Chu Hảo
Những lần bầu cử Quốc hội trước đây tôi thật sự thờ ơ, có lý do để vắng mặt hoặc nhờ người bỏ giùm, như một sự thường tình đối với một bộ phận không nhỏ tầng lớp xã hội được coi là “trí thức”. Chỉ vì thấy nó hình thức, vô tích sự; chứ chưa có ý thức rõ rệt về Dân chủ, Quyền con người và Quyền công dân như vài chục năm gần đây. Bạn bè bảo thế là thuộc loại “ngu lâu”. Đành vậy! Thế hệ chúng tôi ở Miền Bắc được nhào nặn y hệt như các thế hệ Xô Viết mà bà Svetlana Alecievich (Giải Nobel Văn học 2016) mô tả một cách hết sức sâu sắc, sinh động và khách quan trong tác phẩm văn học phi hư cấu tựa đề “Sự kết thúc của con người đỏ - Thời thứ phẩm”. Thế thì còn mong gì hơn?
Nhưng lần này tôi sẽ thực hiện quyền bầu cử một cách nghiêm chỉnh, dẫu biết rằng thời kỳ “Con người đỏ” ở nước ta chưa đến hồi kết thúc, mà những sản phẩm của “Thời thứ phẩm” thì đã có sẵn rồi. Đó là một “Giai cấp mới” mà cựu PhóTổng thống Liên bang XHCN Nam Tư Milovan Djilas, đặt tên cho tầng lớp quan chức và nhân viên công quyền, vô tình hay cố ý đồng lõa với Nhà nước, cướp bóc đồng bào mình qua việc chi tiêu vô tội vạ tiền đóng thuế của dân. Đó là một chính quyền tha hóa, bị các nhóm lợi ích bất chính chi phối, vô trách nhiệm và vô cảm trước nỗi thống khổ của nhân dân. Đó là cả một hệ thống chính trị lấy bạo lực và giối trá làm phương châm hành động để thức hiện các chính sách ngu dân, bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt tư tưởng và đàn áp dã man bất kể ai bị coi là bất đồng chính kiến.
Tôi sẽ đi bầu cử dẫu ngày càng thấy rõ Hiến Pháp 2013 chưa đựng nhiều điều phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ, như đã được vạch ra trong Kiến Nghị của 72 nhân sỹ trí thức, và nhất là trong bốn bài báo - công trình nghiên cứu công phu, mang tính học thuật cao của Giáo sư Hoàng Xuân Phú. Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt; Hiến pháp vi hiến; Bắt mạch Hiến…nháp; Não lòng với Hiến pháp.
Tôi sẽ đi bỏ phiếu một cách nghiêm chỉnh dẫu biết rằng Luật bầu cử hiện hành là một bộ luật vi hiến, như phân tích cũng của Giáo sư Hoàng Xuân Phú trong bài “Bầu cử kiểu gì khi tệ từ Luật”.
Tôi vẫn đi bầu cử dù đau lòng và phẫn nộ chứng kiến hành vi “ngồi xổm” trên Hiến Pháp và Luật bầu cử, xẩy ra trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội đương nhiệm và trong quá trình “hiệp thương” lựa chọn ứng viên Đại biểu Quốc hội khóa tới.
Thể chế chính trị này phải được thay đổi tận gốc rễ, đó là xu thế thời đại, là đòi hỏi cấp thiết của dân tộc. Nhưng thay đổi triệt để bằng một cuộc cách mạng bạo lực là điều chúng tôi không mong muốn, vì không muốn để cho đất nước này lại lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn, máu chảy đầu rơi. Một thể chế được dựng lên bằng “nòng súng” tất sẽ có một “nòng súng” to hơn phục sẵn phía trước.
Thay vì nôn nóng bạo lực, thiết nghĩ lại phải đứng lên theo lời hiệu triệu thống thiết của Phan Châu Trinh cách nay hơn một thế kỷ: “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh”. Dân trí phải đủ cao để hướng Dân khí vào mục tiêu cách mạng phi bạo lực. Ở đây Dân trí trước hết là sự giác ngộ về quyền Con người, quyền Công dân, trong đó có quyền bầu cử các đại biểu của mình trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.
Thay vì tẩy chay, lần này tôi chọn thái độ tham gia nghiêm túc với ý thức cùng toàn dân sử dụng lá phiếu chính đáng của mình với phương châm:
CHỈ BẦU CHO NHỮNG NGƯỜI MÀ MÌNH BIẾT RÕ PHẨM CÁCH VÀ NĂNG LỰC.
KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG BẦU!
Những thông tin về các ứng viên mà các tổ chức phụ trách bầu cử công bố là quá sơ sài và thiếu chính xác khiến tôi không thể tin cậy. Đơn giản vậy thôi! Để làm gì? Để lá phiếu của mỗi công dân ngày càng trở nên có giá trị hơn trong việc lựa chọn những người xứng đáng vào các vị trí lãnh đạo quốc gia và lựa chọn thế chế.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016
Những thông tin về các ứng viên mà các tổ chức phụ trách bầu cử công bố là quá sơ sài và thiếu chính xác khiến tôi không thể tin cậy. Đơn giản vậy thôi! Để làm gì? Để lá phiếu của mỗi công dân ngày càng trở nên có giá trị hơn trong việc lựa chọn những người xứng đáng vào các vị trí lãnh đạo quốc gia và lựa chọn thế chế.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016
Chu Hảo
_____
Tễu Blog: Tác giả Chu Hảo là Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệnlà Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, và là Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh.
_____
Tễu Blog: Tác giả Chu Hảo là Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệnlà Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, và là Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh.
Nói như GS Chu Hảo tức là sẽ gạch hết nếu không biết các ứng cử viên là người như thế nào (ngoài lý lịch).
Trả lờiXóaOK, đúng vậy, gạch hết những kẻ trong bộ máy công quyền !!!
XóaChính quyền chỉ cần chúng ta đi bầu cho có, còn việc bầu như thế nào không thành vấn đề vì kết quả đã quyết trước rồi. Vậy không đi bầu là thực hiện quyền công dân (bầu cử chưa được quy định là nghĩa vụ công dân mà chỉ là quyền)
XóaRất cảm ơn GS, bài viết giúp tôi CÓ CHỌN LỰA DỨT KHOÁT KHI ĐI BẦU CỬ
Trả lờiXóaXưa nay mình vẫn đi bàu cử, đơn giản chỉ vì,
Trả lờiXóanếu không đi, sẽ có người đến gõ cửa,
thế là phải mất công ra mở cửa.
Thế thôi.
Bác Chu Hảo lần này 'Tôi sẽ đi bàu' rất chi là chính trị.
Mình thì lần này sẽ đi bàu rất chi là không thích phải ra mở cửa
Các vị chú ý . Đừng biến lá phiếu của mình thành lá phiếu không hợp lệ . Nó sẽ bị người ta lợi dung đấy .
Trả lờiXóaTôi không bầu người mà tôi không biết về họ. Dẫu biết rằng mình không bầu mhưng 'nó' vẫn trúng cử.
Trả lờiXóaChà, Obama thăm chùa tàu, không thưm chùa Việt bà con ơi http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-thong-obama-du-kien-tham-ngoi-chua-trung-tam-sai-gon-3406271.html
Trả lờiXóaKhông biết không bầu , rất đơn giản Cảm ơn Giáo Sư!
Trả lờiXóaLâu nay tôi đều gạch chéo vào lá phiếu như vậy rôi đó thưa giáo sư... Cứ nghĩ đến việc chúng đã sắp xếp hết rồi mà vẫn làm trò kêu dân "bầu" mà sôi máu... Y như một trận bóng đã được bán độ, giàn xếp tỷ số... mà khán giả vẫn u mê, reo hò, hồi hộp với từng đường bóng trên sân...
Trả lờiXóaBiết nó đã sắp xếp thì đi bầu làm gì.
XóaĐi bầu là giúp chúng DIỄN TRÒ DÂN CHỦ đó bác.
Chính xác.
XóaThưa GS "không biết không bầu", nhưng để làm gì? Bởi không bầu chúng vẫn cứ trúng cử. Theo tôi việc bầu cử ở Việt Nam chỉ có ý nghĩa khi chấm dứt đảng độc tài và có sự giám sát của quốc tế, còn không nó chỉ là trò bịp.
Trả lờiXóa"Không biết không bầu" .Tôi tán thành ý kiến của giáo su Chu Hảo !
Trả lờiXóaNhưng thưa giáo sư , chẳng cần ai bầu họ vẫn trúng ...nhiều chục năm nay rồi !
Tôi sẽ đi bầu, nhưng thay vì gạch đi 4 cái tên trong lá phiếu, tôi sẽ viết đè lên 4 cái tên đó dòng chữ Dân Muốn Cá Sống, chỉ để lại 1 cái tên nào mà tôi muốn, xem thử lá phiếu của tôi có bị cho là không hợp lệ hay không !?
Trả lờiXóađi thì tồn công sức mình mà thôi. Không bầu cũng có người trúng cử đấy. Để mà xem
Trả lờiXóa"Hãy cùng nhau thực hành cuộc đấu tranh bằng phương thức bất tuân dân sự đối với cuộc bầu cử do đảng CSVN tổ chức và thao túng. Hãy tìm mọi cách để không đến phòng phiếu vì đảng chẳng bao giờ quan tâm đến việc chúng ta bầu cho ai, hay gạch hết tên những ứng cử viên vì chẳng ai biết chúng ta làm chuyện đó. Kết quả đã được đảng CSVN định trước. Đảng chỉ cần hình ảnh người người xếp hàng đi bỏ phiếu để chứng minh nước CHXHCNVN "dân chủ đến thế là cùng". Hãy đi du ngoạn, về quê thăm viếng người thân, hay ý nghĩa hơn là vào ngày bầu cử, chúng ta có mặt tại những vùng bị nhiễm độc để thu thập tin tức, thăm hỏi ngư dân; hay đi Hà Nội, Sài Gòn trước một ngày để chuẩn bị chào đón Tổng thống Obama với một bó hoa, hình cá trên mặt và thông điệp về quyền con người, trong đó có quyền bày tỏ chính kiến về thảm họa môi trường và trách nhiệm của giới cầm quyền."
Trả lờiXóaChiều tối hôm nay ông Nguyễn Hạnh Phúc "ngồi" trên VTV1 nói đi bầu là "quyền và nghĩa vụ của công dân". "quyền" thì đúng rồi, nhưng "nghĩa vụ" thì ông này mới bổ sung vào luật bầu cử. Láo thế là cùng! Dám đắp thêm cái "nghĩa vụ" công dân vào Hiếp pháp và luật bầu cử. Luật mẹ và luật con không có điều khoản nào ghi đi bầu là "nghĩa vụ" của công dân mà ông Phúc lại dám nói trên cái VTV1. Các ngài cứ tuyên truyền bầu cử là "ngày hội". Nếu là ngày hội thì là vui vẻ, nói cười. Vì thế luật không quy định công dân phải có ngĩa vụ đi chơi hội, không có ngĩa vụ vui vẻ, nói cười. Vì di hội, vui vẻ, nói cười là cái quyền, có ai quy định đó là nghĩa vụ đâu. Công dân thấy rằng cái "ngày hội" đó không vui, không thiết thực thì không đi. Đơn giản vậy thôi. Nếu loa phường réo gọi tên từng người chưa đi hoặc không đi bầu là xâm phạm quyền công dân đấy! Các đồng chí chủ tịch phường, tổ trưởng dân phố phải hiểu cái điều sơ đẳng này để mà hành xử công vụ cho phải đạo, nhá!
Trả lờiXóaNguyễn Hạnh Phúc , ông này chán lắm
XóaQuân xanh, quân đỏ
Trả lờiXóaGạch bỏ quân nào?
Một lũ tào lao
Thằng nào cũng gạch
Hoan hô bác Hảo
Trả lờiXóaMách bảo chúng em
Ra xem phường chèo
Cải lương, hát bội
Mang tên ngày hội
Lôi dân lên đồng
Khi đi chợ ai cũng muốn lựa cho mình bó rau tươi ngon, chẳng ai dại gì lựa bó rau héo cả trừ khi bi ép buộc.
Trả lờiXóaBầu cử ở VN cũng thế thôi.
Đi bầu gạch hết vẫn trúng, cái máy quay dí vào tận mặt và cái loa được thể hô hoán toàn dân nô nức phấn khởi đi bầu cử, rồi thì là đó là "ngày hội của toàn dân". nó dàn dựng mình mình đi đóng phù họa cho nó rồi nó cười khẩy nó bảo đồ ngu.
Trả lờiXóaNhững người xứng đáng, một lòng vì dân vì nước tự ứng cử thì bị bọn nó "hiệp thương" gach tên hết rồi, chỉ còn lại một lũ vô lại thôi.
Trả lờiXóaNhiệm kỳ QH khóa 13 tôi cũng đã gạch tên lão Trọng lú (lão được chỉ định ứng cử khu vực Ba Đình) nhưng rồi lão vẫn cứ "trúng". Kỳ này tôi vẫn cứ gạch lão, dẫu biết rằng lão vẫn "trúng", để ít ra lão cũng biết rằng, vẫn có một cử tri ghét lão đến tận xương tủy!
Bác tưởng người ta kiểm phiếu à? Chỉ một vài thùng phiếu được đổ ra làm ra vẻ đang kiểm phiếu để quay phim chụp hình tuyên truyền thôi, còn lại người ta đốt sạch mà chẳng thèm xem. Kết quả bầu cử bịa sẵn trong máy tính từ hàng tuần nay rồi bác ạ, chờ bầu cử xong là in ra thôi.
XóaNếu không tin cậy ai, HÃY GẠCH CHÉO và CHỤP HÌNH LẠI.
Trả lờiXóaCứ thằng con nào có thành tích nhiều là gạch hết,vì chính những thằng này,con này đã làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân nhiều hơn
Trả lờiXóaOK
XóaNó chấp luôn, nó trúng từ trước rồi.
XóaHOAN HÔ GIÁO SƯ CHU HẢO. GẠCH HẾT.
Trả lờiXóaKhông biết ý ông Chu Hảo là sao?
Trả lờiXóaVì phiếu bầu mà ông gạch hết thế nào cũng bị nhắc nhở.
Biết của ai mà nhắc nhở ?
XóaKhông kiểm phiếu đâu!
XóaTôi đồng ý với quan điêm của GS Chu Hảo ,chỉ bầu cho những người mình biết về tư cách và năng lực .Nhưng trong danh sách bầu cử nơi tôi ở thì TÔI KHÔNG ĐƯỢC BIẾT MẢY MAY TƯ CÁCH VÀ NĂNG LỰC CỦA 5 VỊ ỨNG CỬ .Vậy tôi làm thế nào ?
Trả lờiXóaTôi có một niềm vui ít người có được là: đã 30 năm nay tôi không phải đi bầu, hoàn toàn không bị chuyện bầu bán làm phiền. Cách đây chừng 30 năm vào cái hôm phải đi bầu khoảng 10 giờ sáng ông tổ trưởng dân phố vào nhà giục tôi đi bầu, tôi cãi lý rằng “tôi đang bận, thời gian bầu cử đến 18 giờ mới hết!”, ông ấy bỏ đi, một lúc sau quay lại cùng anh công an khu vực gây sức ép. Ừ thì đi bầu, lần ấy tôi cứ nhè tên nào lắm thành tích là gạch. Sau lần ấy vợ tôi vốn “bôn sệt” sợ bị ảnh hưởng nên luôn sốt sắng đi bầu luôn cho tôi từ sáng sớm. Tôi là một công chức mẫn cán nhưng không chịu phấn đấu vào đảng, vợ tôi thì lại cực yêu đảng (thực chất là máu làm quan) nên hơn chục năm sau vợ tôi đâm đơn ly dị tôi. Tôi chuyển ra ngoài thuê nhà sống, bảo với ông tổ trưởng dân phố ở nơi ở mới rằng “tôi bầu (đóng góp cứu trợ, thống kê dân số v.v…) ở cơ quan” nên 2 chục năm nay tôi đứng bên lề tất cả mọi chuyện bầu bán.
Trả lờiXóaTại xã Bình Hưng Huyện Bình Chánh Tp HCM.
Trả lờiXóaChị Kim Thu quanh năm bán hủ tiếu trong khu phố, chả biết chính trị
chính em gì bỗng dưng có tên trong danh sách ứng cử.
Hết hồn, chị chạy lên phường xin được giải thích và nhận đc câu trả lời:
"tại thiếu người nên mọi người mới đề nghị thêm em vô cho đủ chứ
trúng hay không cũng không sao đâu" ??!
TS NGUYỄN XUÂN DIỆN HAY TS NGUYỄN QUANG A ... ĐỀU KÉM XA CHỊ BÁN HỦ TIẾU NẦY.
Ôi, Xã Nghĩa Việt Nam bây giờ! là vậy đó !
Tin FB Hoàng Bình
LVĐ
Ở Bắc Ninh cũng có một chị chuyên hớt tóc gội đầu gần Uỷ ban tỉnh bị đưa vào danh sách ứng cử mà bản thân chị chẳng hay biết gì. Chắc các quan muốn chị trúng cử để vừa gội đầu vừa bàn chuyện “quốc gia đại sự” – nhất cử lưỡng tiện!
Trả lờiXóaGạch chéo là chắc nhất.
Trả lờiXóa