Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

HÔM NAY, HỘI NGHỊ THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC NĂM 2015


Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2015 sẽ được tổ chức 
Thời gian: 8 giờ 30’ ngày 30 tháng 12 năm 2015 (thứ Tư);
Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, HN.


THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC là Hội nghị thường niên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhằm thông tin các hoạt động của ngành Hán Nôm trên lĩnh vực SƯU TẦM, BẢO QUẢN, NGHIÊN CỨU KHAI THÁC tư liệu thư tịch Hán Nôm và một vài lĩnh vực khác có liên quan, được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Tham luận gửi đến các kì Hội nghị đã tập trung vào các vấn đề sau đây:

1/ Thông báo, giới thiệu những phát hiện mới trong các công tác sưu tầm các tư liệu Hán Nôm hiện còn nằm rải rác ở các địa phương, trong các kho tư liệu trong cả nước và cả ở những thư viện ngoài nước;

2/ Giới thiệu các tác gia, tác phẩm Hán Nôm và tư liệu về các nhân vật lịch sử đem đến nhiều thông tin mới, bổ ích góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về các lĩnh vực này; cung cấp những tư liệu Hán Nôm có giá trị khi nghiên cứu những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam. 

3/ Thông tin những kết quả nghiên cứu lý luận bổ sung cho tri thức cơ bản của ngành Hán Nôm và các ngành khoa học liên quan, đặt vấn đề trao đổi kiến thức tạo nên bầu không khí học thuật sôi nổi và lành mạnh. Đó là các là các bài viết về văn bản học Hán Nôm, Hán Nôm với Sử học, Văn học, Triết học, với Y dược học cổ truyền... ngay cả lĩnh vực ứng dụng tin học Hán Nôm còn rất mới mẻ cũng được đề cập đến trong các Hội nghị.

Sau mỗi Hội nghị, Viện Nghiên cứu Hán Nôm biên tập và xuất bản tập kỷ yếu THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC.

Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2015 sẽ được tổ chức
 
Thời gian: 8h30’ ngày 30 tháng 12 năm 2015 (thứ Tư);
Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, HN.


DANH MỤC THAM LUẬN
THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC NĂM 2015

Stt
Tên tác giả
Tên tham luận
1. 
Nguyễn Tuấn Cường
Phát biểu khai mạc Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2015
2. 
Nguyễn Văn An
Bước đầu tìm hiểu về hệ thống bia đá ở đền Lũng Khê

3. 
Vũ Thị Lan Anh
Bia tạo lệ đền thờ Đỗ Thế Giai ở xã Đông Ngạc
4. 
Nguyễn Thị Anh
Giá trị nội dung “Thoái thực ký văn” của Trương Quốc Dụng
5. 
Nguyễn Quỳnh Anh
Giới thiệu một bản tục lệ liên quan đến học tập thuộc giai đoạn cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (1909-1919)
6. 
Việt Anh
Theo dòng Việt học ở Pháp qua một vài chuyên san khảo cứu
7. 
Trịnh Ngọc Ánh
Giới thiệu 4 đạo sắc phong ở chùa Bơn tỉnh Thái Bình
8. 
Phạm Văn Ánh
Khảo sát sự nghiệp trước thuật của Lý Văn Phức
9. 
Nguyễn Gia Bảo
Di tích chùa Cao Báng (Thái Nguyên)
10. 
Nguyễn Khắc Bảo
Phiên âm lại mấy chữ Nôm trong các bản “Truyện Kiều” chữ Nôm cổ
11. 
Vũ Việt Bằng
Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp Hồ Sĩ Dương thông qua tư liệu Hán Nôm
12. 
Nguyễn Xuân Cao
Về văn bia văn chỉ tại thôn Phú Thứ xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
13. 
Đào Phương Chi

Vài nét về lệ tang tại Bắc Kỳ trong giai đoạn cải lương hương tục thí điểm

14. 
Phạm Thị Hà Châu

Xin giới thiệu một số câu đối xuân

15. 
Nguyễn Thị Thanh Chung
Triết lý nhân sinh trong “Chúc lệ hành” ( Bài hành về giọt lệ của ngọn nến)
16. 
Bùi Anh Chưởng
Vài nét về địa danh Hán Nôm trong bản tấu của bộ Hộ năm Minh Mệnh thứ 5 (1824)
17. 
Nguyễn Tuấn Cường

Quan hệ quốc tế của Hội Cổ học Việt Nam giữa thế kỉ 20

18. 
Trần Mạnh Cường – Phạm Thúy Hồng
Bài văn bia của Hoàng giáp Phạm Như Xương tại Nghệ An
19. 
Nguyễn Xuân Diện
Tục đánh cá thờ ở xứ Đoài qua một lệnh chỉ của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm
20. 
Vũ Tuấn Doanh
Về việc khám phá mới và giải mã các ký tự tượng hình bí ẩn siêu nhiên của người xưa đục khắc ở bãi đá cổ Sa Pa
21. 
Lê Phương Duy
“Trâu thư trích lục” – Một bộ giáo khoa thư tiết yếu Mạnh Tử trong chương trình cải lương giáo dục tại Việt Nam đầu thế kỷ XX
22. 
Nguyễn Thị Dương
Về một lá đơn xin theo học Y nghiệp
23. 
Trần Trọng Dương
Bản nhận xét bản thảo “Truyện Kiều” (2015)
24. 
Bùi Xuân Đính
Bia hậu thần, hậu phật niên hiệu Cảnh Trị tại đình làng An Thọ (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội)
25. 
Phạm Minh Đức
Giới thiệu 5 tấm biển gỗ ở đền thờ Hai Bà Trưng
26. 
Phạm Minh Đức – Lê Thị Thông
Giới thiệu quả chuông thời Cảnh Hưng ở chùa Động Tiên
27. 
Nguyễn Quang Hà
Biểu tượng rồng trang trí trên bi ký và vấn đề giải thiêng
28. 
Nguyễn Quang Hà – Nguyễn Thị Diệu Thúy
Về chiếc ấn mới phát hiện được ở Hoàng thành Thăng Long và tư liệu liên quan đến việc khai ấn, phong ấn
29. 
Nguyễn Thanh Hà
Trí tuệ Nho gia và việc xây dựng đội ngũ doanh nhân hiện đại
30. 
Lê Thị Hà
Giới thiệu hương ước làng Huyền Kỳ, Phú Lãm, Hà Đông
31. 
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Nho giáo và trật tự thế giới của Trung Hoa thời phong kiến (Nghiên cứu trường hợp ngoại giao giữa “Tôn chủ” Trung Hoa và “Chư hầu” Việt Nam)
32. 
Lã Minh Hằng
Phủ biên tạp lục: Khảo việc ghi chép tên gọi của các giống lúa
33. 
Trần Thị Giáng Hoa
Một hình thức ca tụng lịch sử đặc sắc
34. 
Nguyễn Thị Hòa – Nguyễn Thanh Tùng
Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục hay Nguyễn Xuân Huyên?
35. 
Nguyễn Văn Hoài
Bước đầu tìm hiểu việc truyền nhập, tiếp nhận tiểu thuyết Trung Quốc ở Việt Nam thời trung đại
36. 
Dương Văn Hoàn
Giới thiệu tấm bia “Ngọa Vân tự bi” chùa Ngọa Vân núi Yên Tử
37. 
Phạm Học
Di sản Hán Nôm ở Quảng Ninh
38. 
Tống Đại Hồng
Tin học hóa chữ Nôm Tày
Phương pháp trao đổi học tập và lưu giữ văn hóa Tày hiệu quả
39. 
Đào Thị Huệ
Danh mục thư tịch Thần tích của hai huyện Từ Sơn, Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
40. 
Nguyễn Gia Huy
Di sản Hán Nôm ở xã Tiên Phong (Phổ Yên, Thái Nguyên)
41. 
Trương Sỹ Hùng
“Truyện Kiều” – Bản in ký tự La tinh tiếng Việt từ Trương Vĩnh Ký đến Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim
42. 
Bùi Văn Huỳnh
Tư liệu Hán Nôm của dòng họ Trần Huy ở thôn Vân Chàng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
43. 
Nguyễn Đình Hưng
Về văn bản và tác giả của bản diễn Nôm “Uy nghi quốc ngữ”
44. 
Nguyễn Đình Hưng
Về tư liệu Hán Nôm ở xã Vạn Phái, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)
45. 
Nguyễn Đình Hưng – Nguyễn Thị Việt
Tìm thấy văn bản thần tích Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình
46. 
Lê Thị Thu Hương
Khuyến học ở thôn Lễ Môn, tổng Bố Đức - Đông Sơn - Thanh Hóa qua văn bản tục lệ
47. 
Hoàng Thị Mai Hương
Tìm hiểu thêm về vua Tự Đức triều Nguyễn qua ngự đề khoa thi Hội
48. 
Mai Hương
Khảo sát văn bản thần tích huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình
49. 
Phạm Ngọc Hường
Tư liệu Hán Nôm ở di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Giác Viên thành phố Hồ Chí Minh
50. 
Vương Thị Hường
Tổng trấn Nguyễn Văn Thành trong việc thu hút nhân sĩ Bắc Hà qua trường hợp Tiến sĩ Phạm Quý Thích
51. 
Trần Thị Thu Hường
Giới thiệu tấm bia “Hậu thần bi ký” phản ánh việc phụng thờ Thần Nông
52. 
Trần Văn Hữu
Mộc bản kinh giáng bút lưu tại Hiếu Thiện đàn xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
53. 
Nguyễn Quang Khải
Kho sách Hán Nôm của hậu duệ họ Đàm Thận ở Hương Mặc
54. 
Nguyễn Quốc Khánh
Giới thiệu văn bản “Tả Ao chân truyền địa lý” tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
55. 
Nguyễn Quốc Khánh – Hoàng Hải Hiền
Tình hình sưu tầm tư liệu Hán Nôm ở một số địa phương tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
56. 
Vũ Đăng Khoa
Về bản thần tích phụ quốc công thần triều Lý - Vũ Viết Thành
57. 
Lý Kim Khoa
Giới thiệu văn bia chữ Hán “An Dũng xã bi ký”, tỉnh Yên Bái
58. 
Đỗ Văn Khoái
Văn bia đình Ngọc Hội tại Nha Trang (Ngọc Toản thôn bi ký – 1860)
59. 
Nguyễn Huy Khuyến
Hà Nội qua những vần thơ ngự chế của vua Thiệu Trị
60. 
Phạm Hương Lan – Hoàng Đức Thắng
Giới thiệu đôi nét về dòng họ Hoàng ở thôn Bảo Kệ xã 
Tiên Điền huyện 
Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
61. 
Nguyễn Thị Lâm
Làng khoa bảng Sơn Đồng qua tư liệu Hán Nôm
62. 
LêThành Lân
Một mô hình không – thời gian trong “Kinh Dịch”
63. 
Ngô Thế Lân
Bài minh và tường thuật việc sáng lập chùa Tam Bảo trên bãi sông
64. 
Nguyễn Thị Hoa Lê
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du duyệt chính tác phẩm “Lý triều quốc sư thánh tổ kệ dẫn”
65. 
Đoàn Thị Lệ - Cung Thị Kim Thành – Tạ Duy Phượng – Nguyễn Hữu Tâm
Về hai cuốn sách toán chữ Hán và chữ Nôm chưa được thống kê
66. 
Ngô Thị Thanh Loan – Nguyễn Văn An
Tư liệu về khoa thi hương trường Hà Nam năm 1894
67. 
Đặng Văn Lộc
Bia phúc thần trong gia phả họ Đặng thôn Cự Đình
68. 
Nguyễn Hữu Lộc
Phát hiện sắc phong thượng đẳng thần tại đình Tứ Xuân (Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh)
69. 
Lê Công Luận
Bài ký trên chuông Quán Thông Thánh
70. 
Trần Thị Cẩm Ly
Nhữ Đình Toản qua tài liệu gia phả
71. 
Hoàng Phương Mai
Thành phần nhân sự của các phái đoàn sứ bộ Việt Nam đi sứ bang giao với Trung Hoa
72. 
Đinh Thị Thanh Mai
Giới thiệu tư liệu Hán Nôm tại các xã Tiên Hiệp, Tiên Lập và Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước, Quảng Nam)
73. 
Lê Thị Mai
Về tấm bia “Chơn Quý tì khưu ký lược bi”
74. 
Trịnh Khắc Mạnh
Tư liệu Hán Nôm khu di tích danh thắng Yên Tử
75. 
Nguyễn Kim Măng
Việc khai hoang, lập ấp của người Mường thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình (qua tư liệu văn bia)
76. 
Nguyễn Đức Minh
Về bản gia huấn tại từ đường họ Nguyễn Cuối Thượng thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định
77. 
Nguyễn Hữu Mùi
Tục lệ về khuyến học của thôn Thượng xã Bối La (Vụ Bản – Nam Định)
78. 
Nguyễn Huy Mỹ
Về ba tác phẩm địa dư của họ Nguyễn Huy Trường Lưu
79. 
Nguyễn Thị Nga
Giới thiệu 38 đạo thần sắc của thôn Yên Xá- Tân Triều -Thanh Trì - Hà Nội
80. 
Hoàng Thị Ngọ
Thiền sư Dương Không Lộ - Nguyễn Minh Không qua các bài diễn ca Nôm
81. 
Nguyễn Xuân Nhật
Giới thiệu một số bài thơ chữ Hán của Trương Quốc Dụng thời nhà Nguyễn
82. 
Nguyễn Ngọc Nhuận
Câu đối, hoành phi nhà thờ họ Vũ ở Phù Lưu
83. 
Phạm Bảo Nhung
Vấn đề chủ định phụng biên được thể hiện qua bài tựa của “Tiểu học tứ thư tiết lược” – Bộ giáo khoa thư trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
84. 
Nguyễn Thị Oanh
Sử liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông của hai nước Việt Nam, Nhật Bản
85. 
Võ Vinh Quang
Văn bia Tiên kiều bi ký của Nguyễn Nghiễm
86. 
Nguyễn Ngọc Quận
“Kim cổ kỳ quan”, một bộ thơ Nôm độc đáo ở miền Tây Nam Bộ
87. 
Mai Thu Quỳnh
Thơ, văn trao đổi giữa Phan Thanh Giản và Ngụy Khắc
Tuần
88. 
Trần Văn Quyến – Hoàng Ngọc Cương
Giới thiệu bản phú “Truyện Kiều” sưu tầm tại huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam
89. 
Nguyễn Mạnh Sơn
Tình hình phiên dịch thơ đời Trần, Hồ từ đầu thế kỷ XX đến nay (Lấy “Việt âm thi tập” làm bản nền để xem xét tình hình phiên dịch)
90. 
Thái Trung Sử
Giới thiệu văn bản “Quốc triều yếu điển”
91. 
Tỳ Kheo Ni Hạnh Tâm
Tiến độ nghiên cứu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
92. 
Nguyễn Hữu Tâm
Sách “Thanh Hóa kỷ thắng” của Vương Duy Trinh viết về Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa năm 248
93. 
Trương Sỹ Tâm
Bài dụ trần tình của vua Tự Đức về việc cấm đạo
94. 
Ngô Thị Thanh Tâm
Tìm hiểu văn bia thần đạo huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
95. 
Nguyễn Thị Tính
Hiện tượng tự xưng các tên danh, tự, hiệu của Cao Bá Quát trong thơ chữ Hán của ông
96. 
Đinh Thị Toan
Phát hiện tư liệu Hán Nôm thời chúa Nguyễn ở đình làng Thạc Gián, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
97. 
Nguyễn Đức Toàn
Thơ tặng đáp của Sứ thần Triều Tiên Từ Cư Chính với Sứ thần An Nam Lương Như Hộc
98. 
Nguyễn Thanh Tùng
Phát hiện mới về văn bản “Việt âm thi tập” (II)
99. 
Phạm Văn Tuấn
Chùa Khán Sơn ở Thăng Long và văn hóa Phật giáo Đại Việt
100. 
Đỗ Thị Bích Tuyển
Thêm một bản lệnh chỉ bằng chữ Nôm thế kỷ XVIII
101. 
Nguyễn Hữu Tưởng – Thích Hải Phước – Phan Anh Dũng
Về tấm bia của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu ở chùa Thiên Mụ
102. 
Nguyễn Ngọc Thanh
Loại hình trang trí phổ biến trên văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
103. 
Nguyễn Văn Thanh
Bốn bài thơ quốc âm của Tiến sỹ Trương Đình Tuyển
104. 
Bùi Chí Thành
Hồng Lĩnh một trong 9 cảnh đẹp đất nước khắc trên Anh đỉnh trong hệthống Cửu đỉnh đặt ở hoàng thành Huế
105. 
Phạm Thuận Thành
Trinh Nghĩa am bi kí
106. 
Phùng Văn Thành
Giới thiệu bài chế của vua Khải Định sắc phong cho Dương Lâm
107. 
Phạm Thị Hồng Thắm
Giới thiệu Đông Hiên thi tập  
108. 
Nguyễn Quang Thắng
Chữ “Ấn –” dị thể trong ấn chương triều Nguyễn
109. 
Trương Văn Thắng
Niên biểu các công trình nghiên cứu bản đồ cổ Trung Quốc (từ năm 1949 tới nay)
110. 
Nguyễn Hoàng Thân
Trả lại “năm sinh” cho tấm bia Ngũ uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc
111. 
Nguyễn Khắc Xuân Thi
Tập hợp đĩa sứ hoa lam Trung Quốc có minh văn trong sưu tập hiện vật Dương Hà
112. 
Nguyễn Cung Thông
Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt- Trung - vài vết tích sau thời nhà Minh trong từ điển Việt Bồ La (phần 1.4)
113. 
Nguyễn Cung Thông – Phan Anh Dũng
Tản mạn về nghĩa của "mực tàu" 墨艚 qua từ điển Việt Bồ La (phần 1)
114. 
Lương Thị Ngọc Thu
Văn bia chùa Kim Liên (Hà Nội) có danh xưng “Việt Nam”
115. 
Phan Đăng Thuận
Văn bia dòng họ Nguyễn Xuân (gốc Mạc) thôn Cổ Pháp - xã Cộng Hòa – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương
116. 
Trương Thị Thủy
Tình hình kho mộc bản tại chùa Hồng Phúc – Hà Nội
117. 
Phạm Văn Thưởng
Giá trị của đạo sắc phong mới đượcphát hiện tại chùa Bồi Khánh
118. 
Nguyễn Thế Trang
Một văn bản Hán Nôm bằng giấy dó niên đạiKhải Định thứ 9 (1924) của gia đình nho học xưa ngoại thành Hà Nội
119. 
Trần Hương Trà
Sự tục biên của “Việt thi tục biên” đối với “Toàn Việt thi lục”
120. 
Nguyễn Đông Triều – Phan Nguyễn Kiến Nam
Bài chúc tng bng chNôm nhân l đi tưng hoà thượng Khánh Thông Bửu Sơn tự
121. 
Phan Ánh Tuyết
Tổng quan văn bản thần tích huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
122. 
Nguyễn Thị Tuyết -
Phạm Văn Thưởng
Về tấm bia “Phụng sự hậu thần bi ký” mới được phát hiện tại đình làng Rền, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du
123. 
Chân Thanh - Lê Quốc Việt
Như Tây Thượng nhân
124. 
Nguyễn Công Việt
Về quả ấn “An Lập châu ấn” mới phát hiện
125. 
Nguyễn Thị Việt
Câu đối và bài văn Nôm độc đáo của người con viếng 
cha
126. 
Nguyễn Thị Hoàng Yến
Giới thiệu tục lệ Hán Nôm xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm
127. 
Nguyễn Thị Ngọc Yến
Mối duyên văn tự giữa Bùi Văn Dị (1833- 1895) và Dương Ân Thọ (1835- 1891)
128. 
Washizawa Takuya
Nguyên tắc và ngoại lệ của cách dịch từ Hán chi, ư, và phù sang từ tiếng Việt cổ chưng trong bản giải âm “Truyền kỳ mạn lục”
129. 
Yoshikawa Kazuki
Hai quả chuông đúc tại Phật Sơn (Quảng Đông) được lưu giữ ở Lạng Sơn và Cao Bằng

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét