Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

BBC: HÀ NỘI CẦN NGƯỜI CHẤN CHỈNH TRỊ AN?

 
Ông Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội được bầu 
làm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội hôm 04/12/2015.

Hà Nội cần người chấn chỉnh trị an?

BBC tiếng Việt
04.12.2015
 


Cách Hà Nội thức mà Hà Nội 'bầu ra' tân Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hôm 04/12/2015 không thể được gọi là 'bầu' mà chỉ là một sự 'chỉ định' khi chỉ có 'duy nhất một cử ứng viên' cho chức vụ này, theo ý kiến của khách mời tại tọa đàm tuần này của BBC Việt ngữ.
Trong khi đó ý kiến khác nêu giả thuyết Hà Nội có thể cần một tân lãnh đạo có nguồn gốc công an vì muốn 'chấn chỉnh, trị an' cho một khởi đầu mới.

Việc các tướng lĩnh quân đội, công an sang nắm các ghế lãnh đạo dân sự là hiện tượng đã có từ lâu, một ý kiến khác nữa nói với BBC.

Trước hết, hôm thứ Năm, nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi, một nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự từ Hà Nội, nêu quan điểm với Bàn tròn của BBC:

"Tôi thấy nói là bầu lại Chủ tịch mà lại chỉ có một ứng cử viên thôi, tôi nói một lời hơi nặng là đúng là trò hề, bởi vì đã là bầu thì phải có nhiều người để người ta so sánh. Còn chỉ định có một người thôi thì sao lại gọi là bầu. Mà đã là bầu, thì toàn dân phải được bỏ phiếu, chứ không thể là chỉ định cho nên tôi không tin tưởng chuyện này."
 
 .
Được hỏi liệu có xảy ra xác xuất khi chỉ có một ứng viên, nhưng Hà Nội lại có thể chọn trúng được ngay một nhà lãnh đạo 'có đức, có tài, lãnh đạo hiệu quả, hợp lòng dân' trên cương vị Chủ tịch Thành phố, nghệ sỹ Kim Chi đáp:
.
 
Nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi tin rằng sẽ là 'phúc đức' cho nhân dân nếu chỉ cần một ứng cử viên
mà lại trọn trúng được lãnh đạo 'có đức, có tài, hợp lòng dân.
"Thế thì phước đức cho dân chúng tôi quá, bởi vì chúng tôi cũng chỉ mong có một người như thế thôi, thế thì nếu mà có thì tuyệt vời, nhưng mà tôi được biết là người được chỉ định đó thì không phải là người như thế. Cho nên tôi rất trăn trở, rất tâm tư," bà Kim Chi nói với Tọa đàm của BBC. 
Vì sao cần 'công an'? 
Còn Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn, một chuyên gia phản biện chính sách xã hội từ Vusta (Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam) nêu giả thuyết vì sao Hà Nội lúc này lại cần tới một lãnh đạo thành phố có gốc công an. 
Ông nói: "Tôi thấy rằng tình hình bầu của chúng ta (Việt Nam) từ trước đến nay cũng không có gì thay đổi, nên tôi không có sự ngạc nhiên về những thông tin này. 
"Nhưng tôi có nhận thấy rằng tình hình rõ ràng trong những năm vừa qua là trị an có vấn đề. Theo tôi nhìn nhận vấn đề xã hội là có xu hướng căng thẳng hơn và có tính chất xấu đi. Cho nên có thể một người mới đến từ ngành Công an phải chăng sẽ là cần đến vào lúc này để có thể chấn chỉnh cho... bắt đầu một giai đoạn mới? 
"Tôi cũng chưa hình dung hết được sự phân tích để có thể (nói) tại sao lại đưa một vị trí trong lúc này lại là một người đến từ ngành an ninh. Thế nhưng về cơ bản tôi nghĩ là chờ đợi và xem xét tình hình chung. 
"Còn về vấn đề việc bầu cử, tôi nghĩ rằng cũng không có gì thay đổi so với các tình huống trước đây," TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Cộng đồng thuộc Vusta, nêu quan điểm.  
Tạo ra tình huống mới? 
Cũng từ Hà Nội, ông Vũ Huy, họa sỹ thiết kế thuộc Hãng phim Truyện Việt Nam bình luận với BBC về người mà từ ngày 04/12 chính thức thay thế cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
.
 
Không nên gọi đây là 'bầu cử' mà gọi là 'chỉ định' thì đúng hơn, theo Tiến sỹ, 
blogger Nguyễn Xuân Diện.

Họa sỹ Vũ Huy nói: "Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã hết nhiệm kỳ và trong nhiều ngày nay, Hà Nội đã tìm một người ứng cử khác.

"Theo tôi được biết thì ông (Nguyễn Đức) Chung đúng là một người như anh (Trần Tuấn) nói.

"Khi mà tình hình Hà Nội trong nhiều năm gần đây, vấn đề về an ninh, những vấn đề nổi cộm, thì bản thân ông Chung cũng có một vài cái mà làm cho một số lượng dân, và một số lượng đặc biệt những người làm chính trị ở Hà Nội quan tâm.

"Và cho rằng đây là một lực lượng mới mà có thể tạo ra được một tình huống mới cho Hà Nội trong thời điểm hiện nay," họa sỹ Vũ Huy, con trai của nhà văn Vũ Tú Nam, nguyên Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nói với BBC. 


Dư luận băn khoăn

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, blogger và nhà hoạt động xã hội, đưa ra bình luận với Tọa đàm về bầu tân Chủ tịch Hà Nội của BBC.

Ông nói: "Tôi thấy dư luận hiện nay rất băn khoăn về chuyện đó vì coi đây không phải là cuộc bầu cử. Và họ nghĩ rằng không nên gọi là bầu cử, gọi là chỉ định đúng hơn.

"Và qua tình hình an ninh, trật tự của Thành phố Hà Nội vừa rồi, một mặt người ta đánh giá như là Tiến sỹ Trần Tuấn nói, là người ta chờ đợi là người lãnh đạo của Hà Nội xuất thân từ ngành an ninh.

"Nhưng ngược lại người ta cũng nghĩ là an ninh trong những ngày vừa rồi, những tháng vừa rồi quá xấu.

"Thì điều đó người ta cũng không trông đợi điều gì lắm đâu," Tiến sỹ Xuân Diện, người đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Hán - Nôm ở Hà Nội nói.

Khi được đề nghị dự đoán về nhiệm kỳ tới đây của vị tân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, một người xuất thân công an nay khoác áo dân sự, Tiến sỹ Diện nói:

"Tôi thấy rằng dự đoán rất là khó lường, bởi vì thành phố Hà Nội không giống những địa phương kia.
.
 
Việc các tướng lĩnh quân đội, công an sang nắm ghế dân sự đã xảy ra nhiều ở Việt Nam
từ trước, theo Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất.

"Và chúng ta chỉ có thể biết là chờ đợi từng ngày về sự trị an của thành phố mà thôi," blogger, nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội, nói. 


Làm sao chọn đúng người?

Từ Đà Nẵng, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bình luận:

"Câu chuyện của Tướng Chung làm Chủ tịch Hà Nội, tôi nghĩ vấn đề ở đây là làm sao chọn lựa, tiến cử được người thực tài. Thế còn việc bầu thì bây giờ Tướng Chung đã được giới thiệu, Trung ương duyệt hơn một tháng trước rồi, chứ không phải đợi đến hôm nay mới bầu. Chuyện ông Chung không chỉ đưa ra, nhưng mà Trung ương, quy định lâu nay của bộ máy này thì nó đã ấn định thế rồi, không chỉ hẳn là bí thư và chủ tịch Hà Nội, Hải Phòng đâu.


"Mà bí thư và chủ tịch của tất cả các tỉnh thành cũng phải được duyệt trước, chỉ định trước, chọn lựa trước rồi, cho nên việc đưa ra gần như chỉ là hình thức và cho xong thủ tục thôi. Cho nên đấy là một điều đáng nói, tức là làm sao để bầu chọn được thực sự người tài, nó có cơ hội để chọn đúng người tài.

"Còn bây giờ cụ thể Tướng Chung thì đẩy sang ngồi ghế lãnh đạo chính quyền..., thực ra xu thế lâu nay của Việt Nam mà đẩy các tướng lãnh quân đội và công an qua nắm chính quyền thì không chỉ trường hợp tướng Chung. Lâu nay rất nhiều rồi, mới hôm qua, hôm kia có ông Đại tá (quân đội) của một tỉnh trong kia, tỉnh Hậu Giang, cũng là Chủ tịch, thì việc đó rất nhiều rồi," ông Trương Duy Nhất nói.

Trả lời câu hỏi làm thế nào chọn được người tài, đức làm lãnh đạo và đại diện đúng cho nguyện vọng của dân và ngồi vào một chiếc ghế như ghế Chủ tịch UBND Thành phố như ở Hà Nội, nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi nêu quan điểm:

"Thì cái đó phải cho bầu cử tự do, phải lựa trong những người không chỉ trong đảng viên đảng cộng sản, tôi nghĩ thế, tức là nó phải đa nguyên, phải tôn trọng pháp luật, thì phải lựa từ trong quần chúng xuất sắc. Tôi nghĩ (họ) nhiều lắm," bà Kim Chi nói với BBC.

Sáng thứ Sáu 4/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội của Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng, Giám đốc Công an Thành phố, Bí thư Thành ủy vào vị trí Chủ tịch UBND với 87 phiếu tán thành trên tổng số 89 đại biểu có mặt, đạt 94,56%, theo truyền thông nhà nước. Sau đó, 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Đức Chung giữ chức danh này, vẫn theo truyền thông Việt Nam.
____________


Video cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC:

.

20 nhận xét :

  1. Bầu chủ tịch UBND TP Hà Nội. Tổng số 89 người tham gia bỏ phiếu, có 87 phiếu đồng ý, 2 phiếu không đồng ý...
    Rõ ràng là buộc phải bầu vì không còn lựa chon nào khác. Thể hiện sự áp đặt tột cùng.
    Ông Tướng Chung sẽ trở thành con Ngáo ộp ngồi trị vì thiên hạ.
    Đáng thương cho 1 thủ đô nghìn năm văn hiên không con ai đáng giá đáng mặt anh hào. để người dân lựa chọn..
    "Nhân tài đất Bắc kìa ai đó, ngoảnh mà mà xem cảnh nước nhà"

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Nhin` cot-cach' tuong' ta' cac' ong lam` chu-tich Thu-do Ha-noi thiet tinh` chan' qua' chan' !

      Xóa
  2. Không phải là bầu mà là cử mới đúng hơn.Ai cử:đảng,ai bầu không một người dân nào bầu thế có còn gọi là dân chủ nữa hay không? Không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gọi là "quan chủ" mới đúng, thế giới botay.com!

      Xóa
    2. Dân chủ nhất thế giới, văn minh nhất thế giới ... dày mặt nhất thế giới.

      Xóa
  3. Chủ tịch của một thành phố khoảng 6 triệu dân mà chỉ có 87 phiếu đã trúng cử, tuyệt vời. Dù sao cũng chúc mừng tân chủ tịch, mong vị chủ tịch hãy vì 6 triệu người mà làm việc.

    Trả lờiXóa
  4. Cả cái hội đồng "nhân dân" nhưng có ai là nhân dân đâu, chỉ toàn là đảng viên do đảng chỉ định, và cái chức chủ tịch ủy ban thành phố HN cũng do trung ương đảng chỉ định, bắt hội đồng chuột kia phải bầu, nếu không bầu là bãi miễn tư cách đại biểu hội đồng "nhân dân"

    Trả lờiXóa
  5. thật đau buồn cho đất nước tôi.

    Trả lờiXóa
  6. Theo cái cung cách áp đặt, chỉ định ứng cử chức Chủ tịch UBND TP như vậy thì đáng ra phải 100% phiếu mới đúng.
    Kết quả này là không trung thực bởi lý do, còn nhiều người không tán thành (Bỏ phiếu trắng, phiếu chống) người ta sẽ có suy nghĩ tại sao mình không tán thành vẫn 100% phiếu trúng...
    Để lại 2% mục đích cho những ai không bỏ phiếu đồng cho ông Chung nghĩ rằng trong 2% không nhất trí có lá phiếu của mình.
    Làm kiểu này nó "kín kẽ" và có vẻ như bỏ phiếu công khai dân chủ. (TỰ DO) ...

    Trả lờiXóa
  7. Cơ cấu và phương thức hoạt động của chính quyền VN như là một "trại lính", làm gì có vấn đề "bầu' mà bàn luận về nó ?

    Trả lờiXóa
  8. Ý kiến 8:28 Quá chuẩn không cần chỉnh.

    Trả lờiXóa
  9. Có thể đặt niềm tin vào một kẻ từng hứa CUỘI như ông CA.Chung này không ?
    Ông ta to mồm... rằng thì là mà... sẽ cho điều tra đám đánh phá cuộc tưởng niệm
    các chiến sĩ ỏ mình vì tổ quốc ỏ Gạc Ma nhưng đến nay ông ta chưa hề nhớ gì cả
    về lời "hứa cuội",huống chi đợi ông ta làm thì có lẽ chờ đến... Tết Côngô !

    Trả lờiXóa
  10. Khi còn là GĐ công an chỉ thấy ông ra lệnh cho tay chân đàn áp, bắt bớ người biểu tình chống Tầu cũng như dân oan. Không biết khi được chỉ định làm CT thành phố rồi thì còn tái diễn cảnh đó không. Hiện nay trên địa bàn TP xuất hiện rất nhiều bọn DLV, cầm đầu là tên Trần Nhật Quang chuyên môn gây hấn người yêu nước, phá rối trật tự trị an. Vậy ông có dám mạnh tay dẹp đám này? Có lẽ chính bọn chúng cũng là bọn phá rối lễ tưởng niệm các chiến sĩ hải quân hy sinh ở Gạc Ma được những người yêu nước tổ chức tháng 3.2015 vừa qua. Ông đã hứa nhưng "chưa" tìm ra đám này. Vậy xin mách ông. Nếu không dẹp, bọn Quang lùn này sẽ còn làm loạn TĐ.

    Trả lờiXóa
  11. Không thể nói 100% phiếu được vì người ta đã rút kinh nghiệm một vị quan miền tây nam bộ trúng cử 100% phiếu nhưng mấy ngày sau phát hiện cả trăm phiếu bầu vứt ở bờ ao chưa được kiểm... Làm chi inh ỏi dân, dân coi thường

    Trả lờiXóa
  12. Vẩn làm bầu cử nhưng kèm đuôi bầu cử định hướng XHCN

    Trả lờiXóa
  13. Nghe bài phát biểu đầu tiên của tướng Chung khi nhậm chức chủ tịch TP Hà Nội như một cách học trò trả bài, vừa trôi chảy vừa ngây ngô. Kể ra thời buổi này ai làm thì cũng vậy, nhưng chỉ định một anh công an (công an chuyên hình sự, chuyên săn bắt trộm cắp chứ không phải an ninh) làm chủ tịch thủ đô nghe nó cứ hài hài sao ấy. Thôi thì cứ chờ xem, biết đâu…

    Trả lờiXóa
  14. Hạt giống đỏ nhà sảnlúc 14:25 5 tháng 12, 2015

    Ai bảo dân Tây thông minh tài giỏi hơn dân ta? Bên Tây bầu tổng thống đến ngày kiểm phiếu mà còn chưa biết kết quả... Bên ta chưa sáng suốt lựa chọn, bầu cử mà ai trúng vị trí nào dân biết trước cả nửa năm... Người thông minh ở chỗ tài phán đoán vậy mà cứ bảo Tây tài gỏi thông minh....

    Trả lờiXóa
  15. Xem cách bố trí người thì biết rồi . Cần gì phải hỏi ?

    Trả lờiXóa
  16. Chung con phải mất 3 năm rưỡi để học việc. Chuyển kỹ năng từ săn bắt cướp qua làm cơ quan hành chính cũng giống như ông thợ cày trâu chuyển nghề lên cầm bút vậy. Còn nếu hành được thì cũng phải mất 5 năm sau 3,5 năm mới có kỹ năng. Thảo làm chủ tịch gần chục năm mà cho phắt hành công văn không kí tên, không đóng dấu, chỉ đóng dấu treo. Thầy như vầu thì chắc trong cả nhiệm kỳ của trò Chung con sẽ có nhiều chuyện bi hài nữa.

    Trả lờiXóa
  17. Dân Hà nội kỳ này phải theo sát những gì mà ông Trung đã làm thấy sai phải đoàn kết phản đối liền

    Trả lờiXóa