10h00 bùng nổ biểu tình tại trước cửa Nhà thi đấu Quận Hà Đông- Hà Nội, gần trụ sở tiếp dân.
Ảnh: Lâm Khang.
Khắp nơi hưởng ứng “Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam”
GNsP – Hưởng ứng lời kêu gọi “Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam vào ngày 27.02.2016” nhiều bà con dân khắp mọi nơi tiến hành cuộc biểu tình tại các thành phố lớn, hoặc có nhiều đoàn dân oan đã bị lực lượng công an chặn xe khi đang trên đường đến nơi biểu tình.
Tại Hà Nội
Lúc 8:30, anh Trịnh Bá Phương – dân oan Dương Nội – cho biết, công an đã phong tỏa khắp nơi để ngăn cản dân oan tập trung tại số 1 Ngô Thì Nhậm.
Anh Phương nói: “Hiện tại công an đang bố trí lực lượng rất là đông, đông hơn cả người dân. Họ cũng có những chiếc xe thùng, xe buýt để chuẩn bị sẵng sàng đàn áp”.
“Dự kiến lúc 10 giờ dân oan sẽ tuần hành, nhưng với tình hình này thì không biết như thế nào. Có thể bà con sẽ tổ chức sớm hơn dự kiến, hoặc là bà con có thể đợi đủ người để có thể tổ chức”.
Thậm chí, anh Phương nói thêm, công an “còn ngăn chặn từ xa để ngăn dân oan các tỉnh lân cận về số 1 Ngô Thì Nhậm” ở Hà Nội.
“Hãy chấm dứt thảm họa dân oan tại Việt Nam”, đó là thông điệp mà bà Cấn Thị Thêu – một người bị cưỡng chế đất ở Dương Nội – muốn gửi đến nhà cầm quyền trong cuộc tuần hành hôm 27/2 ở Hà Nội cùng với hàng trăm người khác.
“Tôi muốn nhà cầm quyền phải xem xét, để giải quyết và trả lại những gì mà họ đã cướp đất của người dân,” bà Thêu nói và cho biết lúc 10 giờ 30 có khoảng gần 200 dân oan từ Dương Nội, Văn Giang, Hải Phòng, Bắc Giang và cả ở phía Nam đang tập trung tại số 1 Ngô Thì Nhậm.
Những dân oan này đang giăng biểu ngữ và hô khẩu hiệu đòi lại đất mà họ đã bị cưỡng chế. Trong khi đó “công an vây kín và chặn hết các đường.”
“Công an quây vòng quanh [chỗ tập trung của dân oan], cùng với đó là xe cảnh sát, xe buýt, xe gắn loa, công an, mật vụ. Họ rất là đông, lên đến cả trăm người”.
Bà Thêu cũng cho biết, hiện chưa xảy ra xô xát giữa lực lượng công quyền với người tuần hành, chỉ có hai người con trai của bà Thêu là Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương bị bắt.
Bên cạnh điểm tập trung số 1 Ngô Thì Nhậm, một nhóm các dân oan khác trên 30 người cũng đang tập trung tuần hành tại đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Tại Hải Dương
Lúc 9 giờ, bà Bùi Thị Lan – dân oan Hải Dương – cho biết bà không thể tập trung cùng các dân oan khác tuần hành tại xã Cẩm Điền, Hải Dương vì có người bao vây, ngăn chặn từ đêm hôm qua.
Bà Lan nói: “Cô đang bị nó theo dõi 24 trên 24, và không ra được khỏi ngoài đây này. Nó bao vây suốt từ hôm qua cơ”.
Bà Lan cho biết có hơn chục người mặc thường phục đang phong tỏa khu vực quanh nhà bà. “Dưới đường cứ mỗi chỗ hai thằng. Hiện tại trong (sân) nhà cô vẫn có hai thằng” bà Lan nói và cho biết, các dân oan khác trong tỉnh Hải Dương cũng có thể bị chặn hết, và không thể tuần hành. “Hôm nay nó chặn hết, không cho đi mà.
Bên cạnh lớp người bị nhà cầm quyền cưỡng chế đất một cách không công bằng, dân oan tại Việt Nam còn bao gồm những gia đình có thân nhân bị tống giam với bản án gây nhiều tranh cãi.
Bà Bùi Thị Lan ở Hải Dương là một trong những trường hợp như thế. Bà có con trai là Hoàng Văn Cường bị kết án 25 tháng tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” vào năm 2015.
“Cô chỉ mong muốn kêu oan cho con cô.” Bà Lan chia sẻ về lý do muốn đi tuần hành cùng với những dân oan khác tại Hải Dương.
Bà nói án của con bà còn nhiều khuất tất, bởi người làm chứng “lúc nói có lúc nói không”.
Mặc dù biết sẽ bị đàn áp nếu có ý định tuần hành, bà Lan nói, ” Cô vẫn quyết tâm đi để đòi công lý cho con cô. Lấy lại lý lịch trong sáng cho con mình, vì con tôi vô tội. Nếu con cô có tội thì một ngày cô cũng không đi, nhưng con cô không có tội nên nhất quyết cô phải đi, dù hy sinh tính mạng”.
Bà Lan đã từng kêu oan nhiều cấp cho con trai mình nhưng chưa được kết quả tích cực gì. Bà từng nói với Cường: “Con cố lên. Bây giờ mẹ vẫn sẵng sàng kêu oan cho con”.
Trong một diễn biến khác công an đã mời 4 Dân oan Ninh Giang, Hải Dương lên phường công an làm việc và họ lo lắng không biết tính mạng của họ có đảm bảo khi ở trong đồn công an hay không.
Bà con dân oan huyện Cẩm Điền bị công an bao vây, ngăn chặn nhưng họ vẫn tập trung biểu tình tại chỗ.
Tại Hà Nam
Dân oan Thúy Nga bị công an canh tại tư gia nhưng bà và các con vẫn biểu tình tại chỗ, Bà Nga nói: “Từ khi đảng cộng sản cầm quyền cho đến nay họ đã phá nhà, cướp đất, cướp tư liệu sản xuất của dân tràn lan và giết dân từ thời cải cách ruộng đất. Sau cải cách ruộng đất, họ không giết người cướp đất hàng loạt nhưng tệ nạn đó vẫn diễn ra hàng ngày, tính mạng của người dân bị giết tùy tiện kể cả ngoài đường lẫn trong đồn công an. Chính quyền do đảng cộng sản cướp quyền con người của dân bằng cách bắt bớ bỏ tù bất cứ ai họ muốn với bộ luật rừng, kể cả người già và trẻ con cũng nhà cầm quyền cũng không tha.”
Băng rôn khẩu hiệu mà bà Thúy Nga cầm trên tay đã bị nhà cầm quyền xé bỏ khi bà Thúy Nga treo trước cửa nhà. Ảnh: FB
Tại Hải Phòng
Đại gia đình 3 đời dân oan Thuý Nguyễn đồng hành cùng dân oan trên cả nước tại tư gia.
Ảnh: Facebook
Tại Sài Gòn
Dân oan Hải Dương tên là Nguyễn Anh Tuấn, anh và cả gia đình tố cáo nhà cầm quyền địa phương tham nhũng và kết quả là 13 công dân bị đẩy vào chốn lao tù trong đó mẹ anh bị kết án 7 tháng tù giam, anh cho biết lý do tham gia ngày hôm nay: “Tôi muốn bà con Hải ngoại cùng đồng hành và chia sẻ nỗi khổ của bà con dân oan Quốc nội. Đồng thời cũng mong quốc tế nhìn thấy cảnh tượng dân oan càng ngày gia tăng ở trên đất nước của mình, điều này chứng minh quyền con người của bà con dân oan đang bị tước đoạt ngày càng nghiêm trọng nên số lượng dân oan càng ngày gia tăng. Tôi muốn chính phủ các nước hãy can thiệp vào chính quyền VN để họ trả lại quyền căn bản cho người dân oan.”
Sáng nay vào lúc 8 giờ, có hơn 20 bà con dân oan biểu tình tại đường Pasteur và đi bộ đến khu vực nhà thờ Đức bà nhưng sau khi di chuyển một đoạn ngắn, lực lượng công an đã bắt bà con đưa lên xe và đưa đi đâu không rõ.
Bạn trẻ Khang có mặt cùng với Đoàn Dân oan Sài Gòn cho biết: “Sau khi di chuyển được 1 đoạn với các băng rôn lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cướp đất và yêu cầu trả lại đất, lực lượng công an đã ngăn chặn và bắt số dân oan ngay nhà thờ Đức Bà, khi đang di chuyển xuống khu chợ Bến Thành. Một dân oan Tiền Giang đã bị đánh bầm dập còn các dân oan còn lại đều bị công an hành hung.”
Một nhóm dân oan Tiền Giang khoảng 20 người xuất phát từ Chùa Liên Trì Quận Thủ Thiêm đã bị bắt đưa về Tiền Giang. Bà Quang, Dân oan Tiền Giang cho GNsP biết. Bà nói thêm: “Có một người bị đánh dập mũi, một người bị bẻ gẫy tay và hiện nay đã được đưa đi băng bó vết thương” 7 người dân oan khác bị câu lưu tại phường An Khánh.
Có khoảng 30 Dân oan đến từ tỉnh Tiền Giang, Tây Ninh… tá túc tại Chùa Liên Trì Quận 2, Thủ Thiêm bị hốt từ sáng sớm. Hòa Thượng Thích Không Tánh loan tin trên facbook: “Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết vào chiều ngày 26-2, có 30 người dân oan từ các tỉnh miền Tây đã đến chùa Liên Trì, Sài Gòn để tá túc. Sáng sớm ngày 27-2, các dân oan này rời khỏi chùa Liên Trì từ 5 giờ để ra khu trung tâm Sài Gòn tham gia tuần hành cho “Ngày Dân oan Việt Nam”. Tuy nhiên đoàn người này sau khi ra khỏi chùa một đoạn ngắn đã bị lực lượng công an, an ninh sắc phục cùng dân phòng trấn áp, bắt tất cả đưa lên xe chuyên dụng. Ngay sau đó, tất cả dân oan này bị cưỡng bức quay trở về địa phương nơi sinh sống. Tiếp sau đó, có khoảng 20 công an, an ninh ập vào chùa Liên Trì để truy xét tìm kiếm coi còn người dân oan nào tá túc hay không? Hai người dân làm công quả ở chùa suốt hơn năm qua, đã bị hạch sách, đe dọa. Hiện tại lực lượng công an sắc phục và thường phục vẫn đang trú đóng trước cổng chùa Liên Trì.”
Nhóm Dân oan Đồng Nai khoảng 50 người đi đến trụ sở Thanh tra Chính Phủ Trung ương số 210 Võ Thị Sáu nộp đơn bị lực lượng công an và Dân phòng cưỡng chế bắt kên xe chở đi, không biết đi đâu.hủ Trung ương số 210 Võ Thị Sáu nộp đơn bị lực lượng công an và Dân phòng cưỡng chế bắt kên xe chở đi, không biết đi đâu.
Theo Bolgger Phạm Thanh Nghiên cho hay: “Hiện Thúy Nguyễn bị bắt cùng khoảng hơn 20 người dân oan khác. Họ bị tống lên xe buýt và đang di chuyển trên đường Nguyễn Văn Kiểng. Thúy còn cho biết chị Ngọc Anh Trần bị đánh rách miệng. Một dân oan Tiền Giang tên là Lữ bị đánh hộc máu mũi…” Blogger Huỳnh Anh Tú -chồng Blogger Phạm Thanh Nghiên- và anh Đỗ Đức Hợp bị công an bắt và đưa về phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.
Có 3 thành viên CLB Lê Hiếu Đằng ra hiệp thông với dân oan là Nhà báo Kha Lương Ngãi, Nhà báo Sương Quỳnh và Nghệ sĩ Ánh Hồng. Nhà báo Sương Quỳnh kể lại: “Lực lượng công an các loại kể cả các cán bộ hưu trí đã vây kín bà con dân oan, an ninh mật vụ giám sát chặt chẽ. Họ ngăn cản những việc làm chính đáng của người dân, người dân có quyền lên tiếng đòi lại tài sản cho người ta nhưng lại không được vậy thì có dân chủ trong đất nước VN này hay không?”
Tại vườn rau Dân oan Lộc Hưng có gần 10 an ninh bao vây, một người trong số những người này đã chửi thề, đuổi bà con dân oan nên bà con đã vây vào đánh người an ninh này và mang ra ngoài phường lập biên bản với nội dung là đã gây sự, chửi thề, đánh người dân, gây mất trật tự khu phố…
Vào lúc 10 giờ, lực lượng công an thả bà con dân oan Long Khánh tại vườn cao su Long Khánh -một nơi vắng vẻ, không có người qua lại và bà con dân oan lo lắng “những tên công an thường phục vẫn lấp ló phía sau và không biết bọn chúng sẽ làm gì bà con dân oan nữa?”
Ông Trần Bang đồng hành với bà con dân oan cho hay: “Lực lượng an ninh rất đông nhiều nhất là thanh tra xây dựng bao vây dân oan và bắt mọi người lên xe buýt. Bà con không thể hiện tiếng nói của mình, họ mất quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, quyền biểu đạt của người dân. Dân oan không chỉ mất đất mất nhà mà mất luôn tiếng nói. Họ biểu tình rất ôn hòa nhưng họ đã bóp nghẹt.”
“Điều kiện sống của người dân oan rất khó khăn, quyền sống của họ bị đe dọa, họ là những người có cuộc sống cơ cực nhất, họ đi khiếu kiện nhiều năm mà không được giải quyết. Tôi phẫn nộ nhất là ‘quyền sở hữu toàn dân ảo’ nên người dân nào cũng có thể bị mất đất, bị giải tỏa đất và đền bù không thỏa đáng, mà đa số những người dân oan là nông dân mà họ cần ruộng đất. Việc đô thị hóa, công nghiệp hóa phải mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân VN nhưng chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm lợi ích và thân hữu của đảng cầm quyền”. Ông Trần Bang nói tiếp.
Đa số bà con dân oan thuộc thành phần bần cố nông, mất nhà mất cửa do chính sách ‘sở hữu toàn dân’ đẩy họ thành dân oan. Chính sách này đã gây ra biết bao sự lầm than, cơ cực, cho những người dân –đặc biệt là nông dân- khốn khổ bởi các dự án do nhà nước hoặc các công ty tư nhân đầu tư, quản lý nhưng bồi thường đất cho người dân với cái giá rẻ mạt, không đủ sinh sống qua ngày đoạn tháng, khiến cuộc sống của họ nay đây mai đó. Những người dân oan này ròng rã đi khiếu kiện suốt nhiều năm, thậm chí có gia đình đi khiếu kiện suốt gần ba mươi năm. Cứ mỗi tháng, họ tích góp, dành dụm tiền, đón xe lên Sài Gòn hoặc ra Hà Nội, đến phòng tiếp dân để kêu oan hoặc đến bất cứ nơi đâu để có thể kêu cho nỗi oan khiên của họ.
Pv.GNsP
Nguồn ảnh: Facebook
Tranh đấu cho nhân quyền không phải là hoạt động chính trị đảng phái vì vậy xin các Linh Mục, Thượng Tọa và tín đồ tham gia, hoặc it ra là yểm trợ cách này cách khác. Làm ngơ trước tội ác là đồng lõa.
Trả lờiXóaĐẹp,đẹp lắm ! xin chúc mừng !
Trả lờiXóaKhông còn đủ lực lượng an ninh, công an hay bọn này giấu mặt, khi sử dụng TT xây dựng ?
Trả lờiXóaChúng nó đánh đập dân ta thật dã man !
Trả lờiXóa