Hòa hợp kiểu nào?
FB Mạnh Kim
19-1-2016
FB Mạnh Kim
19-1-2016
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ cùng tỉnh Quảng Ngãi đặt viên đá đầu tiên xây khu tưởng niệm
Nghĩa sĩ Hoàng Sa trên núi Thới Lới, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng/ Zing.
Có một sự không bình thường về việc xây “Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa” vào thời điểm này, không chỉ là vì hành động đó quá muộn mà còn là việc này xảy ra ngay trong thời điểm “tranh cử” khốc liệt trước thềm Đại hội đảng, khi việc chống Trung Cộng lại được sử dụng như một lá bài chính trị.
Sự kiện còn không bình thường ở chỗ dùng từ, cho thấy có một sự cân nhắc và tính toán trong cách dùng từ. “Nghĩa sĩ” được dùng thay cho từ chính xác hơn là “tử sĩ”. Hình ảnh khí tiết hào hùng dũng mãnh trong cuộc đọ sức chống giặc ngoại xâm của binh sĩ VNCH nói riêng và chế độ VNCH nói chung đã được cố tình làm nhẹ đi bằng hình ảnh của một việc “nghĩa”. Nó giống như không phải là một sự công nhận xương máu binh sĩ VNCH và tinh thần bất khuất của Chính phủ VNCH mà là một sự ban ơn, hệt như cách chế độ này ban ơn cho mọi điều, từ việc ban ơn cho phép một ca khúc đến việc ban ơn cho một nghệ sĩ hài hải ngoại khiến anh ta phải sụt sùi “cám ơn Đảng và Nhà nước”.
Một sự nửa vời và không thật tâm. Như cách chế độ này luôn nửa vời và chưa bao giờ tỏ ra thật tâm trong hòa hợp hòa giải. Hòa hợp dân tộc có khó quá không? Không dễ nhưng không phải quá khó đến mức mà bốn thập niên qua câu chuyện này vẫn là đề tài gây đau lòng, phẫn uất và xốn xang.
Hòa hợp là một thái độ và nó luôn cần một thái độ đúng. Không thể tiếp tục nhai đi nhai lại “ý nghĩa” của sự “giải phóng” mà trong thực tế một miền Nam tự do chưa bao giờ cần được “giải phóng”. Không thể gọi là “giải phóng” khi mà sau 1975 lại xảy ra hiện tượng “miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận “hàng”. Sao có thể gọi là “giải phóng” khi mà sau 1975, sách báo và âm nhạc miền Nam lại tràn ngập miền Bắc.
Khó có thể nói chuyện hòa hợp khi một thanh niên (“Dũng phi hổ”) chỉ vì bận áo quân lực VNCH mà cần đến cả một phiên tòa ồn ào với bản án tù trong khi một “người trưởng thành” như Trần Nhật Quang lại có thể gọi 74 tử sĩ Hoàng Sa là “74 tên chó săn của Mỹ” mà chưa hề có bất kỳ tờ báo nào lên tiếng và chưa có bất kỳ cơ quan nào của chính quyền này yêu cầu đưa Trần Nhật Quang ra tòa.
Đừng nói miền Nam “thù dai”. Người miền Nam, chính xác hơn là những người từng sống dưới chế độ VNCH gốc gác thuộc cả ba miền, không biết thù dai và không thích sống với sự hằn học. Sự dễ quên và tha thứ là bản chất của miền Nam (VNCH). Chỉ cần một sự nhìn nhận và sửa chữa sai lầm, người miền Nam sẽ cười xòa.
Nhưng miền Nam (VNCH) không dễ cười xòa nếu họ tiếp tục bị gọi là “ngụy”, tiếp tục bị gọi là “những kẻ bán nước” – điều mà cả hai nền Cộng hòa miền Nam chưa từng làm; tiếp tục bị làm nhục bằng hành động ban ơn và cho phép, từ việc cho phép ấn hành một quyển sách đến việc cho phép hát một ca khúc mà 40 năm nay nó chưa bao giờ vắng mặt trong đời sống tinh thần người dân.
Xây một hoặc nhiều đài tưởng niệm tử sĩ VNCH là điều dĩ nhiên cần làm nhưng làm thế nào để sửa lại những gì đã gây oán giận và xây lại những gì đã đập phá, về mặt tinh thần, mới là điều cần làm hơn.
____
Nghĩa sĩ?
19-1-2016
19-1-2016
Hôm nay là ngày đánh dấu 42 năm ngày Hoàng Sa bị rơi vào tay giặc Tàu. Năm nay Nhà nước có một quyết định đáng khen, đó là khởi công xây đài tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa. Cuối cùng thì sự hi sinh của 74 người lính VNCH trong việc bảo vệ Hoàng Sa cũng được ghi nhận. Nhưng tôi tự hỏi tại sao lại gọi họ là “nghĩa sĩ”? Cách gọi này thể hiện một sự … ấm ớ.
Cách dùng từ “nghĩa sĩ” của Nhà nước cho thấy hình như họ vẫn chưa minh định được và đánh giá đúng sự hi sinh của 74 người con Việt đã hi sinh ở Hoàng Sa.
Bọn họ sợ dùng "liệt sĩ" thì phải cấp "chế độ chính sách" ngang bằng liệt sĩ cộng sản, và xóa nhào ranh giới "địch ta". Đểu ! Tiểu nhân !
Trả lờiXóa