Chùm thơ của Phạm Công Trứ
Phạm Công Trứ còn có bút danh Phạm Công, Phạm Thuần Việt, Phạm Thanh Tịnh... Sinh năm 1953 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định, từng là bộ đội Trường Sơn, cán bộ giảng dạy Đại học Luật Hà Nội, công tác tại báo Pháp Luật Việt Nam. Hiện ông đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Lời thề cỏ may (I), Nxb Thanh Niên, 1990
- Lời thề cỏ may (II), Nxb Văn hoá - Thông tin, 1993
- Lời thề cỏ may (III), Nxb Văn hoá - Thông tin, 1996
- Cỏ may thi tập, Nxb Văn học, 2000
- Phồn thi (I), Nxb Hội Nhà văn, 2004
- Phồn thi (II), Nxb Hội Nhà văn, 2006
- Phồn thi (III), Nxb Hội Nhà văn, 2009 - Làng phố giao duyên, Nxb Lao động, 2010
.
Giải thưởng văn học: - Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2005 cho tập Phồn thi (I).
- Giải thưởng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Hội Nhà văn Việt Nam về Nông thôn, nông dân, nông nghiệp 20 năm đổi mới, năm 2011.
Nguồn: Thivan.net
Xuân
Nếu mùa xuân có môi
Tôi tin môi xuân đỏ
Nếu mùa xuân có má
Tôi tin má xuân hồng
Nếu mùa xuân có mông
Tôi tin mông xuân đẫy
Tôi tin cái mây mẩy
Của mùa xuân cũng hồng
Xuân có tin tôi không?
Huyền thoại mưa
- Tự thời ngày xửa ngày xưa
Tự thời trái đất còn chưa có người
Thì sấm sét đã có rồi
Động phòng giữa đất và trời, đó em
Sau mưa cây cối mọc lên
Lâu dần ếch nhái biến thiên thành... người!
- Anh này chỉ giỏi bịa thôi!
Em cười mắt nhắm e trời... lại mưa.
Khoả
Thoạt đầu khoả tay
Nuột nà tay trắng
Rồi thì khoả chân
Ngọc ngà chân thẳng
Rồi thì khoả ngực
Mởn mơ ngực hồng
Rồi thì khoả hông
Hông đầy ngồn ngộn
Bây giờ khoả rốn
Rốn tròn bây by
Rồi nữa khoả gì?
Gặp em hỏi nhỏ
Em cười quay đi!
Đêm cổ tích
“Tự thời ngày xửa ngày xưa
Tự thời trái đất còn chưa có người...”
Bao cựu cổ tích cũ rồi
Thì tân cổ tích ra đời ở đây
Triền đê phơ phất bông may
Nguyệt liềm tháng chín tròn đầy từng đêm
Chàng thì chợt “nhớ” chợt “quên”
Nàng thì chốc chốc “bắt đền” khổ không!
Khuya rồi sao rụng đầy sông
Bầu trời thấp xuống, cánh đồng dâng lên
Dế giun bất chợt lặng im
Cỏ may được dịp xâu kim vào người…
Với ai cổ tích lỗi thời
Với nàng cổ tích tuyệt vời là... đêm.
Đủ
Chân trần cỏ xanh
Em là tiên nữ
Vào bếp cơm canh
Em là thục nữ
Lên chùa chắp tay
Em là tín nữ
Lên giường tắt đèn
Em thành... quỷ dữ
Chỉ một em thôi
Đã là quá đủ!
Linh vật
Chiêm bái đồ thờ tại một số đền, tháp nước Việt
Tượng hình một cối, một chày
Chày trên, cối dưới tự ngày có đôi
Ở đâu cất giấu của giời
Ở đây “linh vật” chính ngôi tượng thờ
Ở đâu chày cối tưởng thô
Ở đây chày cối như thơ đắc vần
Cúi đầu bái tạ tiền nhân!
Tình yêu
Tình yêu có hít có hôn
Có thương có nhớ có hờn có mong
Tình yêu có ngực có mông
Thiếu hay cái đó là không có gì!
Đêm
Mặt trời mọc dậy mà đi
Mặt trời lặn lại quay về với đêm
Người khó đêm chỉ là đen
Tối như cái thuở "tắt đèn" ngày xưa
Người buồn đêm chỉ là mưa
Ròng như nến chảy tẩm vừa năm canh
Người vui đêm chỉ là xanh
Bao nhiêu trăng sáng tan thành suối thơ
Người mộng đêm chỉ là mơ
Kề bên ngà ngọc còn ngờ liêu trai...
*
Đêm về tháo bỏ cân đai
Lều tranh cũng hoá lâu đài, lạ chưa
Tắt đèn dân cũng như vua
Đài các cũng thể quê mùa, khác chi
Đêm mờ, đêm ảo, đêm nuy
Đêm mà quần áo còn gì là đêm
Đêm mê, đêm mệt, đêm rên
Đêm làm mất ngủ bắt đền... còn lâu
Hỡi người, ngày trắng đêm thâu
Thắp đèn xin lại bắt đầu cùng đêm!
Báu vật
Nhân đọc “Báu vật của đời” của MẠC NGÔN
“Phong nhũ, phì đồn”
Thật thà chuyển ngôn
Vú to, mông nở
Người dịch tự sửa
“Báu vật của đời”
Nhân cái chuyện ấy
Mấy dòng bàn chơi
I.
Tên thường gọi vú
Đích thị đàn bà
Để cho văn vẻ
Chữ là nhũ hoa
Đứa trẻ lên ba
Bảo là cái “tí”
Thêm tý duy mĩ
Bồng đảo đôi gò
Nàng chửa muốn cho
Cau còn non lắm...
Phất phơ yếm thắm
Ngày xưa lên chùa
Sư bị bỏ bùa
Ôm lăn ốm lóc
Phất phơ yếm thắm
Qua dinh ông nghè
Được lệnh lũ lính
Xếp hàng ra ve
Ngày xưa yếm sống
Đã lắm khen chê
Còn hơn thế nữa
Cái thời coóc-xê...
II.
Xung quanh cái mông
Cũng nhiều chuyện lắm
Trên đã yếm thắm
Dưới phải váy sồi
Nếu kém gò đồi
Đẹp chi bồng đảo
Cha ông đã bảo
Tai thì lá mít
Đít phải lồng bàn
Đã vừa phồn thực
Lại lắm “chát tom”
Âu Cơ đã thế
Mỵ Châu khác gì
Bà Trưng cũng vậy
Bà Triệu kém chi
Ai như Xuân Hương
Đào nguyên một lạch
Ai như Thị Điểm
Da trắng bì bạch
Đúng là Mẹ Đốp
Váy xắn quai cồng
Đích là Thị Màu
Đánh mắt, lắc hông...
*
Chợt từ ngoài ngõ
Vợ réo: ơi chồng!
Vậy xin tạm gác
Chuyện vú, chuyện mông.
(Rút từ “Phồn tập”)
Đêm hoang đường
Trả lờiXóaĐêm mơ màng ru hồn trong tiếng nhạc
Ánh nến chập chờn huyễn hoặc- gợi tình
Ngạt ngào diụ nhẹ hương đoá hồng trinh
Niềm khao khát vô hình - tiếng sóng biển
Dạt dào trong em đắm say trìu mến
Ta bên nhau tình yêu đến ngọt ngào
Đêm huyền diệu lấp lánh ánh trăng sao
Môi anh chạm vào môi em run rẩy…
Khép mắt chao hồn, đất trời bừng dậy
Xoay ngược vòng quay, tan chẩy trong tình
Giữa hư ảo thấp thoáng bóng lung linh
Hai bóng hình quấn chặt nhau …âu yếm…
Vườn thiên đàng dưới ánh trăng hiển hiện
Quyến rũ ngất ngây thơm ngát diễm tình
Vẻ ngà ngọc còn vương nét thơ trinh
Thân kiều diễm, cong mình trong đắm đuối
Thú địa đàng từ nơi anh trao gửi
Giọt đắm say đọng lại giữa suối ngàn
Ru hồn nghiêng ngả trôi giữa miên man
Yêu dấu đến dịu dàng mà cháy bỏng…
Nửa vầng trăng anh qua rèm lồng lộng
Nửa mảnh trăng em giấc mộng thi tình
Xao xuyến giao hòa muôn sắc lung linh
Đất trời bỗng cùng mình say chếnh choáng…..
蕃殖 Phồn thực
Trả lờiXóaBreed: : to keep and take care of animals or plants in order to produce more animals or plants of a particular kind
Từ điển Hoa Anh định nghĩa chữ phồn thực là như thế. Từ này rất Tàu, ngày xưa người Việt rất ít dùng đến. Chữ phồn là nhiều, thực là sinh sôi . Thực dân chính là chữ thực này . Tôi không rõ tại sao ngày nay người Việt quen sao chép nguyên văn với cách dùng từ ngữ của TQ nhiều quá. Nói nôm na, phồn thực là nhân giống, là bỏ ... nọc.
Đọc thơ "phồn thực" VN hiện nay mới thấy là thơ trào lộng đố tục giảng thanh của bà HXH là danh trấn giang hồ. Hoặc ngay cả ca dao bình dân VN cũng hay hơn nhiều.
Hôm qua đi dạo vườn chè
Có thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đè em xuống nó lắp cái mả cha nó vào
Bây giờ biết nàm thao ?
Em càng rãy rụa nó vào càng ... shâu !
(Ca rao)