Việt Nam cần phải thoát khỏi sự lệ thuộc
vào kinh tế Trung Quốc
06:23 18-01-2016
Đó là nhận định của TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị “Đổi mới và phát triển của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế” ngày 17.1 tại Hà Nội.
Theo ông Thiên, mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 50 tỉ USD và đang có xu hướng tăng lên. Trong đó, con số nhập siêu từ Trung Quốc theo thống kê chính thức khoảng 32 tỉ USD và lượng hàng hóa tuồn vào Việt Nam theo con đường nhập lậu trị giá khoảng 20 tỉ USD.
Theo ông Thiên, mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 50 tỉ USD và đang có xu hướng tăng lên. Trong đó, con số nhập siêu từ Trung Quốc theo thống kê chính thức khoảng 32 tỉ USD và lượng hàng hóa tuồn vào Việt Nam theo con đường nhập lậu trị giá khoảng 20 tỉ USD.
Những con số đó cho thấy Việt Nam đang phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc ngày một nhiều hơn. Nguy hiểm hơn, hiện nay kinh tế Trung Quốc đang có nhiều bất ổn, dòng tiền rời Trung Quốc ngày một lớn và khó kiểm soát kéo theo sự tác động không nhỏ tới Việt Nam.
Ông Thiên cho rằng, việ tham gia vào các Hiệp định thương mai tự do (FTA) giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường duy nhất.
"Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi thế ở các thị trường này, bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều về pháp luật, cách điều hành, quản lý, môi trường kinh doanh…", ông Thiên nói.
Đồng thời, ông Thiên cũng dẫn ra rằng, nhiều ngành của Việt Nam có tín hiệu tăng trưởng lạc quan nhưng có giá trị gia tăng rất thấp. Ví dụ như về công nghiệp trong 30 năm qua, tốc độ tăng trưởng chung của cả nước tăng 16% nhưng riêng ngành chế biến chế tạo chỉ chuyển dịch được 1,6%. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ cao là 2%, chủ yếu nằm ở phân khúc giá trị gia tăng thấp.
Theo ông Thiên, công nghệ của Việt Nam gần như không thay đổi nhiều trong suốt 30 năm qua, công nghiệp hóa – hiện đại hóa mang tính khẩu hiệu; việc tăng trưởng về GDP đến chủ yếu từ khu vực đầu tư nước ngoài...
Bàn về vấn đề cổ phần hóa, ông Thiên nhận định, Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cổ phần hóa chứ không phải chỉ chú ý vào số lượng doanh nghiệp. Nhà nước cần thu hồi tài sản đúng giá, đồng thời quan tâm đến việc doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần bán được bao nhiêu tài sản.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đồng tình rằng kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc ngày một lớn vào kinh tế Trung Quốc, thể hiện rõ nhất ở chỗ hơn 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, mức nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.
Theo bà Phạm Chi Lan, vấn đề là thiết bị, công nghệ của nhiều công trình Trung Quốc làm ở ta không có chất lượng cao, lại hay đội giá và kéo dài thời gian thực hiện, gây thiệt đơn thiệt kép cho ta.
“Không ít sản phẩm trung gian và tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc vừa chèn ép các ngành hàng và doanh nghiệp trong nước, kể cả nông nghiệp; vừa gây hiểm họa cho người tiêu dùng và môi trường do không kiểm soát được chất lượng và các nhân tố độc hại chứa đựng trong đó”, bà Lan nhấn mạnh.
Hoàng Long
CÁCH DUY NHẤT
Trả lờiXóaĐừng định hướng thị trường theo CNXH nữa. Hãy để thị trường tự định hướng theo các quy luật của nó. Có chăng là có sự can thiệp của Chính phủ khi thị trường bị Trục trặc (các thất bại của thị trường)
Cho dù. VN có tham gia WTO, TPP hay FTA, nhưng vẫn còn định hướng thị trường theo CNXH thì kinh tế VN không bao giờ thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng
Thực tế và lý thuyết đã chứng minh rõ ràng rồi, không còn ai tranh cãi gì nữa đâu