Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

GẠT BỎ ÔNG TRẦN ĐĂNG TUẤN, LÀ THẤT BẠI CỦA MTTQ VN TP HÀ NỘI



Đừng thất vọng thay cho ông Trần Đăng Tuấn 

Quốc Toản
21/04/16 07:41 

(GDVN) - Việc ông Trần Đăng Tuấn không có tên trong danh sách bầu Đại biểu Quốc hội sau khi vòng hiệp thương thứ 3 kết thúc, chưa hẳn đồng nghĩa với hai từ "thất bại". 


Tiếc cho ông Trần Đăng Tuấn

Việc ông Trần Đăng Tuấn không vượt qua được vòng Hiệp thương thứ ba do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hà Nội, với tỷ lệ tín nhiệm 15,66% để lại nhiều tiếc nuối cho nhiều người.

Trước đó tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi công tác, ông Trần Đăng Tuấn đều đạt tín nhiệm 100%.

Trao đổi với giới truyền thông sau khi nhận thông tin mình bị loại sau hiệp thương vòng 3, nguyên Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam cho biết, ông không bất ngờ với kết quả này: “Tôi hiểu họ khó hơn tôi”, ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn cũng bày tỏ sự tiếc nuối “vì không có những điều kiện mà tư cách Đại biểu Quốc hội đem lại để thực hiện dù chỉ một phần những công việc như kế hoạch đã đặt ra”.

Có lẽ cái tiếc của ông Tuấn cũng là sự tiếc của nhiều cử tri. Bởi lẽ “hiệu ứng Trần Đăng Tuấn” với những việc làm thiết thực, trong đó phải kể đến quỹ "Trò nghèo vùng cao" và chương trình từ thiện nổi tiếng "Cơm có thịt", đã tạo ra dấu ấn, sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Chính vì sức ảnh hưởng lớn của mình, khi ông tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, hầu hết trên các diễn đàn, mạng xã hội đã dậy lên làn sóng ủng hộ.

Nhiều người đặt niềm tin, hy vọng ông Tuấn sẽ lọt vào danh sách bầu cử và trúng cử đại biểu Quốc hội, để có điều kiện nhiều đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội.
.
Ông Trần Đăng Tuấn với trẻ em vùng cao (ảnh: Viết Cường).

Quan điểm của người viết cho rằng, việc ông Trần Đăng Tuấn không có tên trong danh sách bầu Đại biểu Quốc hội sau khi vòng hiệp thương thứ 3 kết thúc, chưa hẳn đồng nghĩa với hai từ "thất bại".

Bởi lẽ, điều lớn nhất ông Tuấn nhận được đó là “tín nhiệm, ủng hộ của cộng đồng”, có lẽ gấp nhiều lần so với số lá phiếu ông nhận được sau khi hiệp thương vòng 3 kết thúc.

Và cũng bởi nói theo cách nói của nguyên Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam: “Tôi có nhiều cách để đóng góp cho xã hội”.

Đến đây, tác giả xin mượn lời của một độc giả để kết lại "câu chuyện Trần Đăng Tuấn", mà chắc hẳn không ít người sẽ đồng tình với quan điểm này.

“Tôi chưa từng kỳ vọng những người như ông Trần Đăng Tuấn rồi sẽ "đi một lèo" từ một nhà hoạt động xã hội vào thẳng hội trường Diên Hồng, dù ông có bằng tiến sĩ và uy tín khá cao trong cộng đồng, ít nhất là với “Cơm có thịt".

Cũng đừng thất vọng thay cho ông ấy vì, đi được đến ngày hôm nay, nhíu mắt cười trên hàng trăm trang báo, hàng ngàn trang mạng, hàng triệu link facebook, đã là sự "trúng cử" mà chính ông có thể tự hào.

Như ông đã thấy, những lá phiếu dành cho ông, đã đến từ nhiều tháng nay, ngay cả khi "hiệp thương" chưa hoàn tất! Cuộc đời bao la và vẫn đẹp, như thung lũng, như thảo nguyên xanh, phía sau tấm ảnh này, anh Tuấn à!

Xin vỗ tay cho một người mạnh mẽ, trí tuệ và tử tế...”, độc giả Hoàng Anh Minh thông qua Báo điện tử Giáo dục Việt Nam gửi lời chia sẻ tới ông Trần Đăng Tuấn.

Các ứng viên cần được đối xử công bằng

Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 20/4, ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi ông Trần Đăng Tuấn không lọt vào danh sách bầu cử Đại biểu Quốc hội.

“Về sự tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, ông Tuấn vượt trội hơn nhiều so với một số người, bởi ông thực sự là người có năng lực, uy tín, tầm ảnh hưởng, được dư luận ủng hộ.

Ngay từ ban đầu tôi nghĩ với sự ảnh hưởng của mình, ông Tuấn sẽ ứng cử viên sáng giá sẽ lọt vào danh sách bầu cử đại biểu Quốc hội, nhưng…

Tôi tiếc cho ông Tuấn! 

.
Luật sư Phạm Quốc Bình (ảnh: Nhân vật cung cấp).

Trong khi đó, Luật sư Phạm Quốc Bình – Phó Giám đốc Công ty luật Long Hà cho rằng, việc ông Trần Đăng Tuấn bị loại khỏi vòng hiệp thương thứ 3 có phần chưa thuyết phục.

“Ở đây phải thấy rằng, Mặt trận Tổ quốc giống như “đại cử tri”. Cử tri nơi cư trú hoặc cử tri nơi làm việc đã tín nhiệm rồi, tại sao khi đến Mặt trận Tổ quốc - cửa "gác gôn" cuối cùng lại loại bỏ người ta? Vậy tính đại chúng của Mặt trận thể hiện như thế nào trong trường hợp này?”, Luật sư Bình băn khoăn.

Luật sư Phạm Quốc Bình cũng cho rằng, việc ông Tuấn bị loại khỏi danh sách bỏ phiếu là một điều đáng tiếc.

“Câu hỏi đặt ra là trong số 38 người ứng cử đại biểu Quốc Hội được giới thiệu thì không ai bị loại.

Còn trong số 48 người tự ứng cử thì chỉ được 2 người. Có chắc 2 trong tổng số 48 người tự ứng cử đó đã hơn được một trong số những người bị loại?”.

Do đó, cách nói “so bó đũa chọn cột cờ” mà một vị đại diện Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hà Nội đưa ra khi đề cập tới trường hợp ông Trần Đăng Tuấn bị loại, sau khi vòng hiệp thương thứ 3 kết thúc, chưa có tính thuyết phục, vô hình chung việc làm đó khiến dư luận quần chúng thắc mắc, nghi ngờ”, Luật sư Bình nêu quan điểm.

Từ những băn khoăn trên, Luật sư Bình đề xuất, cần xem xét mở rộng “quyền” cho người tự ứng cử, để họ có điều kiện phát huy được năng lực, cống hiến cho đất nước.

“Xét dưới góc độ người làm công tác luật pháp, tôi cho rằng, lẽ ra chúng ta nên để những người tự ứng cử được tự hiệp thương trong nhóm.

Có thể trong trường hợp này, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc sẽ đứng ra với vai trò là người trung gian, trọng tài, mời các ứng viên tự ứng cử đến họp bàn, chứng kiến họ tự hiệp thương với nhau, chọn người đại diện ra ứng cử”, ông Bình đề nghị.

Không thể có chuyện một ứng cử viên đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu) hiện là thành viên trong Ủy ban bầu cử hoặc là thành viên trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (cơ quan tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba) lại tự giơ tay đồng ý giới thiệu mình ra ứng cử, đồng thời cũng là người giơ tay gạt bỏ những ứng cử viên khác. Cùng 1 người đóng 3 vai, tôi cho là việc hiệp thương sẽ thiếu khách quan.

Đây là điểm “mờ” của pháp luật. Và, tới đây những điểm này cần phải được cụ thể hóa trong Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân", Luật sư Bình kiến nghị.

QUỐC TOẢN

5 nhận xét :

  1. Cái bà Đại biểu MTTQ (???) giải thích bằng thành ngữ "bó đũa chọn cột cờ" ít nhất cũng là người ...thật thà đấy chứ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người thích nói thẳnglúc 00:40 23 tháng 4, 2016

      Bó đũa chọn cột cờ ư???. Đó là lời ngụy tạo không thể chấp nhận. Rõ ràng ông Tuấn là người có đức, có trình độ hơn hẳn nhiều người có chức, có quyền đã tạo nên danh sách dân oan rất dài nhưng vẫn có tên trong danh sách đại biểu quốc hội . Điều đó cho thấy rằng đảng, chính quyền và cái tổ chức gọi là mặt trận tổ quốc Việt Nam coi dân ta không ra gì . Họ đã sống sượng gạt bỏ gần như hết sạch những người tự ứng cử, được dân đề cử để cho người của đảng họ , nhóm lợi ích ngồi vào ghế quốc hội để có đa số biểu quyết nhằm hạn chế quyền con người , cùng nhau chia chác , tham nhũng cho nên tôi thấy cần phải thực hiện cái quyền của cử tri là loại bỏ hết những người đảng và các cơ quan của đảng cử có biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm, cửa quyền , chèn ép dân lành bằng lá phiếu của mình , Nếu số đại biểu không đủ theo yêu cầu thì phải tổ chức bầu cử bổ xung lúc đó dân ta ai có khả năng gánh vác công việc lại tiếp tục tự ứng cử, dân ta lại đề cử đến khi tâm nguyện của dân ta toại nguyện.

      Xóa
  2. những người tự ứng cử đều bị loại vì chưa được huấn luyện lớp giơ tay vỗ tay

    Trả lờiXóa
  3. Chúng tôi:nhân dân Việt nam chân chất,không biết văn vẻ:"so bó đũa chọn cột cờ" là cái trò gì cả ??
    Chỉ cần mặt trận tổ quốc công khai lý lịch của 36 ứng viên do MTTQ giới thiệu,bà Oanh nên nhớ: "Cây ngay không sợ chết đứng"!Nếu những người MTTQ giới thiệu mà tốt thì không việc gì mà không dám công khai lý lịch của họ cả ???
    Hôm nay 22/4/2016 (trong ngày hôm nay phải công khai lý lịch của 36 ứng viên)để nhân dân còn tìm hiểu !Chứ không phải đến sát ngày bỏ phiếu mơi công khai thì nhân dân không đủ thời gian tìm hiểu đâu !
    Nếu các ngài ở mặt trân tổ quốc Hà nội đàng hoàng,ngay thẳng thì việc gì mà phải "TRỐN TÔI?"
    Tôi gọi mấy chục số điện thoại từ ông Nguyễn thiện Nhân,ông Vũ Hồng Khanh...và tất cả các số của các phó chủ tịch,văn phòng của MTTQ ...
    mà không ai trả lời đàng hoàng cả?
    Nếu các ngươi tử tế thì các ngươi không phải "TRỐN TÔI" đâu nhé.
    Hay các ngài đã chót "bán chỗ" cho các ứng viên rồi??? thì cũng nên nhớ 1 điều rằng:
    "...Đời người ai cũng chỉ CHẾT 1 lần thôi,không ai CHẾT 2 lần đâu !
    Khi chết :nhắm mắt xuôi tay thì:
    Tiền,Vàng,Đô la,Nhà,Đất,Ruộng,Vườn,Biệt thự...không mang được cái gì đi theo đâu nhé !!
    Các ngươi háy sống sao để tiếng thơm cho đời ! không cần "so bó đũa chọn cột cờ"đâu nhé !!

    Trả lờiXóa
  4. Nếu so bó đũa chọn cột cờ thì cột cơ Trần Đăng Tuấn chính là cột cờ cao nhất, chắc nhất trong cái bó đũa kia, tôi tin và đánh giá như vậy. Tuy nhiên, xin mọi người dừng vụ T.Đ.T lại đây. Chính ông Tuấn cũng đã nói là họ khó hơn ông ấy. Ông ấy tự do, ông ấy có thể làm gì mà ông ấy muốn còn họ thì không. Họ không thể đưa ông Tuấn vào vì biết chắc ông ấy sẽ đỗ trong khi "ghế thì ít mà đít thì nhiều".

    Trả lờiXóa