Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

BBC: ÔNG NGUYỄN THẾ THẢO ĐỂ LẠI DI SẢN GÌ?

Cựu Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo nắm giữ cương vị này liên tục từ 2008 - 2015.
.
Hà Nội: Chủ tịch Thảo để lại di sản gì?

BBC tiếng Việt
3.12.2015
 
Chủ tịch vừa từ nhiệm của Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, dường như không để lại một 'di sản, dấu ấn nào' đáng kể, theo một số khách mời của BBC.

Trao đổi với cuộc Tọa đàm hôm 03/12/2015 của BBC, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói:

"Vừa rồi, tôi mới ở Hà Nội về, di sản lớn nhất mà kiến trúc sư Thảo để lại đó là một con rắn khổng lồ nó đang án ngữ trên tầng trung tâm của Thủ đô.


"Đó là tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, mà tôi nhìn tôi sợ quá, tôi không hiểu tại sao ở một Thủ đô mà lại cho một con rắn khổng lồ nó lượn trên bầu trời, trông nó kinh hoàng, nó có một cái gì về mặt tâm linh, rồi về mặt phong thủy, nó thế nào đó.

"Tôi cho rằng cái đó rất lạ, mà dấu ấn anh Thảo để lại, thì nó là cái đấy, cái con rắn Cát Linh - Hà Đông đó," blogger Trương Duy Nhất nói với Bàn tròn Thứ Năm.

Xuống cấp văn hóa

.
 
Họa sỹ Vũ Huy cho rằng xuống cấp nhất trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hà Nội vừa qua 
là ở khía cạnh 'văn hóa'.

Họa sỹ Vũ Huy, người đang làm việc tại Hãng Phim Truyện Việt Nam, chia sẻ với Bàn tròn:

"Tôi là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và trong suốt quá trình dài đến thời biết nhận thức, từ thời bắt đầu biết nhận thức, tôi nghĩ đó là thời mà nhận thức bằng cách của người lớn, thì đó là thời (nhiệm kỳ) cuối của ông Trần Duy Hưng.

"Thì ông Trần Duy Hưng ta phải nói đó là một vị Chủ tịch của Thành phố mà dù muốn dù không thì đấy là một người văn hóa cao, hiểu văn hóa...

"Không dài dòng, tôi xin nói là tôi đồng ý với ý kiến của các anh là ông Nguyễn Thế Thảo đúng là ông không để lại một di sản gì..."

Và họa sỹ thiết kế của Hãng phim Việt Nam nói thêm:

"Nếu mà nói về ông Thảo, theo tôi nói một cách văn minh là quy trách nhiệm cho người đứng đầu, chúng ta tạm nói đó là trách nhiệm của ông Thảo, thì tôi thấy xuống cấp nhất đấy là cái văn hóa chung, không phải của riêng Hà Nội, mà của người Việt Nam.
"Đấy là cái tôi rất xấu hổ, vì chúng tôi làm phim, thì tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài đến đây.

"Họ thất vọng rất nhiều, vì họ còn rất nhiều những cái ảnh, những tư liệu mà thậm chí mới cách từ 7 năm trước đây, cái thời mà những năm 1995, nó đã không đến mức như bây giờ," họa sỹ nói với Chương trình. 


Nhiệm kỳ 'tồi tệ'

Blogger, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện từ Viện Nghiên cứu Hán - Nôm ở Hà Nội nói với Tọa đàm:

"Ông Nguyễn Thế Thảo đã để lại một nhiệm kỳ tồi tệ và không có một di sản gì đáng kể có ích lợi cho nhân dân Hà Nội nói chung và của Thế giới nhìn vào Hà Nội nói riêng.

"Khi ông Nguyễn Thế Thảo được cử về làm Chủ tịch của Thành phố Hà Nội, thì tôi là một người có nhiều hy vọng, ngay từ 2008 tôi đã viết những bài về chuyện đó. Và tôi đã đề ra 7 điều cần có, phẩm chất cần có của một người gọi là đứng đầu của Thành phố Hà Nội.

"Lúc bấy giờ tôi hy vọng vào Nguyễn Thế Thảo là một kiến trúc sư và là một Tiến sỹ, và thực ra khi mà ông Thảo hồi làm Bí thư Tỉnh ủy của Bắc Ninh, thì quả thực đã dựng nên một thành phố Bắc Ninh rất là thẳng thớm, đẹp đẽ và văn minh đấy.

.
 
Blogger, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho rằng ông cựu Chủ tịch Thế Thảo đã có một nhiệm kỳ 'tồi tệ' và không có di sản gì 'đáng kể'cho nhân dân Hà Nội.

"Nhưng khi ông về Hà Nội thì không phát huy được mảy may vai trò của một kiến trúc sư và Hà Nội vẫn xây dựng một cách ngổn ngang, lộn xộn, cùng với kéo theo bao nhiêu hệ lụy về nước ngầm, nước ngập, rồi thì về cơi nới nhà cửa, những công trình...

Một người lãnh đạo lớn nhất là Thị trưởng của một thành phố Thủ đô mà còn vi phạm Hiến pháp đến như thế, thì thật là không còn điều gì để nói. Và nói tóm lại đấy là một nhiệm kỳ tồi tệ và tôi thấy thật là may mắn là ông ấy đã nghỉ
TS. Nguyễn Xuân Diện
"Rồi ngay cả những công trình mới đây được xây dựng lên để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và Đại lễ Thăng Long, thì với vai trò một người kiến trúc sư, nhưng mà ông Nguyễn Thế Thảo đã không sát sao vào những cái đó, như là Công viên Hòa Bình, như là Bảo tàng Hà Nội hoặc là như các công trình khác.

"Để lại một di sản ngổn ngang, giống như là một Thành phố Hà Nội xập xệ, nói chung là nhếch nhác như hiện nay và tôi không nhìn thấy một điểm nào của ông Nguyễn Thế Thảo để lại, đáng để cho chúng tôi nhớ như là một kỷ niệm tốt đẹp mà ông ấy lưu lại Hà Nội hết. Và dự án chặt 6.700 cây xanh, đấy là một vết hoen ố rất lớn ở trong gương mặt.
"Thế rồi việc ngày 18/8/2011, ông ấy ban hành ra thông báo không số, không chữ ký, chỉ có con dấu treo, về việc cấm biểu tình, vi phạm ngay Hiến pháp, mà trong buổi gặp riêng chúng tôi ở ngay Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội ngày 27/9/2011, thì ông ấy nói, nhận là ông ấy là người ban cái đó ra, một người lãnh đạo lớn nhất là Thị trưởng của một thành phố Thủ đô mà còn vi phạm Hiến pháp đến như thế, thì thật là không còn điều gì để nói.

"Và nói tóm lại đấy là một nhiệm kỳ tồi tệ và tôi thấy thật là may mắn là ông ấy đã nghỉ," Tiến sỹ Xuân Diện nêu quan điểm.

Thách thức với tân chủ tịch

Nhìn vào nhiệm kỳ của vị tân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội thời gian tới đây, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát triển Cộng đồng, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học, Kỹ thuật, Việt Nam (Vusta), nói với BBC:

.
 
Chuyên gia phản biện từ Vusta, TS. Trần Tuấn cho rằng Hà Nội phải thay đổi cách làm trước những đổi mới xã hội, nếu không 'tình hình sẽ xấu đi rất nhanh'.

"Tôi cho rằng giai đoạn vừa rồi, khi mà Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ở vị trí lãnh đạo, không có một di sản nào mà tôi cho rằng gọi là tích cực đọng lại trong tôi.

Cho điểm các đô thị VN

1: Đà Nẵng
2: Nha Trang
3: Huế
4: TP Hồ Chí Minh
5: Hải Phòng
6: Cần Thơ
7: Hà Nội

"Thế còn về mặt trong tương lai, thách thức thế nào với vị Chủ tịch mới, tôi cho rằng là thách thức hết sức lớn, bởi vì là sự toàn cầu hóa, sự gia nhập hiện nay, và đặc biệt sự cởi mở thông tin, sự phát triển của các tư vấn, phản biện, các nhà khoa học và kể cả các tổ chức xã hội, nó sẽ là một thách thức rất mạnh mẽ đối với vị Chủ tịch mới.

Sự phát triển của các tư vấn, phản biện, các nhà khoa học và kể cả các tổ chức xã hội, nó sẽ là một thách thức rất mạnh mẽ đối với vị Chủ tịch mới. Nếu như chúng ta tiếp tục cách thức làm trước đây, thì tôi cho rằng tình hình sẽ xấu đi rất nhanh.
Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn
"Nếu như chúng ta tiếp tục cách thức làm trước đây, thì tôi cho rằng tình hình sẽ xấu đi rất nhanh, thế nhưng mà tôi nghĩ rằng với kinh nghiệm của một người chuyên về an ninh, tôi cho rằng họ cũng phải có suy nghĩ tại làm sao để đặt vấn đề ổn định được.

"Nhưng phải trong cái sự gọi là đạt được lòng dân, cho nên tôi chưa biết rằng là thời gian tới đây sẽ ra sao, chỉ đặt lại một dấu hỏi là chúng ta phải chờ đợi mà thôi," Tiến sỹ Trần Tuấn nói với Bàn tròn Thứ Năm.

Hôm thứ Năm, một số các vị khách của Chương trình Tọa đàm đã cho điểm một số thành phố theo thang điểm từ thấp đến cao (1-10), với một số tiêu chí tổng hợp trong đó gồm các lĩnh vực như môi trường sống, văn hóa, y tế, giáo dục, kinh doanh, sinh thái, giao thông, xây dựng, an ninh, trật tự, dân chủ, nhân quyền.

Kết quả đánh giá của các khách mời cho thứ tự của các thành phố như sau: xếp thứ nhất - Đà Nẵng, thứ nhì Nha Trang, thứ ba Huế, thứ tư TP. Hồ Chí Minh, thứ năm Hải Phòng, thứ sáu Cần Thơ và thứ bảy - Hà Nội.

___________

Video cuộc tọa đàm trên Youtube:
.
 .
Tin liên quan
Hà Nội bầu tân Chủ tịch và nhiệm kỳ ông Thảo
Chặt cây HN: Kiểm điểm phó chủ tịch TP
Chặt cây ở Hà Nội: ‘Chủ trương đúng, thực hiện sai’
'Tôi kinh ngạc về vụ chặt cây Hà Nội'
Tướng Chung sẽ thành Chủ tịch Hà Nội?
Lãnh đạo công an HN vào ghế phó bí thư


28 nhận xét :

  1. Di sản không có nhưng ... tài sản thì ông có đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì cứ duyệt vài cái dự án đường sắt trên cao, đường nước sông Đà dùng nhà thầu và đường ống Trung Quốc là vừa có Di sản vừa có Tài sản ngay thôi. Và thực tế là như vậy.

      Xóa
    2. Các bác nói đều đúng nhưng chưa đủ.
      Chủ tịch Thảo hạ cánh an toàn, của cải kiếm được ăn đến đời chắt cũng không tài nào hết.
      Nhưng còn một thứ ông Thảo may mắn có được chứ bình thường có tiền cũng khó mua. Đó là bức chân dung ông có họ hàng gần với họ nhà chuột mà dịp HN chặt cây không biết họa sỹ nào đã vẽ cho ông. Phải nói là giống lắm.

      Xóa
  2. Ta đang thấy 1 bộ MẶT DÀY! Cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen!

    Trả lờiXóa
  3. Thế thảo - " đảo cây " cùng tập thể lãnh đạo HN để lại cho chúng ta một di sản hoang tàn gồm các chỉ tiêu : Thủ đô có diện tích lớn nhất nhì thế giới - Nhiều dân tộc, lạc hậu, mù chữ, nghèo đói nhất thế giới - thủ đô ô nhiễm, bụi bẩn, tàn phá di sản, cây xanh, chiếm đất bỏ hoang nhất thế giới , kinh tế phát triển chậm nhất thế giới, - nhiều nhóm lợi ích, chóp bu tham nhũng nhất thế giới - CHÚC MỪNG !!!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi nghĩ Chủ tịch TP Hà Nội là 1 tướng CA, cho thấy tình hình Nội bộ rối ren lắm vì vậy mà cơ quan an ninh phải đứng ra nắm chính quyền.
    Sắp tới đây sẽ là quân đội nắm quyền.
    Mong sao không có đảo chính quân sự sảy ra để tránh máu đổ đầu rơi...

    Trả lờiXóa
  5. "Di sản" của ông gọi là "kiến trúc sư" Thảo (lẽ đương nhiên cùng với Nghị) là một HN nhôm nhoam, nhếch nhác, văn hóa và tình người xuống cấp nghiêm trọng, là những đường "cong mềm mại" càng gây ách tắc giao thông, là sự chết thảm của hàng trăm cụ cổ thụ, là sự chặt chém khách du lịch v.v...Có lẽ "di sản" quý nhất của 2 ông là để lại lớp dân oan Dương Nội vẫn đang ngày đêm kêu oan vì bị bọn cường hào đỏ cướp đất.
    Với những "di sản" đó, ông sẽ tự hào, ăn no ngủ kĩ và thở phào nhẹ nhõm vì chẳng thằng nào dám đụng đến.

    Trả lờiXóa
  6. Có lẽ món nợ hàng tỷ USD ông để lại cho người kế nhiệm và các thế hệ sau là ấn tượng hơn cả?

    Trả lờiXóa
  7. Kể cũng lạ, trong các quý vị phát biểu ý kiến, không thấy ai nhắc đến trách nhiệm của bí thư thành uỷ Hà Nội, vì người có quyền gần như tuyệt đối là bí thư thành uỷ, không phải chủ tịch thành phố. Chủ tịch thành phố cũng không thể so sánh với thị trưởng được, vì là hai hệ thống khác nhau!
    Quý vị phát biểu đều là những tinh hoa của đất nước, nên tôi không nghĩ quý vị không thấy điều đó! Tiếc!

    Trả lờiXóa
  8. ông Thảo đi, ông Chung đến
    không lạ gì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kẻ chín lạng người một cân!

      Xóa
    2. Kẻ chín lạng người nửa cân về sự phá!

      Xóa
  9. Hà nội thời ông Thảo là một TP nhập siêu nhiều nhất nước (Hà nội nhập siêu hàng chục tỷ USD mỗi năm)

    Trả lờiXóa
  10. Ông Thảo không có lỗi gì hết. Tại cái cơ chế thôi. Đảng lãnh đạo toàn diện thì phải chịu trách nhiệm toàn diện, đảng KHÔNG DÁM chịu thì dân phải chịu ! Chứ làm sao đây ?!.
    Tôi hy vọng vào ông Chung sẽ dàn đội ngũ CA đông như ...ra giải quyết những khó khăn còn tồn tại.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi đã vô cùng thất vọng và đặc biệt coi thường nhân cách của nguyễn thế thảo kể từ khi ông ta xử lý trên cương vị thị trưởng Hà Nội ở vụ việc đất đai của Tòa Thánh phố Nhà Chung cùng những ứng xử xảo trá với những phát ngôn của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt năm nào. Gần đây nhất là vụ tàn phá cây xanh Hà Nội mà qua đó ông ta đã để lại hình ảnh của một tên "THẢO KHẤU" chứ không phải là một công bộc của dân. Dù sao cũng mừng ông hạ cánh an toàn, nhưng cũng tiếc thay cho một kiến trúc sư từng được đào tạo bằng tiền dân !!!

    Trả lờiXóa
  12. Oan cho ông Thảo. Ông Nghị và Thành uỷ thì trách nhiệm để đâu?

    Trả lờiXóa
  13. Cái mà ô. Thảo để lại là những tiếng chửi sau lưng ông nhiều quá . Cái mà ô. Chung nhận được đầu tiên là đám bụi Chương Mỹ !

    Trả lờiXóa
  14. Ông T để lại một HN hỗn loạn về kinh tế và văn hóa. Và người ta thấy cần phải dẹp hỗn loạn bằng cách đưa một ông công an về. Ông C vừa được "bầu" thay ông T. Xã hội HN sẽ trở lên hỗn nạn hơn ? Đây mới là di sản lớn nhất của ông T ?

    Trả lờiXóa
  15. Thảo, Nghị đã để lại một cái thòng lọng "Đường sắt trên cao" xấu xí trên bầu trời Hà Nội, trên đầu nhân dân Hà Nội!

    Một ĐV nhưng mà tốt.

    Trả lờiXóa
  16. Có để lại một thứ mà như câu nói nổi tiếng của nước ngoài: "người xây nên và người phá đi đều nổi danh như nhau"!

    Trả lờiXóa
  17. My God! Bác Thảo nhà em chưa die mà các bác cứ nói "di sản" nghe ghê quá. Bác buông ghế, rời chức sớm để cho Chung con ngồi vào cũng hợp lẽ đời. Vì Chung là tướng CA, sẽ không có ông "dân sự" nào ngồi vào ghế này mà bảo vệ chế độ tốt hơn Chung. Cả 30 năm làm công an đánh đấm tội phạm, Chung có hiểu biết gì về kinh tế đâu. Thế nên Thảo đi dân cũng mừng. Chung lên dân càng lo!
    Chủ tịch TP mà không do dân bầu thì làm sao thu phục được nhân tâm. Bây giờ Chung đang là "tiến sĩ", chắc giữa nhiệm kỳ sẽ "phó giáo sư". Bùng nổ các "đại trí thức" làm lãnh đạo mà sao mời khách nước ngoài dùng cơm mà vẫn cứ kè kè anh/chị phiên dịch từ Anh sang Việt và ngược lại. Ăn cơm khách mà thế thì còn gì là ngon. Để xem tiến sĩ Nguyễn Đức Chung xử lí thế nào nhé!

    Trả lờiXóa
  18. Thảo để lại sau lưng một Hà Nội nham nhở với hàng nghìn cây xanh bị tàn sát (bây giờ khối lượng gỗ khổng lồ đang ở đâu?), hàng đinh bêtông gớm ghiếc găm chặt con rồng Thăng Long xuống đất và nỗi khinh bỉ của người dân.

    Trả lờiXóa
  19. Biến đi cho nhanh, biến hẳn đi, Thảo nha. Từ nay đừng có ló mặt ra dưới bất cứ hình thức nào nữa kẻo dân lại có dịp chửi. Quê ở đâu thì khăn gói về đó là tốt nhất. Ra đường nhớ "mắt trước mắt sau" kẻo côn đồ nó phang cho ("di sản" của ông đó).

    Trả lờiXóa
  20. Ngoài những cái gọi là "thành tích" như ông đã nêu, ông ấy còn ghi dấu bởi những việc làm sau:
    1. Chặt phá hàng ngàn cây xanh ở HN và thay vào đó là trồng các cây MỠ, lại lừa dối dân thủ đô là cây VÀNG TÂM.
    2. Đàn áp nhân dân HN trong những cuộc biểu tình chống TQ xâm lược. Cưỡng bức người biểu tình vào trại "phục hồi nhân phẩm" Lộc Hà. Cho "côn đồ" đánh đập người biểu tình và một số nhà đấu tranh dân chủ.
    3. " Cướp" đất trắng trợn khu Tòa Khâm sứ để định chia chác, nhưng bị nhân dân Thái Hà phản ứng kịch liệt, nên lẻn lút cho làm vườn hoa cả đêm, đồng thời bắt giam và bỏ tù một số giáo dân Thái Hà vì đấu tranh chống cướp đất.
    4.Cho hàng trăm lực lượng như CSCĐ 113, CA, với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, kéo nhau đến đập phá tượng Thánh giá vào ban đêm tại Đồng Chiêm.
    Với những "thành tích" trên, nên ông được đưa về " thay cỏ" đúng như tên gọi của ông. Chưa biết ông sẽ được thay cho bãi cỏ nào, nhưng có lẽ nên đưa ông về một công viên nào đó để hàng ngày nhân dân đi lại giẫm đạp lên để được ghi nhớ công ơn ông.

    Trả lờiXóa
  21. Lỗi lầm không đổ hết lên ông Thảo được, mà phải ở chỗ ông Nghị Bí thư kia, Đảng lãnh đạo ông Thảo mà. Rồi đây ông Chung cũng phải chịu sự lãnh đạo của ông Bí thư thành phố là ủy viên Bộ chính trị, không thể khác được.

    Trả lờiXóa
  22. Một cựu Ct mà tai tiếng đầy mình như thế mà lại xin ND cảm thông . Sao không biết ngay từ đầu cái vô tài bất tướng của mình để rút lui sớm cho khỏi phải xin cảm thông khi mãn Nk ?

    Trả lờiXóa
  23. tôi thấy không nên để một người không phải là người HN lắm quyền tại HN vì họ không có trách nhiệm với HN họ không được sống từ nhỏ ở HN và cái tâm với HN cũng không có như Ông Thế Thảo này

    Trả lờiXóa