Gạc Ma: Phải công bố sự thật lịch sử với nhân dân
Tuổi trẻ
13/03/2016 15:32 GMT+7
TO - "Mọi sự thật trong lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có những câu chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc, Hoàng Sa, Trường Sa hay Gạc Ma đều rất cần thiết phải lần lượt cung cấp trung thực và đầy đủ cho nhân dân".
Ngày 14-3, trong dòng cảm xúc thương nhớ Gạc Ma, hướng về Trường Sa, về biển Đông, lại có những xôn xao khi nghe tin cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử hơn hai năm không được cấp phép xuất bản.
Tuổi trẻ
13/03/2016 15:32 GMT+7
TO - "Mọi sự thật trong lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có những câu chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc, Hoàng Sa, Trường Sa hay Gạc Ma đều rất cần thiết phải lần lượt cung cấp trung thực và đầy đủ cho nhân dân".
Hình minh họa trên bìa sách dự kiến Gạc Ma - Vòng tròn bất tử. Nguồn: Firstnews.
Ngày 14-3, trong dòng cảm xúc thương nhớ Gạc Ma, hướng về Trường Sa, về biển Đông, lại có những xôn xao khi nghe tin cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử hơn hai năm không được cấp phép xuất bản.
Có phải vì chủ đề được xem là “nhạy cảm”? Hay các tư liệu, nội dung
chưa chính xác? Hay việc biên soạn, biên tập sách chưa được chỉn chu?
Rất nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra, nhưng câu trả lời sẽ chỉ có khi bạn đọc được cầm quyển sách trên tay.
|
Nhân câu chuyện này, Tuổi Trẻ trao đổi với ông
VŨ NGỌC HOÀNG - phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương - xung quanh
việc công bố những sự thật lịch sử trên thông tin đại chúng.
* Dư luận đang ồn ào, bức xúc về việc cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử không được cấp giấy phép xuất bản, thêm vào đó là việc sách giáo khoa chỉ có 11 dòng về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979...
Là người làm công tác tuyên giáo, ông nghĩ gì về việc công bố
những sự thật lịch sử, xuất bản sách viết về lịch sử? Việc dạy và học
sử trong nhà trường?
- Theo quan điểm của tôi, việc viết và xuất bản sách về lịch sử Việt
Nam, cũng như việc dạy và học lịch sử trong nhà trường là hết sức cần
thiết và quan trọng, đó là một phần quan trọng trong giữ gìn và xây dựng
văn hóa và lòng yêu nước trong mỗi người.
Tất nhiên trong đó có cả câu chuyện bi tráng ở bãi đá Gạc Ma. Đây là
công việc văn hóa, giữ nước, vì sự trường tồn và phát triển của dân tộc.
Sách giáo khoa chưa đề cập hoặc viết quá ít về chiến tranh giữ nước ở
biên giới cũng là chưa đúng. Tôi cho rằng: nhân dân chứ không phải ai
khác mới chính là những người trực tiếp giữ lấy đất nước của mình và
viết tiếp những trang sử mới.
Mọi sự thật trong lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc,
trong đó có những câu chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc, Hoàng Sa,
Trường Sa hay Gạc Ma đều rất cần thiết phải lần lượt cung cấp trung thực
và đầy đủ cho nhân dân, để nhân dân ta hiểu bản chất của vấn đề, để
tiếp tục giữ nước và ứng xử phù hợp trong mối quan hệ hòa bình, hữu nghị
với nhân dân Trung Quốc.
Tôi chưa rõ lý do cụ thể khiến cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử chưa được cấp giấy phép xuất bản, nhưng tôi cho rằng không phải vì lý do nhạy cảm.
.
Ông Vũ Ngọc Hoàng: "Việc cung cấp thông tin, sự thật đầy đủ và chính xác cho nhân dân là trách nhiệm của giới truyền thông, của các nhà xuất bản và cả của hệ thống chính trị nữa! Chuyện ở bãi đá Gạc Ma mấy chục năm rồi mà nhân dân chưa biết nhiều về sự thật của nó là đáng trách" - Ảnh: Tự Trung |
* Đã không ít lần báo chí cũng như ngành xuất bản vấp phải những cảnh báo “nhạy cảm” khi công bố thông tin. Ông có thể cho biết những vấn đề nào được coi là nhạy cảm, cần hạn chế thông tin? Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Tôi nghĩ khái niệm “nhạy cảm” được hiểu còn mập mờ lắm, nên làm rõ
ra và rất không nên lạm dụng từ “nhạy cảm” để ngăn cản thông tin.
Thông tin có quy luật riêng của nó, càng “nhạy cảm” nó càng dễ lan
ra, bịt đường này nó đi đường khác. Không thể bưng bít được đâu, tốt
nhất là cứ công khai hóa, minh bạch hóa.
Càng “nhạy cảm” thì càng phải chú ý cung cấp thông tin trên kênh
chính thống, đừng để người khác lợi dụng úp mở để xuyên tạc hoặc là nhân
dân hiểu không đúng như sự thật vốn có.
Phạm vi vấn đề “nhạy cảm”, không được cung cấp thông tin rộng rãi,
nếu có, chỉ nên rất ít thôi, chủ yếu là để bảo vệ các bí mật quốc gia.
Còn lại, nói chung, mọi việc đều có thể thông tin miễn là trung thực và có trách nhiệm với dân với nước.
* Trong thời đại thông tin này, hạn chế thông tin trên kênh
chính thống không chỉ là vẽ đường vòng để thông tin ấy đến với độc giả,
mà khi đó nó có thể bị trộn lẫn một cách vô tình hay cố ý với những
thông tin sai lạc khác, chưa kể sẽ tạo ra tâm lý tiêu cực, chán nản, mất
niềm tin trong người dân. Theo ông, chúng ta sẽ phải giải quyết việc này như thế nào?
Các kênh ấy có điều kiện thuận lợi
hơn, gần hơn với các nguồn thông tin từ bộ máy, vậy mà cách làm lâu nay
không phát huy lợi thế này, để các kênh chính thống bị thụ động và
“phải” chậm chạp lại.- Tôi cũng nghĩ như vậy. Các phương tiện
truyền thông chính thống nên chủ động, và nên được tạo điều kiện, để đưa
thông tin đầy đủ và sớm nhất.
Nếu cứ chậm hơn hoặc là không cung cấp thông tin (vì sợ nhạy cảm)
cũng có nghĩa là tự làm giảm vai trò, tác dụng của mình, mất thị trường
và mất công chúng.
* Trở lại cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, người
dân đã phải chờ đợi quá lâu để có được những câu chuyện về sự thật lịch
sử những gì diễn ra ở bãi đá Gạc Ma trên sách báo chính thống. Nếu nội dung cuốn sách được biên soạn chưa tốt, chưa thật sự
chính xác, theo ông nên giải quyết thế nào? Việc cuốn sách phải đi “chu
du” qua mười mấy nhà xuất bản trong hơn hai năm có hợp lý không?
- Tôi xin khẳng định lại: việc cung
cấp thông tin, sự thật đầy đủ và chính xác cho nhân dân là trách nhiệm
của giới truyền thông, của các nhà xuất bản và cả của hệ thống chính trị
nữa!
Chuyện ở bãi đá Gạc Ma mấy chục năm rồi mà nhân dân chưa biết nhiều về sự thật của nó là đáng trách.
Trong khi đó, phía Trung Quốc đưa tin nhiều rồi và không loại trừ có
những thông tin không chuẩn, không đúng sự thật, rất cần nói lại để nhân
dân Trung Quốc hiểu đúng sự thật, mà cả nhân dân thế giới cũng cần biết
rõ.
Nếu bản thảo có những nội dung chưa thật sự chính xác thì các nhà
xuất bản có thể nhờ các cơ quan có trách nhiệm thẩm định độ chính xác
của vấn đề, góp ý cho tác giả hoàn thiện để có thể xuất bản sớm nhất
nhằm cung cấp thông tin cho nhân dân.
PHẠM VŨ thực hiện.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN:
Trả lờiXóa-Báo Tuổi trẻ !
-Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương !
-Tác giả Phạm Vũ !
-Tiến sỹ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện !
Aisopos, người Hy Lạp viết rằng : " KẺ PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐẦU HÀNG NGOẠI BANG, VỪA KHÔNG ĐƯỢC SỰ TÔN TRỌNG CỦA NGOẠI BANG, VỪA BỊ SỰ KHINH MIỆT CỦA ĐỒNG BÀO ."
Nếu công bố hết các sự thật lịch sử, thì không biết tình hình sẽ đi đến đâu?
Trả lờiXóaSống trong một xã hội bưng bít thông tin.... Bưng bít thông tin Gạc Ma là Đảng Cộng sản Việt Nam có tội với nhân dân, có tội với dân tộc.
Trả lờiXóaĐảng và Bộ quốc phòng phải công bó sự thật ngay khi mà ông Lê Đức Anh còn sống. Mong TBT Nguyễn Phú Trọng không phải "tâm tư" gì về việc này. Vì đó là sự thật lịch sử.
Trả lờiXóaKhẩu hiệu của ĐH XII là đổi mới. Cố TBT Trường Chinh, về cuối đời đã phát sáng để đưa VN thoát khỏi sự sụp đổ toàn diện. Nay TBT Nguyễn Phú Trọng hãy cởi bỏ những giáo điều để đưa VN hội nhập sâu rộng với thế giới.
Ai mà không biết những chuyện về Gạc Ma thì là kẻ không yêu nước!
Trả lờiXóaCông bố sự thật lịch sử, đảng đương nhiên mất tính chính danh vì những sai lầm sai người không thể khắc phục được. đó là thử thách đối với đảng.
Trả lờiXóaĐảng có dám và có chấp nhận hy sinh vì quốc gia dân tộc không?
Có tin được không?
Trả lờiXóaTheo bản tin Tuổi Trẻ online trích lời ô.Hoàng văn Hoan phó
chỉ huy chính trị TĐ 83(từng là cựu chỉ huy của các cs tử
vong ở Gac Ma)trong lễ tưởng niệm ngày 14/3 rằng:"Họ chỉ mang cuốc xẻng và cờ ra giữ đảo..."rồi"Các anh đã chiến đấu
bgoan cường..."
1/Họ là những người lính đi giữ đảo mà không có súng?!?
2/Chỉ có cuốc xẻng và cờ thì họ chiến đấu "ngoan cường"
bằng cách nào khi kẻ thù xả súng từ xa trên chiến hạm???
Nếu thật sự họ chỉ ra giữ đảo chỉ có cuốc sẻng và cờ?Thì
sự kiện càng thêm bất nhẫn hơn nữa!!!!