chữ Nôm 'tục danh cá Ông Voi'. Mới thấy rằng: từ xưa đến nay dân ta đều rất tôn trọng loài cá này. Chẳng thế đã đặt tên cho là NHÂN NGƯ (Loài Cá Nhân Nghĩa) .Khi chết phải kéo vào bờ chôn cất tử tế, lại có văn tế như người. Ấy cũng là một điều hay của ngư dân đến nay còn giữ được .
Trong truyện xưa cá đã chết vì "tức giận nhục nhằn".. còn hôm nay chẳng hiểu vì sao cá chết? Hơn nữa vội vàng chôn khi vừa kéo vào bờ là cớ sao?
Cá Voi
Vũ Trung Tùy Bút
Ông Nguyễn Tông Trình làm Đốc thị tỉnh Nghệ An, lúc mới đến nhậm chức, có một con cá voi chết ở bờ biển, dài hơn một trăm thước, bề ngang cũng chừng bấy nhiều, quan địa phương lên trình ông biết. Ông liền cùng với đồng liêu đến nơi làm bài văn tế.
Vài năm sau, có một đồng tử, dung mạo đẹp đẽ, độ mười bốn mười lăm tuổi, mặc áo học trò, đến cửa nha môn hỏi thăm anh Nguyễn Tông Trình có ở trong nhà không. Người canh cửa đuổi đi, mắng:
"Đứa trẻ con nào đó dám nói hỗn đến trưởng quan, không đi ngay thì ta đánh cho bây giờ!".
Liền rũ tay áo, cười mà rằng:
- "Ta nhớ bạn cố nhân nên chẳng quản xa xôi đến hỏi thăm, không gặp thì ta đi, làm gì mà hung hăng thế !".
Người canh cửa lấy làm lạ, liền vào bẩm quan. Ông Trình chỉnh tề áo mũ, nghiêm trang ra đón, thì đồng từ đã đi xa rồi. Ông liền sai kẻ nha dịch chạy theo, cố mời trở lại. Vào ngồi yên đâu đấy, đồng tử cười bảo ông rằng:
-"Bấy lâu cách biết, vẫn nhớ mà huynh ông, mà huynh ông không nhớ đến cố nhân ư ?".
Ông từ tạ, rồi bày rượu ngồi nói chuyện. Đồng tử bùi ngùi nói:
-"Tôi với anh đều ở trên thiên tào bị trích giáng. Anh thì sinh ra trên cõi đời, làm nên khoa giáp, không đến nỗi biến mất cái bản lai diện mục[1]. Không như tôi bị khiển trách, sinh ra làm loài cầm ngư, ở trong đám bụi hồng bể khổ, chỉ làm cho đời người thêm buồn bã mà thôi".
Hỏi kĩ thì đồng tử kể lại rằng:
- "Tôi lúc mới bị trích xuống thì làm chim khiếu, tinh khôn mà hót hay, gặp được anh chàng ăn chơi ở chốn đô thành bỏ ra món tiền lớn mua về, sớm tối làm cảnh, ví như ngọc củng bích[2]. Phải như thế đến hơn mười năm, lắm lúc muốn lột bỏ da lông mà thác đi cho rồi. Song nghĩ chưa được mưu kế gì. Một bữa kia, sổ lồng bay ra. Khi ấy, chủ nhân đang pha chè đãi khách, âm chuyên chén mẫu trị giá đến hàng trăm bạc. Tôi bay lên chỗ chiếu khách ngồi, nhảy nhót, sa ngay vào bộ chén, vỡ tan. Chủ nhân nổi giận lấy xe điếu đập chết. Song Thượng Đế bảo tôi bị trích giáng chưa mãn hạn, nên lại xuống làm kiếp cá voi. Được ba năm, tôi nghĩ mà tức giận nhục nhằn, mới nhân thủy triều ngoi lên bờ nằm phơi vây ra đấy mà chết. Khi ấy, anh cũng bạn đồng liêu đến thăm, làm văn tế tôi; hiềm rằng đôi đường u hiển khác nhau, không được cùng nhau nói chuyện. Đến khi đọc bài văn tế của anh, thì nghe ra linh cơ diệu tứ rất hay. Nay nhờ Thượng Đế cho mãn hạn trích giáng, được vào nơi hang núi tu hành để rồi lại bổ chức cũ. Tôi sắp được về chầu Thượng Đế, nên lại chơi cáo biết với cố nhân; ngày khác được gặp nhau ở nơi tử phủ thanh đô[3], cũng chẳng bao lâu nữa".
Ông nhân mời nghỉ lại chơi, hỏi về bước tiến trình của mình sau này thế nào, thì nhiều điều không chịu tiết lộ. Sớm hôm sau, đồng tử cáo biệt ra đi, ông chỉnh tề khăn áo, tiễn khỏi cửa, thì không thấy đâu nữa. Chẳng bao lâu sau, ông cũng mất tại chức.
Ảnh: Bản chữ Hán theo tư liệu số thư viện ĐH Yale
CÁM ƠN TÁC GIẢ Trần Ngọc Đông VÀ CHỦ NHÀ.
Trả lờiXóaTÔI CÓ DỊP ĐỌC TÀI LIỆU NẦY, MỘT SƯU TẬP CỦA CỐ GS MAURICE DURAND, (PDF FILE 204 TRANG, 129 NB), TRÊN DƯỚI 20 NĂM TRƯỚC, NAY NHÂN ĐỌC TRUYÊN "CÁ VOI". MAY MÀ TÀI LIỆU NẦY CÒN GIỮ TRONG MÁY, MONG CÓ THỜI GIAN ĐỌC LẠI.
LVD
Cảm ơn giáo sư Lê Văn Đặng đã quá mục đọc bài viết. Chúc giáo sư luôn mạnh khỏe và chúc Viện Viện Học đạt được nhiều thành công trong việc gìn giữ và quảng văn hóa Việt Nam.
XóaTôi có thể một mình mặt đối mặt với cái ác mà không chút sợ hãi , nhưng tôi không đủ dũng cảm để nhìn hình ảnh cá Ông voi chết nổi lềnh bềnh trên biển . Đau xót lắm .
Trả lờiXóa