BÀI ĐÃ BỊ GỠ BỎ:
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết
Hoàng Nam
Tiền Phong
06:36 ngày 07 tháng 05 năm 2016
TP - “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt” - ngư dân Phạm Văn Thùy thông báo sau cú lặn thứ 2 xuống đáy biển, ngay phía trước xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
.
Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.
Ngư dân sợ lặn biển
Cả một buổi sáng, PV Tiền Phong rong ruổi khắp xã Nhân Trạch nhưng chẳng ai nhận lời lặn xuống thám sát đáy biển, nơi có rặng san hô kéo dài mấy km cách bờ biển Nhân Trạch và Quang Phú chừng 1 hải lí. Thông tin đáy biển la liệt xác hải sản khiến chúng tôi nóng lòng, nhưng ngư dân ở đây nói, rất sợ lặn xuống biển vì không biết chất độc gì đang nằm dưới đó.
Cậy nhờ đến ông Phạm Văn Khiển, trưởng thôn Nhân Quang động viên mọi người nhưng vẫn không ăn thua. Chỉ đến khi ông Khiển nói, các phóng viên đang giúp bà con mình phản ánh thông tin để Nhà nước biết, về tìm nguyên nhân xử lí, thì hai ngư dân Phạm Văn Thùy, Phạm Văn Quý, là con cháu của ông Khiển mới nhận lời.
Chuẩn bị ra khơi bắt đầu chuyến lặn biển
Anh Thủy trong bộ đồ lặn chuyên nghiệp xuống nước
Rặng san hô là nguồn sống của gần 1/3 ngư dân xã Nhân Trạch và Quang Phú. Muốn bắt thủy hải sản ở rặng san hô chỉ có duy nhất là lặn xuống đáy biển dùng lao hoặc tay không. Loài cá thì dùng lao để phóng khi phát hiện chúng nấp trong hang hốc; còn ngao, sò, ốc, vẹm, nhím biển thì chỉ cần dùng tay nhặt bỏ vào giỏ mang về. Mỗi ngày một thợ lặn có thể thu nhập từ 500 nghìn đến vài triệu đồng từ việc đánh bắt hải sản.
“Rặng san hô này ngày xưa đẹp lắm, đỏ có, xanh có, tím có, trắng có... như một vườn hoa lung linh sắc màu. Từ ngày cá chết, ngư dân bọn em chẳng ai ra đó vì sợ nước biển nhiễm độc. Đặc biệt, sau khi nghe thông tin mấy thợ lặn ở Vũng Áng bị nhiễm độc, có một người chết thì không ai dám ra tắm biển chứ đừng nói đến lặn biển. Hôm nay nể trưởng thôn lắm, bọn em mới đi đấy. Có đoàn các nhà khoa học từ Nha Trang ra, không thuê được thợ lặn ở đây, phải đưa thợ lặn từ Nha Trang ra để lấy mẫu của rặng san hô, bọn em chỉ nhận chở họ ra đó thôi” - anh Thùy nói.
“Nghĩa địa” trong lòng biển
Thuyền ra cách bờ chừng 500m, chúng tôi đề nghị dừng thuyền để lặn thám sát đáy biển. Anh Quý cho biết, ở đây chưa đến rặng san hô, nước sâu chừng 10m. Khoảng 2 phút, anh Thùy ngoi lên khỏi mặt nước, trong chiếc giỏ mang theo, đựng đầy xác cá, xác vẹm, còn túi bóng đựng bùn đất được lấy từ đáy biển. Anh Thùy cho biết, nước ở tầng đáy có màu vàng đục khác thường, xác thủy hải sản chết nằm la liệt. Ngoài những bộ xương cá, còn có rất nhiều xác cá đang phân hủy và cá mới chết. Phần cát trộn với bùn đất lấy từ đáy biển có mùi hôi khó chịu.
Hiện vật đầu tiên mà anh Thùy mang lên từ đáy biển, bao gồm xác cá,
ngao và một ít bùn đất
Hiện vật thứ 2 khiến mọi người thảng thốt
Chiếc thuyền tiếp tục tiến ra rặng san hô, cách bờ chừng 1 hải lí. Cú lặn thứ hai của anh Thùy cũng nhanh như lần trước. “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Dưới đó cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt hết rồi” - anh Thùy thông báo.
Cú lặn thứ 3 của anh Thùy cách bờ chừng 1,5 hải lí, sóng to khiến chiếc ống dẫn ôxy bị bung đoạn khớp nối, nhưng anh Thùy cũng kịp mang lên một cây san hô đỏ nặng chừng 1,5kg. Cây san hô bị nám đen phần gốc, còn phần thân bị ố vàng, chỉ còn lại phần ngọn dính một ít màu đỏ sẫm. Anh Thùy nói, bình thường để nhổ được cây san hô rất khó vì nó dính chặt vào rạn đá, nhưng nay chỉ cần cầm vào nhấc nhẹ là lấy được. Điều này chứng tỏ nó đã chết nên phần gốc bị phân hủy. Mùi của cây san hô này cũng tanh nồng như xác cá chết.
.
Anh Quý cầm cặp nhím biển trên tay ngao ngán
Trời về chiều, gió nồm càng lớn, chiếc thuyền nghiêng ngả có nguy cơ không trụ nổi, chúng tôi quyết định vào bờ. Sau 3 cú lặn ở 3 điểm khác nhau nhưng những gì mà thợ lặn mang lên đều chung kết quả, chỉ là xác chết của hải sản. Anh Thùy khẳng định, ở đây, đáy biển không còn thấy con vật gì sống sót, chỉ toàn xác chết của các loài hải sản nằm la liệt.
Đón chúng tôi trên bờ, ông Hồ Văn Nam, Bí thư Chi bộ thôn Nhân Quang với gương mặt buồn rầu nói: “Giờ chỉ mong là sao các cấp, các ngành sớm công bố nguyên nhân, chỉ ra ai đã gây ra thảm họa này để bắt họ phải chịu trách nhiệm. Dân chúng tôi sống nhờ vào biển, giờ biển thế này thì không biết sẽ ra sao. Cũng mong sao các nhà khoa học có cách gì xử lí tình trạng ô nhiễm đáy biển, nếu không sẽ là thảm họa đối với con người”.
Ngày 5/5/2016, ngay khi nhận được thông tin phản ánh tình trạng thủy hải sản chết nằm la liệt dưới đáy biển, Sở TN&MT Quảng Bình đã có Công văn số 768, báo cáo tình hình và đề nghị Bộ TN&MT cử chuyên gia vào cuộc đánh giá, cũng như tìm biện pháp xử lí môi trường đáy biển.
.
Đau xót quá! Lôi cổ máy thằng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh ra biển xem chúng nó có dám xuống tắm như chúng quảng cáo không? Đề nghị bà con Hà Tĩnh chụp ảnh, quay phim các nhà cửa, dinh thự của bọn quan tham này để dân cả nước biết! Thằng cha nghỉ thì đưa thằng con lên kế thừa cái tham của chúng. Dân còn khổ đến bao giờ? biến thực sự đã chết! Trước mắt dân song sao đây? 50, 100 năm nữa chắc gì biển được hồi sinh?
Trả lờiXóaAnh Trọng ơi, sao anh cứ ngậm miệng mãi thế. Anh là vua của một nước mà không thấy anh nói gì trước thảm họa này sao?
Chắc phải đề nghị khen thưởng Formosa! Họ bảo vệ môi trường cực tốt, không hề sai phạm. Kết quả mới nhất:
Trả lờiXóahttp://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Hoan-tat-kiem-tra-moi-truong-Nha-may-Nhiet-dien-Vung-Ang-1-post167693.gd
NGƯỜI DÂN PHẢI ĐỨNG LÊN TỰ CỨU LẤY MÌNH VÀ DÂN TỘC MÌNH. ĐỪNG CHỜ ĐỢI MẤY THẰNG PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC. FORMOSA, XÉO ĐI.
XóaBáo Tiền phong đã gỡ bài. Chắc các phóng viên trung thực bị sức ép từ mấy thằng ăn bả Tàu. Dù sao người dân chúng tôi cũng cám ơn Báo Tiền phong và phóng viên Hoàng Nam.
Trả lờiXóaKhông biết thợ lặn và mọi người cộng tác với ông cũng như các phong viên có phải là phản động không , xin hỏi các vị lãnh đạo đảng và chính phủ và họ có phải là, nghe những người xấu xúi dục không ?
Trả lờiXóahttp://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160507_one_year_fish_death_result
Trả lờiXóaCộng sản VN đang tìm mọi cách bưng bít,che đậy tội rước voi về dày mả tổ của chúng.Đi với ma mặc áo giấy,bây giờ chúng đang trở thành những con ma trùng tang về vây bắt đồng bào nhân dân bà con nước Việt.Một lũ khốn nạn!Hỡi bà con,ngày mai chúng ta lại lên đường tố cáo tội ác của quan thầy anh em bè bạn của chúng ra trước cộng đồng nhân loại
Trả lờiXóaNó mới xả có 50 tấn mà đã vậy rồi. Mấy ông quan làm cái gi đi chớ, chờ nó xả hết 300 tấn còn lại trong kho thì chết mẹ dân hết rồi.
Trả lờiXóaCứ công bố sự thật đi. Chỉ cần sau 60 phút, Sự Thật sẽ lan tỏa khắp nơi. Làm sao một bàn tay che nổi mặt trời?
Trả lờiXóaFormosa to hơn bất cứ thứ gì ở VN . To hơn cả Tổ Quốc VN ! Ngày xưa Formosa là tên của Đài Loan do người Bồ đào nha đặt cho khi đến đảo này . Formosa có nghĩa là đẹp !
Trả lờiXóaThời buổi bây giờ sống trên đất nước "tự do vạn lần hơn tư bản"mà ngột ngạt sợ sệt như sống trong trại tập trung cải tạo không hơn không kém....Nếu không có các nhà báo như nhóm phóng viên Tiền Phong dũng cảm thi biết lần đau ra sự thật đau lòng và phũ phàng như trong bản tin mới bị gỡ xuống này ? Cả nước biết ơn các anh chị em phóng viên tận tuỵ yêu nghề và yêu sự thật!
Trả lờiXóa