Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương: Không tô vẽ cũng không xóa nhòa, chỉ cần làm sáng tỏ cho đúng tính chất của cuộc chiến, thế là đủ!
.
.
Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương:
Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979:
'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó'
16.02.2016
Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.
Chuyện của người trong cuộc chiến
Là một người lính bộ đội Cụ Hồ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương từng tham gia với vai trò cán bộ Trung đoàn 568, thuộc Sư đoàn 328 trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) vô cùng ác liệt.
Chính ông là một trong số các nhân chứng lịch sử quan trọng cho chuỗi thời gian mà ông cùng với các đồng đội của mình cùng sát cánh bên nhau chống quân xâm lược Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam từ năm 1976 tới mãi năm 1988.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc(17/2/1979 – 17/2/2016), Thiếu tướng – Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Báo điện tử PetroTimes để nói rõ hơn những điều mà chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được cũng như nguyện vọng muốn gửi gắm tới thế hệ tương lai của đất nước.
Chuyện của người trong cuộc chiến
Là một người lính bộ đội Cụ Hồ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương từng tham gia với vai trò cán bộ Trung đoàn 568, thuộc Sư đoàn 328 trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) vô cùng ác liệt.
Chính ông là một trong số các nhân chứng lịch sử quan trọng cho chuỗi thời gian mà ông cùng với các đồng đội của mình cùng sát cánh bên nhau chống quân xâm lược Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam từ năm 1976 tới mãi năm 1988.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc(17/2/1979 – 17/2/2016), Thiếu tướng – Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Báo điện tử PetroTimes để nói rõ hơn những điều mà chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được cũng như nguyện vọng muốn gửi gắm tới thế hệ tương lai của đất nước.
.Mở đầu câu chuyện, tướng Lương khẳng định: “Trong hệ thống từ điển, tư duy quân sự hay trong gen của con người Việt Nam thì chưa bao giờ xuất hiện cụm từ “sợ hãi”, “lo sợ” cả. Ngay từ buổi đầu dựng nước thời Hùng Vương cho tới thời đại Hồ Chí Minh và đến ngày nay cũng vậy, người Việt Nam không bao giờ biết sợ hãi kẻ thù cả. Và lịch sử đã chứng minh rõ ràng rồi”.
Ông cũng nêu rõ, Việt Nam tuy là nước nhỏ nhưng trong tư duy và chiến lược phòng thủ đất nước thì không hề nhỏ. Chúng ta không bao giờ chủ động gây chiến trước, chỉ khi nào tình thế bị ép buộc thì phải đứng lên đánh đuổi kẻ thù xâm phạm đến biên cương, bờ cõi mà thôi.
Và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979 cũng không phải là ngoại lệ.
“Chứng kiến sự hung hăng, tàn độc của quân xâm lược Trung Quốc khi chúng ào ạt tiến vào biên giới nước ta cùng vô vàn súng đạn, vũ khí xe tăng rồi ra sức sát hại đồng bào ta ở 6 tỉnh biên giới vào thời điểm năm 1979 mà trong lòng anh em bộ đội chúng tôi sôi sục căm hờn. Ai cũng mong muốn nhanh chóng tiêu diệt địch để giữ vững bờ cõi biên cương này. Chiến tranh xảy ra là điều ta không mong muốn vì gây thiệt hại cho cả hai bên, nhưng cuối cùng Trung Quốc đã phải cho rút quân và ta cũng đã thể hiện thiện chí hòa hiếu với nước láng giềng này”, tướng Lê Mã Lương kể lại.
Cần sự tôn vinh xứng đáng
Cũng theo tướng Lê Mã Lương, mặc dù diễn ra không quá lâu như các cuộc chiến chống Pháp, Mỹ những năm trước nhưng về tính chất, nó thậm chí còn ác liệt hơn bởi còn vô số đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng cao điểm, ngọn đồi nơi rừng xanh núi đỏ chốn biên cương của Tổ quốc.
Ông cũng nêu rõ, Việt Nam tuy là nước nhỏ nhưng trong tư duy và chiến lược phòng thủ đất nước thì không hề nhỏ. Chúng ta không bao giờ chủ động gây chiến trước, chỉ khi nào tình thế bị ép buộc thì phải đứng lên đánh đuổi kẻ thù xâm phạm đến biên cương, bờ cõi mà thôi.
Và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979 cũng không phải là ngoại lệ.
“Chứng kiến sự hung hăng, tàn độc của quân xâm lược Trung Quốc khi chúng ào ạt tiến vào biên giới nước ta cùng vô vàn súng đạn, vũ khí xe tăng rồi ra sức sát hại đồng bào ta ở 6 tỉnh biên giới vào thời điểm năm 1979 mà trong lòng anh em bộ đội chúng tôi sôi sục căm hờn. Ai cũng mong muốn nhanh chóng tiêu diệt địch để giữ vững bờ cõi biên cương này. Chiến tranh xảy ra là điều ta không mong muốn vì gây thiệt hại cho cả hai bên, nhưng cuối cùng Trung Quốc đã phải cho rút quân và ta cũng đã thể hiện thiện chí hòa hiếu với nước láng giềng này”, tướng Lê Mã Lương kể lại.
Cần sự tôn vinh xứng đáng
Cũng theo tướng Lê Mã Lương, mặc dù diễn ra không quá lâu như các cuộc chiến chống Pháp, Mỹ những năm trước nhưng về tính chất, nó thậm chí còn ác liệt hơn bởi còn vô số đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng cao điểm, ngọn đồi nơi rừng xanh núi đỏ chốn biên cương của Tổ quốc.
.
Ông kể: “Có những trận đánh quân Trung Quốc chỉ sử dụng pháo bắn sang ta mà gây thiệt hại vô cùng lớn. Do địa hình biên giới có không gian rộng lớn, kéo dài từ Quảng Ninh cho tới tận Lai Châu – Điện Biên dài tới hàng hơn 600km nên chiến sự diễn ra rất ác liệt. Có những trận đánh mà chiến sỹ ta hy sinh gần hết cả quân số một tiểu đoàn, bỏ lại thân xác nơi bãi mìn, khiến cho việc quy tập hài cốt cũng vô cùng khó khăn”.
“Cuộc chiến tranh tháng 2/1979 cũng nằm trong chuỗi sự kiện của lịch sử. Lịch sử thì vốn dĩ rất công bằng, phải trả lại sự công bằng vốn có của lịch sử. Thời gian trước năm 2014, dường như rất ít các phương tiện thông tin hay sách báo nói sâu và kỹ về sự kiện này.
Nhưng mấy năm gần đây, tình hình có nhiều thay đổi nên chăng, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại cuộc chiến này bằng con mắt khách quan và đầy đủ hơn. Không tô vẽ cũng không xóa nhòa, chỉ cần làm sáng tỏ cho đúng tính chất của nó thế là đủ”, Anh hùng Lê Mã Lương nhấn mạnh.
Từng 8 năm gắn bó với mặt trận Tây Bắc, 2 năm trực tiếp chiến đấu tại Vị Xuyên (Hà Giang), ông hiểu rõ hơn ai hết những mất mát hy sinh của đồng đội để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ nơi biên thùy. Nơi đó, ẩn trong những vách đá tai mèo dựng đứng, khô khốc kia là những mảnh xương cốt mà hàng ngàn đồng đội ông vẫn nằm lại để đổi lấy hòa bình cho đất nước. Trong tâm khảm của vị bộ đội cụ Hồ, ông luôn đau đáu một nỗi niềm chất chứa.
“Tại sao chúng ta lại không tuyên truyền một cách mạnh mẽ, để cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc? Sự hy sinh của các chiến sỹ dù là ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng và tri ân, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc này.
Đã đến lúc chúng ta cần phải tôn vinh một cách đầy đủ, chính trực và đàng hoàng với các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Cần đưa nội dung này vào trong chương trình giáo dục một cách đầy đủ. Lịch sử cần trở lại với lịch sử và trả lại những giá trị vốn có của nó”, Anh hùng Lê Mã Lương nhấn mạnh.
.
Xe tăng Trung Quốc bị ta tiêu diệt ở Bản Sậy (Ảnh: Mạnh Thường).
Ông kể: “Có những trận đánh quân Trung Quốc chỉ sử dụng pháo bắn sang ta mà gây thiệt hại vô cùng lớn. Do địa hình biên giới có không gian rộng lớn, kéo dài từ Quảng Ninh cho tới tận Lai Châu – Điện Biên dài tới hàng hơn 600km nên chiến sự diễn ra rất ác liệt. Có những trận đánh mà chiến sỹ ta hy sinh gần hết cả quân số một tiểu đoàn, bỏ lại thân xác nơi bãi mìn, khiến cho việc quy tập hài cốt cũng vô cùng khó khăn”.
“Cuộc chiến tranh tháng 2/1979 cũng nằm trong chuỗi sự kiện của lịch sử. Lịch sử thì vốn dĩ rất công bằng, phải trả lại sự công bằng vốn có của lịch sử. Thời gian trước năm 2014, dường như rất ít các phương tiện thông tin hay sách báo nói sâu và kỹ về sự kiện này.
Nhưng mấy năm gần đây, tình hình có nhiều thay đổi nên chăng, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại cuộc chiến này bằng con mắt khách quan và đầy đủ hơn. Không tô vẽ cũng không xóa nhòa, chỉ cần làm sáng tỏ cho đúng tính chất của nó thế là đủ”, Anh hùng Lê Mã Lương nhấn mạnh.
Từng 8 năm gắn bó với mặt trận Tây Bắc, 2 năm trực tiếp chiến đấu tại Vị Xuyên (Hà Giang), ông hiểu rõ hơn ai hết những mất mát hy sinh của đồng đội để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ nơi biên thùy. Nơi đó, ẩn trong những vách đá tai mèo dựng đứng, khô khốc kia là những mảnh xương cốt mà hàng ngàn đồng đội ông vẫn nằm lại để đổi lấy hòa bình cho đất nước. Trong tâm khảm của vị bộ đội cụ Hồ, ông luôn đau đáu một nỗi niềm chất chứa.
“Tại sao chúng ta lại không tuyên truyền một cách mạnh mẽ, để cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc? Sự hy sinh của các chiến sỹ dù là ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng và tri ân, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc này.
Đã đến lúc chúng ta cần phải tôn vinh một cách đầy đủ, chính trực và đàng hoàng với các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Cần đưa nội dung này vào trong chương trình giáo dục một cách đầy đủ. Lịch sử cần trở lại với lịch sử và trả lại những giá trị vốn có của nó”, Anh hùng Lê Mã Lương nhấn mạnh.
.
Cuộc chiến giữa anh em Nam Bắc thì tô sơn vẽ phấn với đủ ngôn từ miệt thị, rồi cho vào tù 5-10-15 năm, dù đã đầu hàng, còn với 600 trăm ngàn quân xâm lăng tràn qua biên giới với đủ mọi thứ võ khí chém giết dân lành, đốt phá nát thứ thì lại im, thế là thế nào các đồng chí lãnh đạo?
Trả lờiXóaCác Tướng lĩnh, sỹ quan của quân đội NDVN:
Trả lờiXóaCần học tinh thần của Lê Mã Lương khi mới 18 tuổi:
" Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù"