Ứng cử viên Đặng Bích Phượng:
Nếu là ĐB QH “sẽ kiến nghị khởi kiện Trung Quốc”
23.02.2016
Ngày 09/02/2016, Blogger Đặng Bích Phượng thông báo sẽ ứng cử vào Đại biểu Quốc hội khóa 14 nhiệm kỳ 2016 – 2021, trên trang facebook cá nhân. Phóng viên (PV) đã có cuộc phỏng vấn:
Ngày 09/02/2016, Blogger Đặng Bích Phượng thông báo sẽ ứng cử vào Đại biểu Quốc hội khóa 14 nhiệm kỳ 2016 – 2021, trên trang facebook cá nhân. Phóng viên (PV) đã có cuộc phỏng vấn:
Blogger Đặng Bích Phượng
Bà Đặng Bích Phượng: Tôi thấy rằng, bao năm nay dân ta quen với việc Đảng cử dân bầu, thông qua cuộc bầu cử này tôi muốn người dân thay đổi nếp suy nghĩ đó. Nếu nói dân làm chủ thì phải để người dân tự cử những người bản thân họ tin tưởng hoặc chính bản thân họ tự ra ứng cử.
PV: Nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội, bà sẽ làm gì trên tư cách là một Đại biểu Quốc hội do dân bầu lên?
Bà Đặng Bích Phượng: Điều quan tâm nhất của tôi chính là Luật Đất đại hiện nay, có rất nhiều bất cập, nó là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng và các vụ khiếu kiện đất đai kéo dài trong nhiều năm. Ngay từ năm 2012, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, khiếu kiện đất đai chiếm 90%, tính hết tháng 06 năm 2012, số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai và thu hồi đất đai, bồi trường giải phỏng mặt bằng chiến tỉ lệ tuyệt đối.
Tôi có nhiều năm làm trong công tác giải phóng mặt bằng, tôi rất hiểu các quy trình trong luật về việc thu hồi đất đai và đền bù , nhưng hiện nay cái việc mà thu hồi đất đai của người dân, để trao cho một số chủ đầu tư lớn, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, những việc đó không theo thị trường mà là sự áp đặt, một sự áp đặt thô bạo, mà chúng tôi không hiểu tại sao chính quyền lại đứng đằng sau những việc cưỡng chế đất đai, bắt buộc người dân phải trao quyền sử dụng đất của mình cho những người khác để kiếm lời, người dân bị tước đoạt quyền sử dụng đất của họ, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, họ coi như là bị đất vào con đường cùng, không còn đường nào để sinh sống, thậm chí có nhiều người mất cả nhà, cả đất, có những người đi khiếu kiện hàng chục năm vẫn chưa có ai giải quyết.
Trong bài “Đất đai đứng đầu tham nhũng” đăng trên báo Pháp luật đời sống ngày 21/08/2014, có đoạn viết rằng: “trong một cuộc khảo sát gần đây do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện, quản lý đất đai được đánh giá là một trong những ngành tham nhũng nhất, chiếm 60%”, truyền thông nhiều lần đưa tin, những khu đô thị ma, bạt ngàn ở Hà Nội, Bắc Ninh, người ta cố sống cố chết, lấy đất trồng trọt của người nông dân để xây lên những khu đô thị bỏ hoang, đó là một sự lãng phí khủng khiếp, người nông dân sau 70 năm kể từ cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, đến nay họ vẫn tiếp tục đi đòi quyền người cày có ruộng.
Tham nhũng đất đai và tỷ lệ khiếu kiện đất đai chiếm tới 90% là hệ quả tất yếu của chính sách đất đai sở hữu toàn dân, nên thúc đẩy việc sửa đổi đất đai, là điều mà tôi hướng tới nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội.
PV: Ngoài ra bà sẽ ưu tiên làm gì tiếp theo nếu là Đại biểu Quốc hội?
Bà Đặng Bích Phượng: Từ trước đến nay, bất cứ chính sách nào của nhà nước đều có sự đồng thuận cao do truyền thông nhà nước đưa tin, tôi cho rằng không có cái gì chứng minh được điều đó cả. Người dân không có chỗ nào để nói lên tiếng nói của mình, bởi vì vậy nếu tôi trúng cử Đại biểu Quốc hội, tôi sẽ đề nghị Quốc hội ra luật Trưng cầu Dân ý.
PV: Bà có giải pháp gì đối với vấn đề Đất đai bừa vừa nói không?
Bà Đặng Bích Phượng: Thế giới có rất nhiều kinh nghiệm để chúng ta học hỏi, những nước phát triển, sự giàu có của họ đến từ đâu?, tôi cho rằng, khi người dân có quyền tự quyết định quyền sử dụng đất của họ, người ta có thể tự làm giàu cho bản thân, tôi nghĩ tại sao chúng ta không đi học hỏi các nước khác. Hầu như ở các nước phát triển, đất đai của họ là sử hữu đa thành phần, có sử hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và những thành phần khác, những cái đó là chúng ta có thể học được. Tôi lấy ví dụ, trước đây chúng ta sản xuất theo mô hình hợp tác xã, kinh tế không phát triển được, sau này có chính sách khoán đến từng hộ của ông Kim Ngọc, giao đất cho người dân, khi mà quyền lợi của người dân được sát sườn hơn, họ sẽ có trách nhiệm, vì vậy người nông dân giàu lên từ chính đất của họ. Luật Đất đai mà sửa đổi sở hữu đa thành phần, đó là điều mấu chốt nhất.
PV: Tham nhũng là vấn đề bức bối của toàn xã hội, nếu bà trúng cử là Đại biểu Quốc hội, bà có giải pháp gì nhằm hạn chế vấn đề này không?
Bà Đặng Bích Phượng: Phải có cơ chế giám sát, nhưng mà hiện nay ai giám sát, chính những người tham nhũng lại đi giám sát, tôi thấy rằng hầu như tất cả các trưởng ban chống tham nhũng ở các cơ quan, đều là những người có cơ hội tham nhũng lớn nhất. Cơ quan giám sát chống tham nhũng phải là độc lập, bản thân cơ quan đó phải làm việc hiệu quả, quyền lực của họ cũng phải độc lập, chống tham nhũng sẽ không bao giờ hiệu quả được nếu trong một cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện được.
PV: Bà đã tham gia những sự kiện nào liên quan đến việc thay đổi nhận thức xã hội từ trước đến nay chưa?
Bà Đặng Bích Phượng: Năm 2011, tôi có tham gia các cuộc tuần hành nhằm phản đổi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, trước đó tôi có đọc rất nhiều thông tin việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân của Việt Nam, cướp tài sản, thậm chí bắn chết cả ngư dân, nhưng nhà nước lại không có biện pháp nào bảo vệ ngư dân trên biển, cho nên năm 2011, trước sự kiện tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam bị cắt cáp ở Biển Đông trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôi cùng với rất nhiều người dân ở Hà Nội bức xúc và tham gia tuần hành phản đối sự việc đó. Năm 2015, thành phố Hà Nội ồ ạt chặt cây xanh trên địa bàn thành phố, người dân lo lắng, phẫn nộ, họ đã có rất nhiều cuộc tuần hành để phản đối điều đó và tôi tham gia.
PV: Trung Quốc năm nào cũng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây hấn, bắt bớ, thậm chí bắn ngư dân Việt Nam như bà nói, vậy bà có giải pháp gì đối với vấn đề trên không?.
Bà Đặng Bích Phượng: Tôi cho rằng tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc là không cân xứng về mặt lực lượng, thế nhưng tôi nghĩ từ trước đến nay, tại sao trong quá khứ, ông bà chúng ta, tổ tiên chúng ta, nó vẫn không tương xứng như thế. Trong thế giới phẳng như bây giờ, lấy yếu địch nhiều, thông tin không còn bí mật tuyệt đối như ngày xưa, đâu chỉ có mỗi mình Việt Nam là nhỏ bé, đâu chỉ có mỗi Trung Quốc là lớn nhất, tại sao chúng ta không nhìn ra thế giới, thậm chí ngay các nước trong khu vực, những nước nhỏ như Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, tại sao chúng ta yếu? tại sao chúng ta không liên kết những đồng minh, kết bạn với những nước khỏe hơn để giúp chúng ta.
Nếu tôi là Đại biểu Quốc hội, tôi sẽ kiến nghị với các Đại biểu Quốc hội là phải hợp tác với Mỹ, và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới, cái thứ hai phải tiến hành đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, đó là trách nhiệm, lương tâm với tổ tiên, với tương lai dân tộc.
PV: Nhiều người cho rằng Bầu cử Quốc hội là trò hề, tự họ diễn kịch với nhau, quan điểm của bà như thế nào trong vấn đề này?
Bà Đặng Bích Phượng: Đương nhiên với cơ cấu của một Quốc hội, có 90% đến 95% là Đảng viên, người ta cho rằng đó là trò hề là điểu dễ hiểu, nếu như Quốc hội thực sự vì dân, thì họ hãy thể hiện ngay bằng việc thay đổi cái cơ cấu của Quốc hội, nhiều Đại biểu của người dân hơn, lúc đó tôi chắc chắn người dân cho rằng việc bầu cử sẽ không còn là trò hề nữa.
PV: Là một Đại biểu sẽ gánh vác rất nhiều trọng trách, bà nghĩ có thể đảm đương được các công việc là một Đại biểu Quốc hội không?
Bà Đặng Bích Phượng: Khi mà tôi quyết định tự ứng cử, trước đó tôi có tìm hiểu quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội, tôi cho rằng Đại biểu Quốc hội là giám sát, trình dự án luật và tham gia biểu quyết, tôi hoàn toàn có khả năng làm Đại biểu Quốc hội.
PV: Với tư cách là ứng cử viên tự do vào vị trí Đại biểu Quốc hội, bà có mong muốn gì thông qua đợt ứng cử lần này không?
Bà Đặng Bích Phượng: Sau khi kết thúc đợt bầu cử này, tôi hy vọng người dân coi vấn đề này không phải là trò hề như trước đây nữa, khi mà họ thấy rằng nhiều người thamgia ứng cử, thì tức rằng người dân không còn thụ động trong vấn đề Đảng cử Dân bầu nữa, hoặc không thụ động tổ chức giao gì làm đó, họ chủ động, họ tự quyết định. Năm nay có rất nhiều ứng cử viên tự do tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, hy vọng nhận thức của người dân sẽ dần dần thay đổi.
PV: Xin cảm ơn bà về cuộc phỏng vấn, chúc bà thuận lợi trong đợt bầu cử lần này.
PV: Với tư cách là ứng cử viên tự do vào vị trí Đại biểu Quốc hội, bà có mong muốn gì thông qua đợt ứng cử lần này không?
Bà Đặng Bích Phượng: Sau khi kết thúc đợt bầu cử này, tôi hy vọng người dân coi vấn đề này không phải là trò hề như trước đây nữa, khi mà họ thấy rằng nhiều người thamgia ứng cử, thì tức rằng người dân không còn thụ động trong vấn đề Đảng cử Dân bầu nữa, hoặc không thụ động tổ chức giao gì làm đó, họ chủ động, họ tự quyết định. Năm nay có rất nhiều ứng cử viên tự do tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, hy vọng nhận thức của người dân sẽ dần dần thay đổi.
PV: Xin cảm ơn bà về cuộc phỏng vấn, chúc bà thuận lợi trong đợt bầu cử lần này.
Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, học thống kê kế toán, và chủ yếu làm thống kế kế hoạch, đã nghỉ hưu, bà là một blogger, nhà hoạt động vì nhân quyền và môi trường ở Hà Nội.
Bà Đặng Bích Phượng tuyên bố ứng cử vào ngày 09/02/2016, trước đó tiến sỹ Nguyễn Quang A đã tuyên bố ứng cử, sau bà Phượng, có rất nhiều các blogger, nhà hoạt động ở Hà Nội tuyên bố ứng cử như ông Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh, ông Lã Việt Dũng…
Tôi ủng hộ những người ngoài đảng ứng cử đại biểu quốc hội nếu họ là một công dân lương thiện có đầy đủ khả năng tư cách để góp phần tiến tới một xã hội người dân làm chủ thực sự.
Trả lờiXóaHảy nhanh chóng chấm dứt một tiền lệ xấu tồn tại mấy chục năm nay luôn luôn "dân chủ" theo cách "đảng cử dân bâu" người dân hầu như không biết gì về viêc bầu họ đại diện cho mình cho dù kiến thức khả năng yếu kém thậm chí tham nhũng có hệ thống...
Miễn không phạm tội, không đảng viên là tôi ủng hộ.
Trả lờiXóa