TÔI THAM GIA LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG
KHU TƯỞNG NIỆM “NGHĨA SỸ HOÀNG SA”
GS Nguyễn Đăng Hưng
Nhân đang ở Đà Nẵng cho việc ra mắt Album nhạc, được tiến sỹ Nguyễn Nhã rủ rê, tôi quyết định ở nán lại miền Trung vài ngày để tham gia lễ khởi công khu tưởng niệm “ nghĩa sỹ Hoàng Sa”.
Chiều 16/1 chúng tôi được xe của báo Lao Động chở từ Đà Nẵng ra Quảng Ngãi để sáng tinh sương hôm sau lấy tàu ra đảo Lý Sơn…
Lễ khởi công được tổ chức rất trang nghiêm với một kịch bản chu đáo và đúng mức, thể hiện trên đồi núi Thới Lới, đảo Lớn Lý Sơn.
.
Đến dự có Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đặng Ngọc Tùng.
.
.
Ngoài ra còn có đại diện quốc hội, một trưởng ban và đại diện chính phủ, một thứ trưởng. Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn có đông đủ ở cấp cao nhất.
Sau một phút tưởng niệm các chiến sỹ Hoàng Sa đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ lãnh đảo, nghệ sỹ nhân dân Trần Đình Sanh đã làm mọi người xúc động khi đọc lên tuyên ngôn độc lập đập đầu tiên của dân tộc Việt Nam bài thơ thần của người anh hùng Lý Thường Kiệt viết ra trên bờ sông Như Nguyệt trong chiến dịch phá Tống năm 1077.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN đã có những lời phát biểu rất hợp lý, hợp tình:
Sau một phút tưởng niệm các chiến sỹ Hoàng Sa đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ lãnh đảo, nghệ sỹ nhân dân Trần Đình Sanh đã làm mọi người xúc động khi đọc lên tuyên ngôn độc lập đập đầu tiên của dân tộc Việt Nam bài thơ thần của người anh hùng Lý Thường Kiệt viết ra trên bờ sông Như Nguyệt trong chiến dịch phá Tống năm 1077.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN đã có những lời phát biểu rất hợp lý, hợp tình:
“Ngày 19.1.1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm phi pháp toàn bộ quần đảo này. Cuộc hải chiến đẫm máu và không cân sức ở Hoàng Sa là minh chứng lòng yêu nước Việt của những con dân Việt. Họ là những người con đất Việt đã yên lặng vĩnh viễn trong sự thét gào mãi mãi của Biển Đông, những đêm giông tố, những ngày gió bão. Vị mặn của nước Biển Đông hơn 40 năm nay mặn đắng hơn, vì đó là vị mặn của muối, của máu và của nước mắt…
Chừng nào Hoàng Sa chưa trở về với Tổ quốc thì khu tưởng niệm sẽ nhắc nhở cho muôn đời con cháu phải làm điều cần làm để non sông của cha ông thu về một mối”.
TS Nguyễn Nhã, nhà sử học chuyên nghiên cứu về Hoàng Sa, chia sẻ:
“Nếu cần đến 1.000 năm, chúng ta vẫn kiên trì đòi lại Hoàng Sa”.
Ban tổ chức đã điều động khá đông các nhân chứng sống của cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, có sự tham gia của thân nhân các tử sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa như bà quả phụ Kim Thanh - vợ của Hạm phó tàu Nhật Tảo HQ10 Nguyễn Thành Trí và con gái của vị sỹ quan này.
Trong buổi giao lưu trên khán đài khán giả đã hình dung được phần nào lòng quả cảm, đức hy sinh của các chiến sỹ Hoàng Sa, nỗi đau của thân nhân gia đình họ…
Nhân chứng sống mới nhất về tội ác của bá quyền Trung Quốc, ngư dân Thạch cũng có mặt trong chương trình giao lưu. Ông tường thuật rất rõ ràng, chỉ tên quân cướp biển và tội ác của chúng trên Biển Đông Nam Á:
“Lúc 6h30 ngày 2/1, tàu cá QNg 98459 của chúng tôi bị tàu thép của Trung Quốc cố tình đâm tan nát. Chúng tôi nhảy xuống biển tìm cách thoát thân. Người Trung Quốc bỏ mặt chúng tôi trong giờ phút thập tử nhất sinh. May quá chúng tôi bám được vật nổi lênh dênh trên biển cho lúc có tàu bạn ra cấp cứu”.
Nhưng theo tôi cái đinh của buổi lễ có lẽ là câu hò của bà Nguyễn Thị Hảo - người phụ nữ Lý Sơn tiêu biểu với giọng hò ngân vang chân chất và sâu lắng như tiếng vọng từ trăm năm xưa hay chỉ mới 42 năm trước, của những người con thân yêu của tổ quốc đã bỏ mình để khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc chúng ta.
Hãy lắng nghe:
Nhưng theo tôi cái đinh của buổi lễ có lẽ là câu hò của bà Nguyễn Thị Hảo - người phụ nữ Lý Sơn tiêu biểu với giọng hò ngân vang chân chất và sâu lắng như tiếng vọng từ trăm năm xưa hay chỉ mới 42 năm trước, của những người con thân yêu của tổ quốc đã bỏ mình để khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc chúng ta.
Hãy lắng nghe:
“Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có nhưng không thấy về
…
Ầu ơ ờ ơ ơ…! Đến mùa tu hú kêu thanh.
Cá chuồn đã mãn. Ầu ơ…!
Chứ cá chuồn đã mãn sao anh chưa về. Ầu ơ…!
Hoàng Sa đi có về không,
chứ lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi...”
Ơ ơ ơ! Con ơi con ngủ cho mau!
Ơ ơ ơ! Con ơi con ngủ cho mau!
Để mẹ nấu cháo luộc rau cha dùng.
Ơ ờ ơ! Ốc u đã thổi lên rồi,
Ơ ờ ơ! Ốc u đã thổi lên rồi,
để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa.
Ơ ớ ơ (chớ) Hoàng Sa là của nước ta.
Ơ ớ ơ (chớ) Hoàng Sa là của nước ta.
Để người ngoại quốc xâm vào chẳng an…
Thú thật tôi đã không thể nào cầm được nước mắt. Và tôi nghe bên tai tôi là tiếng nấc của những phụ nữ có mặt đang bị xúc động mạnh…
Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa được xây dựng theo phương án thiết kế “Người mẹ thắp lửa - Ngọn lửa Tưởng niệm và thắp sáng hy vọng” mang hình ảnh người mẹ đứng trên bờ biển trông ngóng, làm ngọn hải đăng soi sáng cho những người con trở về.
.
Thú thật tôi đã không thể nào cầm được nước mắt. Và tôi nghe bên tai tôi là tiếng nấc của những phụ nữ có mặt đang bị xúc động mạnh…
Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa được xây dựng theo phương án thiết kế “Người mẹ thắp lửa - Ngọn lửa Tưởng niệm và thắp sáng hy vọng” mang hình ảnh người mẹ đứng trên bờ biển trông ngóng, làm ngọn hải đăng soi sáng cho những người con trở về.
.
Đây là mô hình thiết kế của kiến trúc sư Trần Văn Dũng, được tuyển chọn từ hơn 100 bản vẽ, mô hình tham gia Cuộc thi phác thảo đồ án thiết kế xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động cách đây hơn một năm (Trích).
Kiến trúc sư Dũng cho hay, hình ảnh người mẹ thắp lửa được lấy ý tưởng từ những người phụ nữ đứng trên đất liền, chiều chiều ra bãi biển đứng ngóng đợi chồng con. Những lần người thân không về, họ lại lặng lẽ thắp ngọn đèn cúng vọng.
Kiến trúc sư Dũng cho hay, hình ảnh người mẹ thắp lửa được lấy ý tưởng từ những người phụ nữ đứng trên đất liền, chiều chiều ra bãi biển đứng ngóng đợi chồng con. Những lần người thân không về, họ lại lặng lẽ thắp ngọn đèn cúng vọng.
"Ngọn đèn này được làm giống hình trái tim, với ý nghĩa tưởng niệm những người con đất Việt đã ngã xuống vì chủ quyền Hoàng Sa thiêng liêng. Ngọn đèn còn là biểu tượng thắp lên lòng yêu nước với thế hệ trẻ. (trích).
Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa được xây dựng bằng nguồn xã hội hóa, trên diện tích gần 2ha trên sườn núi Thới Lới, cạnh khu vực Chùa Hang, thuộc xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn. Toàn bộ công trình sẽ được thiết kế thành công viên cộng đồng, mang tính thẩm mỹ và dùng công nghệ và vật liệu hiện đại, chịu được sóng gió và biển mặn…
Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa được xây dựng bằng nguồn xã hội hóa, trên diện tích gần 2ha trên sườn núi Thới Lới, cạnh khu vực Chùa Hang, thuộc xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn. Toàn bộ công trình sẽ được thiết kế thành công viên cộng đồng, mang tính thẩm mỹ và dùng công nghệ và vật liệu hiện đại, chịu được sóng gió và biển mặn…
Vốn đầu tư của khu tưởng niệm nghĩa sỹ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn là khoản 70 tỷ đồng.
Tôi vốn dị ứng với việc xây dựng tượng đài phí phạm công quỷ. Nhưng lần này, cho công trình này, với số vốn ấy, phát xuất từ sự hảo tâm của xã hội, của người dân trong nước và Việt kiềi hải ngoại, theo tôi là vừa phải và chính đáng.
Tượng đài sẽ là biểu tượng của ý chí bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải và lãnh thổ. Nó cũng sẽ là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc thực thụ của toàn dân, không phân biệt chính kiến.
Chỉ có quyền lợi, lãnh thổ dân tộc mới là vĩnh hằng còn mọi thứ khác sẽ ra đi qua tháng năm.
Sài Gòn ngày 18/1/2015
GS Nguyễn Đăng Hưng
___________
Hình ảnh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng Khu tưởng niệm "Nghĩa sĩ Hoàng Sa":
Ảnh: FB Nguyễn Đăng Hưng
Tại sao lại nghĩa sĩ ?Họ đã hy sinh vì TỔ QUỐC ,HỌ PHẢI ĐƯỢC GHI DANH LÀ LIỆT SĨ MỚI XỨNG ĐÁNG /
Trả lờiXóa