Cuộc tranh giành lãnh đạo kế vị ở Việt Nam
Diplomat
Tác giả: Jonathan D. London
Dịch giả: Trần Văn Minh
14-01-2016
Diplomat
Tác giả: Jonathan D. London
Dịch giả: Trần Văn Minh
14-01-2016
Một sự kế tục chính trị đầy áp lực đã bước vào giai đoạn cuối
Tại Hà Nội trong tuần này, sự kế tục chính trị đầy áp lực bước vào giai đoạn cuối. Nhưng kết quả vẫn chưa được xác định. Thay vào đó, một cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra giữa các nhân vật lãnh đạo chính trị cao, với chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản lơ lửng trong sự cân bằng. Với nền kinh tế đang phát triển bị hạn chế do những điểm yếu của thể chế, những tiếng kêu la của quần chúng về thể chế dân chủ và quản lý minh bạch hơn, và quan hệ đối ngoại phải đối mặt với những căng thẳng khu vực leo thang, ý nghĩa của sự kế thừa lãnh đạo của Việt Nam không nên được đánh giá thấp.
Tại tâm điểm của mối căng thẳng là sự xác định ban lãnh đạo Đảng cho Đại hội Đảng lần thứ 12, sẽ tại vị cho tới năm 2021, dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 21 tháng này. Theo truyền thống, việc xác định ban lãnh đạo mới tập trung vào việc chuẩn bị một danh sách lãnh đạo, sẽ được hoàn thành trong tuần này và biểu quyết vào tuần tới, để cuối cùng sẽ quyết định ai chiếm vị trí tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội, cùng với các chức vụ chủ chốt khác. Hai vị trí đầu tiên là hai chức vụ quyền lực nhất trong hệ thống phân cấp chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc và hầu hết các nước khác, Việt Nam thiếu một nhà lãnh đạo tối cao và thậm chí một tổng tư lệnh.
Căng thẳng ở Việt Nam trong tuần này tập trung vào cuộc tranh cãi nóng bỏng, liên quan đến cả việc ai là người trong danh sách, lẫn ai có thẩm quyền quyết định điều đó và do đó, thẩm quyền tối thượng nằm trong tay ai.
Cho đến thời gian gần đây, âm mưu ngầm hấp dẫn nhất trong sự kế thừa lãnh đạo ở Việt Nam là cuộc chạy đua giành chức tổng bí thư đảng, được mô tả như là một sự tranh giành giữa một bên là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay cùng những người ủng hộ ông và bên kia là phe cánh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vào giai đoạn cuối này, câu hỏi liệu một người hoặc chẳng có ai trong hai người chủ chốt này sẽ chiếm được quyền lãnh đạo, vẫn chưa được quyết định, ngay cả khi ông Trọng xuất hiện với vẻ đã chiếm thế thượng phong.
Chính trị của Việt Nam thường không có kịch tính. Tuy nhiên, trong vòng vài ngày qua, sự tranh giành chức tổng bí thư và quyền quyết định danh sách lãnh đạo đã đi qua một loạt các khúc quanh gây cấn. Có lẽ nổi bật nhất, một cuộc tranh đấu đã nổi lên về quyền quyết định của tổng bí thư hiện nay, Bộ Chính trị với 16 thành viên mà ông dẫn đầu, và Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 175 thành viên, với một loạt những người môi giới quyền lực nghỉ hưu và tại chức đang cố gắng hết sức tìm cách gây ảnh hưởng. Đó là một cuộc đấu đá chính trị, nói một cách nhẹ nhàng. Và trong khi đáng để biết ai là thí sinh chính cho quyền lực, câu hỏi quan trọng nhất nảy ra từ sự kế thừa quyền lãnh đạo, liên quan đến đường hướng của chính nền chính trị Việt Nam.
Chúng ta hãy bắt đầu với cuộc đua chức tổng bí thư. Sự theo đuổi chức vụ này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm thu hút sự hỗ trợ từ nền tảng quyền lực mà ông đã gieo cấy trong giới tinh hoa trên các lĩnh vực khác nhau trong suốt hai nhiệm kỳ của ông. Tuy nhiên, thủ tướng là một nhân vật gây tranh cãi. Đối với giới ủng hộ ông, ông là một chính khách hùng biện nhất của Việt Nam, một người đi đầu về cải cách, và một người yêu nước muốn kết thúc sự quy phục của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Thật vậy, ông Dũng đưa ra một lời cam kết công khai về cải cách để tự do hóa thị trường và sẵn sàng mở rộng quyền tự do “theo quy định của pháp luật”.
Giới chỉ trích cáo buộc thủ tướng chỉ cam kết mở rộng sự giàu có và ảnh hưởng của gia đình và những người ủng hộ ông, và các nhà đầu tư nước ngoài có vị thế tốt, thậm chí từ Trung Quốc. Họ buộc ông phải chịu trách nhiệm về các vụ phá sản quy mô lớn và sự cho vay hoang phí, đã để lại cho Việt Nam món nợ công khộng lồ. Theo các nhà phê bình này, ông Dũng là một tay lừa đảo nguy hiểm với lòng ham muốn mở rộng quyền lực trong khi nói chuyện về “dân chủ”, “nhân quyền” và bịt miệng, với ý hướng trả thù các nhà phê bình bằng các phương thức hà khắc. Giới bảo thủ nghi ngờ thủ tướng do sự liên quan của ông với sự giàu có bất chính (mà trong đó ông chắc chắn không độc quyền), ý muốn của ông trong việc bắt buộc Bắc Kinh phải giải thích các hành động bành trướng của họ, và sự nhiệt tình của ông trong việc tìm kiếm sự cố vấn từ những người như Tony Blair. Tuy nhiên, dù với tất cả sự hồ nghi này, ông Dũng vẫn có một sức hấp dẫn bí ẩn. Ông vẫn sống sót trước các thách thức của những kẻ dèm pha mưu mô.
Tuy nhiên, quan trọng nhất, giới bảo thủ trong đảng, và cụ thể là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ lại quyền kiểm soát trên các chức vụ đòn bẩy chính trong trật tự quyền lực và đang sử dụng điều này để chặn con đường dẫn tới quyền lực của ông Dũng. Kế hoạch của họ là gì?
Mặc dù không đủ điều kiện cho cả một nhiệm kỳ do hạn chế độ tuổi, nhưng có tiền lệ cho tổng bí thư đảng tự phong cho mình một hoặc hai năm nữa, trong thời gian đó ông ta có thể sử dụng quyền hành của mình trên các phương tiện kỷ luật và ý thức hệ của Đảng để củng cố nền tảng những người ủng hộ và chuẩn bị người kế vị có khả năng mà ông hiện đang thiếu. Đây chính là những gì ông đã làm.
Là người không nổi tiếng vì tính năng động trí tuệ, sự can đảm và quyết tâm của ông Trọng và giới ủng hộ ông đã gây bất ngờ cho nhiều người. Điều này được minh họa rõ nhất bằng sự thành công âm thầm của tổng bí thư đảng trong việc thuyết phục các thành viên của ban chấp hành trung ương ngầm chấp thuận một nghị định do chính ông là tác giả, ngăn cấm các ban chấp hành hiện tại hoặc tương lai, không được đề cử hoặc bầu lên những người không nằm trong danh sách chính thức do tổng bí thư phê chuẩn, cho các chức vụ lãnh đạo. Bên ngoài giới ủng hộ nhỏ bé của ông, sự hứng khởi về vai trò điều hành của ông Trong trong hai năm nữa chỉ ở mức khiêm tốn nhất. Tuy nhiên, ông Trọng đã thắng được một mức độ ủng hộ trong Bộ Chính trị bằng cách ban phát cho những phiếu trung dung một chỗ trong danh sách lãnh đạo mà ông là tác giả.
Nhưng qua việc theo đuổi quyền lực quyết liệt của ông (hay cưỡng đoạt, như một số người nói), Ông Trọng tự mình gây nên sự oán giận, không chỉ trong giới lãnh đạo ban chấp hành trung ương và những người ủng hộ ông Dũng, mà còn trong đa số Đảng viên và quần chúng. Kết quả của điều này là sự kế thừa lãnh đạo Việt Nam ngày nay không chỉ giới hạn trong cuộc tranh giành giữa ông Dũng và ông Trọng và cũng không giới hạn trong giới chính trị cao cấp.
Trong khi nhiều thành viên của giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam được hưởng lợi từ nền chính trị chủ tớ, nhiều năm bế tắc chính trị dưới sự tranh giành giữa hai ông Trọng-Dũng đã mang lại những hậu quả, dẫn tới sự gia tăng những nhà quan sát từng thụ động cho rằng, chính trị lợi ích nhóm theo kiểu Việt Nam tạo ra, đã làm suy yếu sự đoàn kết và hiệu quả của các chính sách nhà nước. Cũng có khả năng Việt Nam sẽ nói lời từ biệt với cả ông Dũng và Trọng. Điều này có thể xảy ra như là kết quả của một sự thỏa hiệp không vui vẻ giữa hai phe. Tuy nhiên, tới nay điều này có vẻ khó xảy ra. Thay vào đó, một cuộc tranh giành công khai và có nhiều may rủi đã được hình thành.
Tuy nhiên, trong vài ngày qua, hai diễn biến mà mới gần đây dường như không thể, đã thực sự xảy ra. Sự kiện đầu tiên là, như được biết, ông Trọng đã thực sự đề cử chính mình để phục vụ thêm một hoặc hai năm nữa, mặc dù giới hạn độ tuổi, cùng lúc nêu tên 3 ủy viên bộ chính trị khác vào danh sách 4 người của ông, chấm dứt việc ứng cử của ông Dũng hoàn toàn.
Cuộc thi đấu của ý chí
Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó. Vì trong vòng vài ngày qua, Ban Chấp hành Trung ương cùng với ít nhất một cựu ủy viên Bộ Chính trị chính thức tuyên bố lệnh cấm hiện tại của Tổng Bí thư đảng về vấn đề đề cử là bất hợp pháp, vô hiệu và tiến tới việc đưa ra sự đề cử của riêng họ, ngay cả khi Bộ Chính trị, cho đến nay, vẫn từ chối nhìn nhận họ, và thậm chí còn cho là đã chối bỏ danh sách tổng bí thư bằng một cuộc bỏ phiếu công khai. Ban chấp hành trung ương, nói cách khác, tuyên bố thẩm quyền thực sự trong việc đề cử và phê duyệt các ứng cử viên. Tất cả điều này tạo nền tảng cho một cuộc thi đấu của ý chí về những gì được cho là không theo kịch bản nào.
Chẳng ai biết được mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Nếu một hoặc cả hai, thủ tướng hoặc tổng bí thư, rời khỏi, câu hỏi chính là liệu những người thừa kế sự lãnh đạo theo ủy ban sẽ chỉ là người giúp việc cho các phe phái, dựa trên lợi ích đã vững chãi hoặc những lãnh đạo có tư duy độc lập hơn được rút ra từ Bộ Chính trị, hoặc có sự thao túng của quân đội. Nếu ông Trọng thắng thế, có vẻ như cải cách sẽ chậm hơn. Với ông Dũng, mọi sự cá cược đã xong. Dù thế nào đi nữa, chính trị ở Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới.
Đối với 96% người ngoài đảng và 99% dân số đứng bên ngoài sân khấu chính trị tinh hoa, cuộc tranh đấu cho tương lai Việt Nam đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt, mặc dù sự quan tâm đồng nhịp với dòng chảy của sự lạc quan quả quyết, sự từ chức, và sự tuyệt vọng hoàn toàn. Trong khi những người ủng hộ cải cách than thở việc thông qua thêm một cuộc bầu cử phi dân chủ, những người khác nhìn thấy bi kịch và sự hỗn loạn của cuộc tranh giành quyền kế vị là một phần của một tiến trình lớn hơn trong tiến hóa chính trị.
Một quan điểm như thế không phải là không có căn cứ. Trong những năm gần đây, nền văn hóa chính trị của Việt Nam ngày càng trở nên đa nguyên. Việt Nam cởi mở hơn so với Trung Quốc. Công dân bị đàn áp ít hơn và biểu lộ sự khao khát quốc tế hóa. Với 30 triệu người dùng Facebook, và vô số các blog chính trị, đất nước đã chứng kiến một sự hồi sinh mau chóng đối với sự quan tâm chính trị và nghệ thuật bình luận xã hội và chính trị đã thất lạc lâu ngày. Tất cả những điều này có thể nhìn thấy trong cuộc tranh giành quyền lãnh đạo.
Trong những tuần gần đây giới tinh hoa đảng đã rò rỉ và phản rò rỉ các tài liệu nội bộ, tố cáo và công khai bày tỏ quan điểm của mình trên mạng, trong khi giới về hưu và thậm chí cả đảng viên hiện hành cũng công khai đòi phế bỏ chủ nghĩa Lênin như là một phần của cải cách thể chế toàn diện. Có thể hiểu rằng các căng thẳng và hỗn loạn được khơi dậy bởi sự kế thừa lãnh đạo hiện nay sẽ trợ lực thêm cho các lời kêu gọi này. Quan niệm cho rằng chỉ có phần rất nhỏ dân số Việt Nam quan tâm đến chính trị đang mờ đi nhanh chóng. Thực ra, chính trị ở Việt Nam đang tiến triển nhanh hơn giới tinh hoa chính trị của nó có thể nhận thấy.
Trong khi người Việt có quan điểm chính trị khác nhau, có một sự mong muốn chung trong số họ về nền chính trị của đất nước được giải thoát khỏi chính trị vô trách nhiệm bị chi phối bởi giới tinh hoa thủ cựu. Đại hội đảng lần thứ 12 có mang kết quả đó đến gần hơn hay không, vẫn còn phải chờ xem.
Jonathan D. London là giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế, và là thành viên thực thụ của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Thành thị Hồng Kông. Sách của ông được xuất bản gần đây là cuốn Chính trị đương đại Việt Nam: Quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, và Chính quyền (2014, Palgrave Macmillan).
Tại tâm điểm của mối căng thẳng là sự xác định ban lãnh đạo Đảng cho Đại hội Đảng lần thứ 12, sẽ tại vị cho tới năm 2021, dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 21 tháng này. Theo truyền thống, việc xác định ban lãnh đạo mới tập trung vào việc chuẩn bị một danh sách lãnh đạo, sẽ được hoàn thành trong tuần này và biểu quyết vào tuần tới, để cuối cùng sẽ quyết định ai chiếm vị trí tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội, cùng với các chức vụ chủ chốt khác. Hai vị trí đầu tiên là hai chức vụ quyền lực nhất trong hệ thống phân cấp chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc và hầu hết các nước khác, Việt Nam thiếu một nhà lãnh đạo tối cao và thậm chí một tổng tư lệnh.
Căng thẳng ở Việt Nam trong tuần này tập trung vào cuộc tranh cãi nóng bỏng, liên quan đến cả việc ai là người trong danh sách, lẫn ai có thẩm quyền quyết định điều đó và do đó, thẩm quyền tối thượng nằm trong tay ai.
Cho đến thời gian gần đây, âm mưu ngầm hấp dẫn nhất trong sự kế thừa lãnh đạo ở Việt Nam là cuộc chạy đua giành chức tổng bí thư đảng, được mô tả như là một sự tranh giành giữa một bên là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay cùng những người ủng hộ ông và bên kia là phe cánh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vào giai đoạn cuối này, câu hỏi liệu một người hoặc chẳng có ai trong hai người chủ chốt này sẽ chiếm được quyền lãnh đạo, vẫn chưa được quyết định, ngay cả khi ông Trọng xuất hiện với vẻ đã chiếm thế thượng phong.
Chính trị của Việt Nam thường không có kịch tính. Tuy nhiên, trong vòng vài ngày qua, sự tranh giành chức tổng bí thư và quyền quyết định danh sách lãnh đạo đã đi qua một loạt các khúc quanh gây cấn. Có lẽ nổi bật nhất, một cuộc tranh đấu đã nổi lên về quyền quyết định của tổng bí thư hiện nay, Bộ Chính trị với 16 thành viên mà ông dẫn đầu, và Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 175 thành viên, với một loạt những người môi giới quyền lực nghỉ hưu và tại chức đang cố gắng hết sức tìm cách gây ảnh hưởng. Đó là một cuộc đấu đá chính trị, nói một cách nhẹ nhàng. Và trong khi đáng để biết ai là thí sinh chính cho quyền lực, câu hỏi quan trọng nhất nảy ra từ sự kế thừa quyền lãnh đạo, liên quan đến đường hướng của chính nền chính trị Việt Nam.
Chúng ta hãy bắt đầu với cuộc đua chức tổng bí thư. Sự theo đuổi chức vụ này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm thu hút sự hỗ trợ từ nền tảng quyền lực mà ông đã gieo cấy trong giới tinh hoa trên các lĩnh vực khác nhau trong suốt hai nhiệm kỳ của ông. Tuy nhiên, thủ tướng là một nhân vật gây tranh cãi. Đối với giới ủng hộ ông, ông là một chính khách hùng biện nhất của Việt Nam, một người đi đầu về cải cách, và một người yêu nước muốn kết thúc sự quy phục của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Thật vậy, ông Dũng đưa ra một lời cam kết công khai về cải cách để tự do hóa thị trường và sẵn sàng mở rộng quyền tự do “theo quy định của pháp luật”.
Giới chỉ trích cáo buộc thủ tướng chỉ cam kết mở rộng sự giàu có và ảnh hưởng của gia đình và những người ủng hộ ông, và các nhà đầu tư nước ngoài có vị thế tốt, thậm chí từ Trung Quốc. Họ buộc ông phải chịu trách nhiệm về các vụ phá sản quy mô lớn và sự cho vay hoang phí, đã để lại cho Việt Nam món nợ công khộng lồ. Theo các nhà phê bình này, ông Dũng là một tay lừa đảo nguy hiểm với lòng ham muốn mở rộng quyền lực trong khi nói chuyện về “dân chủ”, “nhân quyền” và bịt miệng, với ý hướng trả thù các nhà phê bình bằng các phương thức hà khắc. Giới bảo thủ nghi ngờ thủ tướng do sự liên quan của ông với sự giàu có bất chính (mà trong đó ông chắc chắn không độc quyền), ý muốn của ông trong việc bắt buộc Bắc Kinh phải giải thích các hành động bành trướng của họ, và sự nhiệt tình của ông trong việc tìm kiếm sự cố vấn từ những người như Tony Blair. Tuy nhiên, dù với tất cả sự hồ nghi này, ông Dũng vẫn có một sức hấp dẫn bí ẩn. Ông vẫn sống sót trước các thách thức của những kẻ dèm pha mưu mô.
Tuy nhiên, quan trọng nhất, giới bảo thủ trong đảng, và cụ thể là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ lại quyền kiểm soát trên các chức vụ đòn bẩy chính trong trật tự quyền lực và đang sử dụng điều này để chặn con đường dẫn tới quyền lực của ông Dũng. Kế hoạch của họ là gì?
Mặc dù không đủ điều kiện cho cả một nhiệm kỳ do hạn chế độ tuổi, nhưng có tiền lệ cho tổng bí thư đảng tự phong cho mình một hoặc hai năm nữa, trong thời gian đó ông ta có thể sử dụng quyền hành của mình trên các phương tiện kỷ luật và ý thức hệ của Đảng để củng cố nền tảng những người ủng hộ và chuẩn bị người kế vị có khả năng mà ông hiện đang thiếu. Đây chính là những gì ông đã làm.
Là người không nổi tiếng vì tính năng động trí tuệ, sự can đảm và quyết tâm của ông Trọng và giới ủng hộ ông đã gây bất ngờ cho nhiều người. Điều này được minh họa rõ nhất bằng sự thành công âm thầm của tổng bí thư đảng trong việc thuyết phục các thành viên của ban chấp hành trung ương ngầm chấp thuận một nghị định do chính ông là tác giả, ngăn cấm các ban chấp hành hiện tại hoặc tương lai, không được đề cử hoặc bầu lên những người không nằm trong danh sách chính thức do tổng bí thư phê chuẩn, cho các chức vụ lãnh đạo. Bên ngoài giới ủng hộ nhỏ bé của ông, sự hứng khởi về vai trò điều hành của ông Trong trong hai năm nữa chỉ ở mức khiêm tốn nhất. Tuy nhiên, ông Trọng đã thắng được một mức độ ủng hộ trong Bộ Chính trị bằng cách ban phát cho những phiếu trung dung một chỗ trong danh sách lãnh đạo mà ông là tác giả.
Nhưng qua việc theo đuổi quyền lực quyết liệt của ông (hay cưỡng đoạt, như một số người nói), Ông Trọng tự mình gây nên sự oán giận, không chỉ trong giới lãnh đạo ban chấp hành trung ương và những người ủng hộ ông Dũng, mà còn trong đa số Đảng viên và quần chúng. Kết quả của điều này là sự kế thừa lãnh đạo Việt Nam ngày nay không chỉ giới hạn trong cuộc tranh giành giữa ông Dũng và ông Trọng và cũng không giới hạn trong giới chính trị cao cấp.
Trong khi nhiều thành viên của giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam được hưởng lợi từ nền chính trị chủ tớ, nhiều năm bế tắc chính trị dưới sự tranh giành giữa hai ông Trọng-Dũng đã mang lại những hậu quả, dẫn tới sự gia tăng những nhà quan sát từng thụ động cho rằng, chính trị lợi ích nhóm theo kiểu Việt Nam tạo ra, đã làm suy yếu sự đoàn kết và hiệu quả của các chính sách nhà nước. Cũng có khả năng Việt Nam sẽ nói lời từ biệt với cả ông Dũng và Trọng. Điều này có thể xảy ra như là kết quả của một sự thỏa hiệp không vui vẻ giữa hai phe. Tuy nhiên, tới nay điều này có vẻ khó xảy ra. Thay vào đó, một cuộc tranh giành công khai và có nhiều may rủi đã được hình thành.
Tuy nhiên, trong vài ngày qua, hai diễn biến mà mới gần đây dường như không thể, đã thực sự xảy ra. Sự kiện đầu tiên là, như được biết, ông Trọng đã thực sự đề cử chính mình để phục vụ thêm một hoặc hai năm nữa, mặc dù giới hạn độ tuổi, cùng lúc nêu tên 3 ủy viên bộ chính trị khác vào danh sách 4 người của ông, chấm dứt việc ứng cử của ông Dũng hoàn toàn.
Cuộc thi đấu của ý chí
Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó. Vì trong vòng vài ngày qua, Ban Chấp hành Trung ương cùng với ít nhất một cựu ủy viên Bộ Chính trị chính thức tuyên bố lệnh cấm hiện tại của Tổng Bí thư đảng về vấn đề đề cử là bất hợp pháp, vô hiệu và tiến tới việc đưa ra sự đề cử của riêng họ, ngay cả khi Bộ Chính trị, cho đến nay, vẫn từ chối nhìn nhận họ, và thậm chí còn cho là đã chối bỏ danh sách tổng bí thư bằng một cuộc bỏ phiếu công khai. Ban chấp hành trung ương, nói cách khác, tuyên bố thẩm quyền thực sự trong việc đề cử và phê duyệt các ứng cử viên. Tất cả điều này tạo nền tảng cho một cuộc thi đấu của ý chí về những gì được cho là không theo kịch bản nào.
Chẳng ai biết được mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Nếu một hoặc cả hai, thủ tướng hoặc tổng bí thư, rời khỏi, câu hỏi chính là liệu những người thừa kế sự lãnh đạo theo ủy ban sẽ chỉ là người giúp việc cho các phe phái, dựa trên lợi ích đã vững chãi hoặc những lãnh đạo có tư duy độc lập hơn được rút ra từ Bộ Chính trị, hoặc có sự thao túng của quân đội. Nếu ông Trọng thắng thế, có vẻ như cải cách sẽ chậm hơn. Với ông Dũng, mọi sự cá cược đã xong. Dù thế nào đi nữa, chính trị ở Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới.
Đối với 96% người ngoài đảng và 99% dân số đứng bên ngoài sân khấu chính trị tinh hoa, cuộc tranh đấu cho tương lai Việt Nam đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt, mặc dù sự quan tâm đồng nhịp với dòng chảy của sự lạc quan quả quyết, sự từ chức, và sự tuyệt vọng hoàn toàn. Trong khi những người ủng hộ cải cách than thở việc thông qua thêm một cuộc bầu cử phi dân chủ, những người khác nhìn thấy bi kịch và sự hỗn loạn của cuộc tranh giành quyền kế vị là một phần của một tiến trình lớn hơn trong tiến hóa chính trị.
Một quan điểm như thế không phải là không có căn cứ. Trong những năm gần đây, nền văn hóa chính trị của Việt Nam ngày càng trở nên đa nguyên. Việt Nam cởi mở hơn so với Trung Quốc. Công dân bị đàn áp ít hơn và biểu lộ sự khao khát quốc tế hóa. Với 30 triệu người dùng Facebook, và vô số các blog chính trị, đất nước đã chứng kiến một sự hồi sinh mau chóng đối với sự quan tâm chính trị và nghệ thuật bình luận xã hội và chính trị đã thất lạc lâu ngày. Tất cả những điều này có thể nhìn thấy trong cuộc tranh giành quyền lãnh đạo.
Trong những tuần gần đây giới tinh hoa đảng đã rò rỉ và phản rò rỉ các tài liệu nội bộ, tố cáo và công khai bày tỏ quan điểm của mình trên mạng, trong khi giới về hưu và thậm chí cả đảng viên hiện hành cũng công khai đòi phế bỏ chủ nghĩa Lênin như là một phần của cải cách thể chế toàn diện. Có thể hiểu rằng các căng thẳng và hỗn loạn được khơi dậy bởi sự kế thừa lãnh đạo hiện nay sẽ trợ lực thêm cho các lời kêu gọi này. Quan niệm cho rằng chỉ có phần rất nhỏ dân số Việt Nam quan tâm đến chính trị đang mờ đi nhanh chóng. Thực ra, chính trị ở Việt Nam đang tiến triển nhanh hơn giới tinh hoa chính trị của nó có thể nhận thấy.
Trong khi người Việt có quan điểm chính trị khác nhau, có một sự mong muốn chung trong số họ về nền chính trị của đất nước được giải thoát khỏi chính trị vô trách nhiệm bị chi phối bởi giới tinh hoa thủ cựu. Đại hội đảng lần thứ 12 có mang kết quả đó đến gần hơn hay không, vẫn còn phải chờ xem.
Jonathan D. London là giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế, và là thành viên thực thụ của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Thành thị Hồng Kông. Sách của ông được xuất bản gần đây là cuốn Chính trị đương đại Việt Nam: Quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, và Chính quyền (2014, Palgrave Macmillan).
TÔI HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý VỚI TÁC GIẢ BÀI VIẾT NẦY " NHÂN DÂN VN VÀ TRÊN HẾT NHỬNG ĐẢNG VIÊN THẬT SỰ TÂM HUYẾT VỚI ĐẤT NƯỚC PHẢI TỰ MÌNH LÀM CM TRONG BCH TW ,KHÔNG THỂ ĐỂ CÓ TIỀN LỆ ĐỘC ĐOÁN PHI DÂN CHỦ tự mình đề cử mình làm TBT , BCH TW PHẢI SÁNG SUỐT ĐẬP TAN Ý ĐỒ CỦA 1 NHÚM NGƯỜI CHỈ VÌ LỢI ÍCH CÁ NHÂN VÀ ĐẢNG PHÁI MÀ KHÔNG NGHỈ GÌ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỒN VONG CỦA ĐẤT NƯỚC ! KHÔNG MỘT CÁ NHÂN NÀO CÓ THỂ TỰ MÌNH LÀM LUẬT !LUẬT LỆ PHẢI DO QUỐC HỘI HAY QUÁ BÁN ỦY VIÊN TW ĐỀ RA VÀ BIỂU QUYẾT CÔNG KHAI KHÔNG KÍN HỞ GÌ CẢ ,VÌ ĐÂY LÀ SINH MỆNH CỦA HÀNG TRIỆU NGƯỜI DÂN VN ,KHÔNG AI CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH CỦA DÂN THAY DÂN ,MÀ PHẢI DO DÂN QUYẾT ĐỊNH ,PHẢI THẤY RẰNG VẬN NƯỚC ĐANG CỰC KỲ GIAN NAN ,KHẮP NƠI GIẶC TRÀN NGẬP ẨN NÚP VẬY MÀ HỌ KHÔNG CÓ Ý KIẾN TƯ DUY GÌ ĐỂ CHỐNG ĐỞ ,MÀ CHỈ NGỒI CÙNG PHE NHÓM NGHỈ ĐẾN CHIA CHÁC QUYỀN LỰC !ĐÂY CHÍNH GỌI LÀ SÂU DÂN MỌT NƯỚC ,
Trả lờiXóaVậy ông chọn ai khi ông không có thông tin ? Cái ông Jonathan D. London cũng chỉ là nhắm mắt nói mò thôi !
Xóa