Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

ĐẠI HỘI KHÔNG THẤY CHUYỂN BIẾN GÌ, TÔI DỨT KHOÁT BỎ ĐẢNG

GS. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống. Ảnh: internet

Giáo sư Nguyễn Đình Cống 'từ bỏ Đảng'
02.02.2016

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói ông "từ bỏ Đảng"Trên trang cá nhân, giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trí thức tại Quảng Bình, thông báo ông 'từ bỏ Đảng' từ ngày Ba tháng Hai.


Ông Nguyễn Đình Cống viết: “Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách”.

Trả lời BBC Tiếng Việt về quyết định của mình, Giáo sư Cống cho biết nguyên nhân việc làm của ông: “Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi."

"Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không."

"Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cả thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng.”

Khi được hỏi đã đóng góp ý kiến gì, ông liệt kê:“Tôi có nêu ý ‎ kiến Chủ nghĩa Marx - Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì Marx- Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu hóa ruộng đất."

"Nghĩa là phải thay đổi thể chế chính trị, chứ không phải giữ nguyên như thế này."

Không được phản hồi

“Nên bỏ cái tên Đảng Cộng sản, lấy lại cái tên Đảng Lao động Việt Nam. Nếu không được thế thì chia cái đảng này ra làm hai. Một bên anh nào muốn giữ Đảng Cộng sản thì cứ giữ, còn số nào không muốn theo Đảng cộng sản thì cứ lập ra một cái đảng mới.” - Ông giải thích.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói ông đã gửi những đóng góp của mình đến các hòm thư thu thập ý ‎ kiến của Trung ương Đảng, của tuyên huấn, và ông đăng công khai thư ngỏ của mình trên các trang Basam, Bauxite, trang cá nhân.

Tuy nhiên, ông “không nhận được bất kỳ một phản hồi nào hết”.

Thông báo từ bỏ Đảng của giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận được hơn 6000 like chỉ sau vài giờ đăng lên.

Ông là cựu giảng viên tại Đại học Xây dựng. Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1985, khi công tác tại trường này, khi ông là Phó giáo sư. Hiện nay ông đã nghỉ hưu và có học vị giáo sư. Ông vẫn theo đuổi các chương trình giảng dạy từ khi nghỉ hưu.
.

9 nhận xét :

  1. Rằng trăm năm cũng từ đây!
    Con đường vô sản từ nay xin chừa!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bậu hỏi...thì em xin thưa...
      Thử thêm thế kỷ.....cũng chưa tới bờ
      dân tình cù bất cù bơ
      còng lưng đóng thuế...chẳng mơ ước nhiều
      cuộc đời nghèo khổ hẩm hiu
      kiểu này sớm muộn cũng...tiêu cái ...tùng...!

      Xóa
    2. Đoạn trường sổ,rút tên ra!
      Lòng này ai hiểu cho ta hỡi long
      Cũng trong một tiếng tơ đồng
      Người ngoài cười nụ,người trong khóc thầm...
      XIN ĐỒNG CẢM VỚI BÁC!MỘT U 75

      Xóa
  2. Theo đảng cũng như đi đánh bạc, biết chắc là thế nào cũng thua nhưng luôn hi vọng. Chỉ những người có can đảm dứt khoát trở về với vợ con thì gia đình mới đầm ấm hạnh phúc thoát cảnh tán gia bại sản. Chúc mừng giáo sư Nguyễn Đình Cống.

    Trả lờiXóa
  3. Ôi bậc hiền nhân quân tử sao mà thấy xót xa làm vậy? Cái danh đã toại mà cái chí chưa thành !
    Nhân, xin chép lại Câu đối thờ Chu Văn An (Người viết thất trảm sớ), để cùng suy ngẫm:

    陳晚此何時慾詠大丕賢者樂
    鳳山存隱處峙留長仰晢人風

    "Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
    Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong"
    Dịch:
    Cuối đời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chẳng phải là cái thú vui của bậc hiền giả?
    Núi Phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻ triết nhân !
    Thật là càm khái đến vô cùng !

    Trả lờiXóa
  4. Vấn đề là độc mỗi Đảng cộng sản ở Việt Nam nên chúng ta cứ phải đắn đo, kiến nghị, yêu cầu thay đổi hay từ bỏ chủ nghĩa Mark-Le-nin này kia, chứ nếu Việt Nam dân chủ và đa đảng sẽ khác hoàn toàn! Đảng cộng sản muốn theo Mark, theo Le-nin hay theo Mao, hay theo ai là quyền của họ và mặc kệ họ, dân sẽ quyết định đảng nào và người nào sẽ lãnh đạo đất nước theo bầu cử tự do. Đảng Cộng sản biết điều này nên khó mà có ngày có dân chủ đa đảng ở Việt Nam! Vì nếu có vậy thật thì có lẽ ngàn năm nữa Đảng cộng sản cũng sẽ không bao giờ thắng cử, dù ở bất cứ quốc gia nào trên trái đất này!
    Giáo sư Nguyễn Đình Cống từ bỏ Đảng Cộng Sản mà ông theo bấy lâu là quyền của Giáo sư, và cá nhân tôi thấy Giáo sư đã quyết định chính xác! Chỉ có điều là còn rất nhiều đảng viên vì quá nhiều quyền lợi cá nhân có được khi đeo cái mác đảng viên nên khó nói lời chia tay với Đảng cộng sản dù biết hay đánh giá nó giống như Giáo sư Nguyễn Đình Cống. Và có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng nhận ra điều này và có đối sách ứng phó phù hợp.
    Còn phải làm thế nào để Đảng cộng sản thay đổi hay thay đổi Đảng Cộng sản thì cá nhân tôi không biết, nó thuộc về nhân dân và những "cái đầu lớn"!

    Trả lờiXóa
  5. Hiện nay ông có học hàm giáo sư chứ không phải học vị giáo sư. Học vị của ông là tiến sĩ.

    Trả lờiXóa
  6. Hành động của ông ngày hôm nay, sau này khỏi ân hận. Ai cũng hiểu đảng cộng sản là nỗi thống khổ của nhân dân, nguyên nhân của tham nhũng, của mất đất lãnh thổ...nhưng không mấy ai dám từ bỏ nó vì sợ hãi bị trả thù, vì vẫn còn mối lợi...Nhưng tôi tin chắc rằng, con cháu ông sẽ tự hào về ông, đã dám từ bỏ đảng, về với nhân dân. Hy vọng việc làm của ông sẽ thức tỉnh lương tri của các đảng viên.

    Trả lờiXóa
  7. Hôm nọ gặp mấy ông bạn cũ. Các ông ấy là đảng viên cộng sản. Có ông thì bảo: thấy cá nhân tôi như bây giờ là sướng, có bán cho nước nào cũng mặc, miễn là yên ổn sung sướng. Ông khác thì nói, chán lắm rồi, nhưng chỉ sợ chính quyền mới nó cắt mất lương hưu. Các đảng viên bây giờ là thế đấy.

    Trả lờiXóa