Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Ở VIỆT NAM, HỌC TIẾN SĨ LÀ ...DỄ NHẤT

Học tiến sĩ là… dễ nhất?

Hoa Ban
Tiền Phong
06:10 ngày 25 tháng 04 năm 2016 


TP - Một chuyên gia (xin giấu tên) công tác lâu năm trong lĩnh vực đào tạo tại một trường ĐH ở Hà Nội cho rằng, quy trình, quy chế của Bộ GD&ĐT về đào tạo tiến sĩ xem qua có vẻ chặt chẽ và hợp lý. Nhưng nếu chiếu từ phổ thông lên đến ĐH thì học tiến sĩ là… dễ nhất.

Quy trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang khiến dư luận nghi ngại và đặt câu hỏi, phải chăng học tiến sĩ là... dễ nhất? Ảnh: Hồng Vĩnh.  
 Quy trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang khiến dư luận nghi ngại và đặt câu hỏi, 
phải chăng học tiến sĩ là... dễ nhất? Ảnh: Hồng Vĩnh.
 
Tiêu chí quá “mỏng”

Giao cho các trường ĐH tự chủ đào tạo, nhưng để quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT đã có hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý.   Văn bản gần đây nhất là Thông tư 32. Theo đó, chỉ tiêu hàng năm (thạc sĩ, tiến sĩ) được xác định chủ yếu dựa vào số lượng giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo phục vụ trực tiếp việc giảng dạy. 

Trong quá trình hoạt động, các cơ sở có thể mời giảng viên thỉnh giảng, có thể thuê mướn thêm mặt bằng - nhưng do tiêu chí này khó kiểm soát nên Bộ quy định xác định theo “vốn tự có” của các trường, không tính “vốn đi vay”, và chỉ tiêu trên vốn tự có thì nới ra một chút so với chuẩn chung. 

Theo công thức này, và Học viện Khoa học xã hội xem toàn bộ giảng viên Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam là của mình, thì với trên dưới 400 giảng viên tiến sĩ trở lên,  tổng quy mô đào tạo trên  1.000 tiến sĩ  là “đúng quy trình”. 

Theo một chuyên gia công tác lâu năm trong lĩnh vực đào tạo tại một trường ĐH ở Hà Nội, quy trình, quy chế của Bộ GD&ĐT hiện hành xem qua có vẻ chặt chẽ và hợp lý. Nhưng nếu chiếu từ phổ thông lên đến ĐH thì học tiến sĩ dễ nhất.  Học sinh thi ĐH phải có giám thị nọ, giám thị kia, giáo viên nào chấm không ai biết. Nhưng với tiến sĩ, mỗi học  phần, ai chấm, nghiên cứu sinh (NCS) đều biết. Còn khi bảo vệ luận án, về nguyên tắc, NCS nộp luận án về cho văn phòng của trường, còn ai chấm, ai phản biện chỉ trường biết. Nhưng chính những người “giữ chìa khóa” đó lại là người mở khóa. 

Cũng theo chuyên gia này,  đào tạo tiến sĩ của Việt Nam có 2 vấn đề. Thứ nhất là khi thẩm định đề tài còn mang tính xuê xoa. Thứ hai là Việt Nam chưa kiểm soát được vấn đề đạo văn. “Nếu kiểm soát tốt đạo văn thì có lẽ một năm, không thể “sản xuất” được nhiều tiến sĩ đến thế” – vị chuyên gia khẳng định. 

NCS chủ yếu được đào tạo “tại chức”

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN&NĐ của Quốc hội đưa ra quan điểm: Nếu áp theo quy định của Bộ GD&ĐT thì Học viện Khoa học xã hội đào tạo một năm như thế không nhiều. Nhưng có một vấn đề mà hiện nay Bộ GD&ĐT cũng như các cơ sở đào tạo chưa kiểm soát được là số lượng NCS thực tế mỗi người hướng dẫn là bao nhiêu. Vì ngoài việc hướng dẫn tại cơ sở đào tạo của mình, các nhà khoa học còn tham gia hướng dẫn ở nhiều cơ sở khác.

Một hạn chế nữa là NCS hiện nay được đào tạo chủ yếu theo hình thức tại chức, nghĩa là “ngồi” tại cơ quan mình làm việc, địa phương mình sinh sống để làm luận án, thỉnh thoảng mới gặp thầy hướng dẫn theo lịch. Cách đào tạo này không ổn. “Theo tôi, NCS phải có thời gian tập trung 3 năm làm việc tại cơ sở đào tạo, tham gia vào mọi hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của cơ sở đó dưới sự kèm cặp của người hướng dẫn và các nhà khoa học khác thì họ mới trưởng thành được” – GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay. 

Mặt khác, theo GS Thuyết các luận án không chỉ nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể mà phải nâng tầm hiểu biết, tầm nhìn, phương pháp nghiên cứu, tư duy cho người được đào tạo để sau này họ tiếp tục giải quyết những vấn đề rộng lớn hơn. Nếu đi vào những đề tài quá nhỏ thì luận án làm xong là kết thúc, không còn triển vọng mở rộng nữa. 

Đánh giá về tính ứng dụng của các đề tài tiến sĩ hiện nay, GS Nguyễn Minh Thuyết nói: “Chúng ta vẫn chưa hướng được các đề tài nghiên cứu khoa học vào những vấn đề thiết thực và kết quả nghiên cứu vẫn còn xa mới đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn”. 

Còn theo vị chuyên gia tại một trường ĐH ở Hà Nội, trong quy định của Bộ GD&ĐT có yêu cầu tiến sĩ phải có được đào tạo toàn thời gian ở trường là 1 năm. Nhưng nhiều trường sẽ lấy lý do không đủ cơ sở vật chất, nên các NCS có thể học buổi tối. 

Mặt khác, “nồi cơm” của các trường đang chuyển từ đào tạo tại chức sang đào tạo sau ĐH, trong đó có tiến sĩ. Thậm chí, quy định của Bộ GD&ĐT cũng đã “mở” cho các thầy hướng dẫn cơ hội này. Vì trong  Thông tư  05 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành năm 2012, Bộ GD&ĐT có quy định: “Trong vòng 5 năm, tính đến ngày giao nhiệm vụ hướng dẫn NCS, nếu người hướng dẫn khoa học có 2 NCS không hoàn thành luận án vì lý do chuyên môn sẽ không được giao hướng dẫn NCS mới”. Quy định này giải thích vì sao tiến sĩ cứ bảo vệ là thành công.
Theo một chuyên gia công tác lâu năm trong lĩnh vực đào tạo tại một trường ĐH ở Hà Nội, quy trình, quy chế của Bộ GD&ĐT hiện hành xem qua có vẻ chặt chẽ và hợp lý. Nhưng nếu chiếu từ phổ thông lên đến ĐH thì học tiến sĩ dễ nhất.  Học sinh thi ĐH phải có giám thị nọ, giám thị kia, giáo viên nào chấm không ai biết. Nhưng với tiến sĩ, mỗi học  phần, ai chấm, NCS đều biết. Còn khi bảo vệ luận án, về nguyên tắc, NCS nộp luận án về cho văn phòng của trường, còn ai chấm, ai phản biện chỉ trường biết. Nhưng chính những người “giữ chìa khóa” đó lại là người mở khóa.

 

7 nhận xét :

  1. Bài hay mà chẳng thấy ai bình phán. Tôi xin mạo muội có đôi lời chia sẻ về chỉ một chi tiết:"NCS chủ yếu được đào tạo "tại chức"". Học thành tài mới ra làm quan là thuận lẽ đời, nay "tại chức" là đang làm quan mới đi học để lấy bằng nọ bằng kia là ngược đời. Làm quan, dù quan nhỏ thì ngày làm việc hơn 10 tiếng đồng hồ chưa chắc đã tròn bổn phận, còn thời gian đâu mà làm "tiến sĩ".
    Nhưng ăn nhằm gì, có người làm quan, thậm chí quan lớn, thi thì phạm quy, lén xem tài liệu, nhưng chẳng hề hấn gì, còn được tấn phong thượng thư.
    Như thế gửi thông điệp gì cho xã hội, cho dân chúng đây. Xét đến cùng cũng là tại anh "cơ chế hay thể chế..."mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi năm nay 57 tuổi kỹ sư chính quy tốt nghiệp năm 1982, đã đi làm nhiều cơ quan, tiếp xúc với nhiều hạng người, nhiều dạng quan lại. Rút ra kết luận: Tỷ lệ những thằng học tại chức làm quan, có chức tước nhiều hơn rất nhiều những người học chính quy. Ví dụ thằng chủ tịch huyện quê tôi chưa học hết lớp 10 (năm 1077).. đi làm bốc vác rồi len lỏi làm ở văn phòng huyện ủy... rồi nó có đủ các loại bằng cấp... Buồn lắm thay. Nhưng tôi cũng trách loại người được gọi là sĩ phu Bắc Hà giờ không có danh dự tham gia bợ đỡ quan chức để đào tạo ra những thằng tiến sĩ giấy làm loạn xã hội!

    Trả lờiXóa
  3. Rút ra ý hay nhất là: Chúng đã ăn no, làm giàu từ đào tạo ĐH tại chức, rồi mấy năm nay chúng hướng kinh doanh mau lẹ sang đào tạo tại chức sau đại học. Các cơ quan số thạc sĩ tại chức như nấm sau mưa, giỏ cần xé hốt không hết Tiếp tục kinh doanh đào tạo tiên sư giáo sĩ. Kinh doanh chắc nụi, chỉ có lãi to, không bao giờ lỗ. Đổi mới giáo dục hay thiệt, tiên sư bố cái thằng Tào Tháo !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như thế có thể nói: Nghề GIÁO không bao giờ chết...đói? Sự "hiếu học" của người VN là nguồn tài nguyên tái tạo vô tận cho các thày hướng dẫn?

      Xóa
  4. Không làm gì lãi bằng dạy tiến sỹ vì vậy chúng nó lao vào dạy , cho ra hàng loạt thằng hề mang danh tiến sỹ .

    Trả lờiXóa
  5. Chả dễ? Không dễ mà học sinh hệ Tại Chức quay lại học cao học gần như hầu hết! Hỏi tại sao lại "hiếu học" thế? Các học viên sau đại học này chia sẻ" Chúng em phải "rửa cái bằng tại chức" mới hy vọng xin việc ! Còn mấy anh lớn tuổi muốn trụ trưởng phòng hay GĐ sở thì phải cố kiếm cái TS ! Phải cố chứ không thì mất cơ hội thầy ạ!

    Trả lờiXóa
  6. Có khi còn dễ hơn cả bằng ĐH!

    Trả lờiXóa