'Tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử'
VietNamnet
15/03/2016 16:00 GMT+7
Đoàn giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng dẫn đầu sáng nay làm việc với TP Hà Nội về kết quả triển khai công tác bầu cử.
Một thành viên trong đoàn giám sát nói: Kỳ bầu cử đại biểu QH và HĐND lần này so với năm 2011 phức tạp hơn rất nhiều, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Theo thông tin của tiểu ban an ninh, đứng sau người tự ứng cử có một số tổ chức phản động trong nước và nước ngoài hỗ trợ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri.
Một số đối tượng tự ứng cử sử dụng công nghệ để tuyên truyền vận động. Trên một số mạng internet có lượng độc giả đông đảo mấy ngày nay xuất hiện bài ca ngợi, cổ vũ và khuyến khích những trường hợp tự ứng cử, nhất là trên trang cá nhân, có những bài hô hào, ủng hộ bỏ phiếu cho họ.
Báo cáo việc triển khai công tác bầu cử trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Đến 17h ngày 13/3, Ủy ban bầu cử TP nhận được 87 hồ sơ ứng cử ĐBQH, trong đó có 40 người do cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử, 47 người tự ứng cử. Có 205 hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND TP, trong đó có 9 người tự ứng cử.
Đối với 40 người được các cơ quan, tổ chức đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, có 17 người là nữ (42,5%), 3 người ngoài Đảng (7,5%), 3 người dưới 35 tuổi (7,5%), 2 người là dân tộc thiểu số (5%), 1 người là thành viên Ban đối ngoại Hội thánh Tin lành (2,5%), 6 người là ĐBQH khóa trước (15%).
Đối với 196 người do các cơ quan, đơn vị, tổ chức giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND TP, có 79 người là nữ (40,3%), 31 người ngoài Đảng (15,8%), 33 người dưới 35 tuổi (16,8%), 3 người là dân tộc thiểu số (1,53%), 4 người theo các tôn giáo (2,04%), 8 người là ĐBQH các khóa (4,08%), 35 người là đại biểu HĐND TP (17,98%).
Những công việc chính thời gian tới cũng được Ủy ban bầu cử đặt ra. Ủy ban bầu cử TP cũng đề nghị sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, Hội đồng bầu cử quốc gia sớm gửi danh sách và hồ sơ những người được TƯ giới thiệu về ứng cử ĐBQH tại TP Hà Nội, để lập danh sách những người ứng cử tại từng đơn vị bầu cử QH kịp thời.
Nhiều nhân sĩ, trí thức
Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban bầu cử TP cũng như của một số đơn vị cụ thể, Phó chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Lê Minh Thông lưu ý, Hà Nội cần phải đảm bảo quyền bầu cử của cử tri theo đúng luật. Trong đó đặc biệt chú ý đến một số đối tượng trước đây không có quyền bầu cử như người bị tạm giam hay vừa được tha 24 giờ trước cuộc bầu cử thì theo luật mới, họ có quyền tham gia bầu cử.
Ông cũng nhận định, bắt đầu từ đây có thể công tác khiếu nại tố cáo sẽ rất nhiều, chính vì vậy Hà Nội cần nâng cao trách nhiệm để giải quyết tốt việc này.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay, khi tiếp nhận triển khai cuộc bầu cử này, Thành ủy xác định Hà Nội có những đặc điểm riêng so với các TP khác như dân cư đông, cử tri thì có sự đặc biệt khi đã có thêm khoảng 2 triệu người luân chuyển về TP.
Bà cho hay, cuộc bầu cử năm nay có điểm mới là trong hiệp thương cơ cấu số lượng lần này phải chỉ định ngay ra đơn vị bầu cử là bao nhiêu, từng sở có bao nhiêu, con số nữ chiếm bao nhiêu...
"Thành ủy dành 2 phiên để nghe xem chất lượng sở nào như nào, nhìn vào con người để cơ cấu cho phù hợp. Với HN đã dự báo và chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện cuộc bầu cử", bà Ngọc nói.
Cũng theo bà, trong số 47 ứng viên tự ứng cử ĐBQH lần này có nhiều nhân sĩ trí thức, tiêu biểu của TP tham gia, đây là điều đáng mừng của đất nước ta khi nhân dân quan tâm vấn đề xã hội, loại trừ một số đối tượng đặc biệt khác.
Mở rộng dân chủ nhưng phải đảm bảo chất lượng
Sau khi nghe ý kiến các đại biểu, để thực hiện tốt công tác bầu cử, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Hà Nội một số vấn đề liên quan như người Việt Nam ở nước ngoài về nước, số lượng học sinh sinh viên trên địa bàn, bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu đại biểu.
Ông yêu cầu Hà Nội cần khẩn trương theo dõi, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Vấn đề nào chưa xử lý được thì báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến, trả lời. TP cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền về bầu cử, thực sự là ngày hội toàn dân với các đối tượng khác nhau.
"Về nội dung và hình thức tuyên truyền, đây là ngày hội của toàn dân chứ không phải hô hào loa yêu cầu đi bỏ phiếu, người dân nô nức đi bỏ phiếu thì cuộc bầu cử mới thành công", Phó Thủ tướng nói.
Ngoài ra, Hà Nội cũng cần tập trung làm tốt công tác tiếp dân, xử lý khiếu nại tố cáo, không để khiếu kiện đông người kéo đến các cơ quan TƯ. UBND TP phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, các cơ quan có liên quan, xử lý kịp thời, không để điểm nóng phát sinh.
"Việc ứng cử, đề cử, mở rộng dân chủ nhưng phải đảm bảo chất lượng đại biểu. Tôi đề nghị Thành ủy, Hội đồng bầu cử của TP xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật, tạo không khí dân chủ cởi mở, theo hướng chất lượng đại biểu tốt, đại diện cho nhân dân.
Ngoài ra không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra cháy nổ, tai nạn, tội phạm trong quá trình bầu cử", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Hồng Nhì
chà,ăn nói kiểu tùy tiện,chụp mũ thiên hạ,xem ra không lừa được ai đâu ! mới nghe đã thấy bất bình rồi ! phản động là gì ? ai là phản động? trò chụp mũ này xưa như trái đất rồi ! xin vui lòng cẩn thận khi phát ngôn !
Trả lờiXóaDân oan,các tổ chức dân sự,biểu tình chống TQ xâm lược.nay lại đến ứng cử ĐBQH cũng có bóng dáng phản động!!!!
Trả lờiXóaNăm 2016 rồi mà vẫn ẳng ẳng mấy chữ "phản động", "thù địch". Kiểu này Trường Chinh còn sống chắc cũng bị gọi là "phản động" vì đã vứt bỏ kế hoạch hóa, khoán nông nghiệp, theo tư bản, xa rời CNXH. Võ Văn Kiệt chắc cũng bị coi là "thù địch" vì mở cửa bắt tay Hoa Kỳ.
Trả lờiXóaPhải cấm bọn bút nô dùng những chữ lỗi thời lạc hậu này. Nó rất độc hại cho thế hệ trẻ VN, biến các em thành thứ người không giống ai, lạc lõng trong thế giới nhân văn hội nhập ngày nay.
Nhân dân sáng suốt, biết ai phản động, ai tham nhũng, trục lợi cá nhân, nói một đằng, làm một nẻo...
Trả lờiXóaBÁC NÓI NGẮN GỌN CHÍNH XÁC VÀ RẤT HAY.
XóaKhông ưa thì dưa có dòi.
Trả lờiXóaAi cũng rõ ĐB QH là người đại diện cho dân: Nhất định phải do dân chọn lựa! họ (Nhân dân) biết ai là người họ muôn đại diện cho họ thế nên, đánh giá cá nhân A tốt đã chắc gì được sự ủng hộ của Nhân dân! dân không đến nỗi "kém hiểu biết" như một số cán bộ nghĩ đâu! thế nên cán bộ nên hành xử một cách thận trọng để đảm bảo cho sự công bằng cho dân!
Trả lờiXóaHà Nội phải cắt cử một cựu CA làm Chủ tịch MTTQ phụ trách hiệp thương, đủ thấy tình hình là hơi bị căng
Trả lờiXóaAi là thành viên trong " đoàn giám sát " nói có "tổ chức phản động " "cung cấp tài chính" thì có bằng chứng gì không? Nếu không đưa ra được bằng chứng gì thì là vu khống phải bị trừng trị vì tội âm mưu góp phần phá hoại cuộc bầu cử tự do dân chủ lần này.
Trả lờiXóaCƠ QUAN AN NINH CẦN BẮT NGAY NHỮNG TÊN PHẢN ĐỘNG ẤY ĐỂ CHỨNG TỎ NĂNG LỰC CỦA MÌNH VÀ LÀM TRONG SÁNG THÊM CHO NHỮNG CỬ TRI KHÁC.KIỂU TUNG HỎA MÙ THÌ NHÀM QUÁ. Biểu tình chống TQ cũng nói cho tiền,úng cử ĐBQH cũng cho tiền Nười ta hiểu là dưa có dòi để hạ uy tín .THẾ THÌ CŨNG XOÀNG THÔI.
Trả lờiXóaThế nào là phản động?
Trả lờiXóaCái tổ chức nào có 4 triệu người, trong khi dân cả nước có 90 triệu, nhưng tổ chức ấy tự cho mình quyền duy nhất đưa người vào danh sách đề cử ứng cử và họ bắt người dân phải bầu những người trong tổ chức ấy chiếm hơn 92% số ghế trong quốc hội thì tổ chức ấy đích thị là phản động.
Trả lờiXóaĐảng cộng sản VN cần gấp rút trả quyền ứng cử và bầu cử lại cho toàn dân VN ! các người chỉ có 4.5 triệu đảng viên trên tổng số 90 triệu dân,các người chỉ được có 4.5/90 =1/20 (chỉ 25 đại biểu mà thôi!)<=> ĐỀ NGHỊ CHƠI CÔNG BÌNH !
Trả lờiXóaTrong thời gian chuẩn bị triển khai Công cuộc Đổi mới Đất nước, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng bị những kẻ từng ngồi chung với Ngài trong Bộ Chính trị quy kết với tội danh: Có suy nghĩ và hành động theo kiểu Chủ nghĩa Xét lại của Nam Tư ! Chính nghĩa đã chiến thắng : Công cuộc Đổi mới đã được thực hiện rộng khắp trên cả nước toàn dân, toàn quân ủng hộ triệt để !
Trả lờiXóaXin ủng hộ Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 !