Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

ĐÀ NẴNG NÉ TRÁNH TRÁCH NHIỆM, ĐẨY LÊN THỦ TƯỚNG

Đẩy vụ 'biệt phủ rừng Hải Vân' lên Thủ tướng
là né trách nhiệm
Văn Kiên
Tiền Phong
10:55 ngày 05 tháng 12 năm 2015

TP - Theo ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc Đà Nẵng ra văn bản cho tạm dừng tháo dỡ biệt phủ xây dựng trái phép trong rừng Hải Vân với lý do chờ ý kiến của Thủ tướng là hành động né tránh, thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm mà Hiến pháp, luật pháp đã trao.

Biệt phủ xây trái phép ở rừng Hải Vân

Ông Lê Như Tiến khẳng định, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, HĐND đã ban hành nghị quyết mà UBND không chấp hành là sai. “Tôi thấy Nghị quyết đó là đúng và thực tế đã có người chấp hành, thực hiện bằng cách tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên rừng Hải Vân. Như thế không có lý do gì mà lại không tiếp tục thực hiện tháo dỡ đối với biệt phủ còn lại”, ông Tiến nêu quan điểm. 
“Nếu 63 tỉnh, thành phố cái gì cũng đẩy lên xin ý kiến Thủ tướng thì đâu có được. Việc của địa phương thì địa phương phải quyết, chứ sao cứ đẩy lên Thủ tướng. Địa phương không quyết tức là chưa làm tròn trách nhiệm mà Hiến pháp, luật pháp đã trao”.
Ông Lê Như Tiến
Bình luận về việc Đà Nẵng lấy lý do tạm dừng việc phá dỡ biệt phủ để chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, ông Tiến cho rằng, có thể có những lý do tế nhị gì đó trong vụ việc này, nên UBND không muốn gây căng thẳng với HĐND.

Ngoài ra, cũng có thể UBND vì những lý do tế nhị nên muốn né tránh việc mà lẽ ra địa phương phải thực hiện, bằng cách đẩy vụ việc lên Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ. “Nếu 63 tỉnh, thành phố cái gì cũng đẩy lên xin ý kiến Thủ tướng thì đâu có được. Việc của địa phương thì địa phương phải quyết, chứ sao cứ đẩy lên Thủ tướng. Địa phương không quyết tức là chưa làm tròn trách nhiệm mà Hiến pháp, luật pháp đã trao”, ông Tiến nói. Việc Đà Nẵng đẩy vụ việc lên Thủ tướng có vẻ như địa phương đang “sợ mất lòng”, cố tình “né tránh” theo kiểu “việc này là Trung ương quyết chứ không phải là ý của địa phương”, ông Tiến nhận định.

Theo ông Tiến, việc biệt phủ chưa được tháo dỡ cũng có một phần trách nhiệm của HĐND, bởi HĐND không chỉ có thẩm quyền ban hành nghị quyết yêu cầu UBND thực hiện, mà còn có chức năng giám sát. “HĐND đã ra nghị quyết yêu cầu UBND thực hiện thì lẽ ra cũng phải thường xuyên giám sát xem các cơ quan chức năng thực hiện ra sao. Nếu thấy chưa thực hiện thì phải đôn đốc, thậm chí có thể thành lập đoàn giám sát xem quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND ra sao, có vướng mắc gì không…? Có như thế mới làm tròn trách nhiệm là cơ quan dân cử đại diện ở địa phương”, ông Tiến nói.

Thành phố không thể bác nghị quyết của HĐND

Ông Trần Ngọc Đường, chuyên gia cao cấp, cố vấn của Chủ tịch Quốc hội, nói rằng, nghị quyết của HĐND có giá trị pháp lý rất cao; theo Hiến pháp và các luật về tổ chức, khi HĐND đã ban hành nghị quyết thì bắt buộc UBND thực hiện.

Ông Đường khẳng định, trong vụ việc xây dựng biệt phủ trái phép rừng Hải Vân, nếu HĐND Đà Nẵng đã ban hành nghị quyết thì UBND thành phố phải chấp hành, thực hiện nghiêm việc tháo dỡ. Trường hợp UBND thành phố Đà Nẵng thấy rằng, không thể thực hiện được thì phải có báo cáo trình Thường trực HĐND xem xét sửa đổi hoặc dừng thực hiện. Sau đó, nếu thấy tờ trình của UBND hợp lý, thì Thường trực HĐND xem xét trình HĐND biểu quyết thông qua việc sửa đổi hoặc bãi bỏ nghị quyết.


Theo ông Đường, trường hợp UBND thành phố Đà Nẵng chưa có tờ trình chính thức về việc xem xét sửa đổi, bãi bỏ hoặc tạm dừng thực hiện Nghị quyết, đương nhiên Nghị quyết của HĐND vẫn còn nguyên giá trị pháp lý; UBND thành phố Đà Nẵng phải chấp hành, thực hiện, không được làm trái.

12 nhận xét :

  1. Tôi nghĩ 1 công trình quy mô hoành tráng, nếu phá dỡ đi cũng phí phụ...Dù là tiền của ai xây nên đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân.
    Theo tôi nhà nước nên Quốc Hữu hoá các công trình xây dựng trái phép này để làm nơi thờ cúng các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn đã hy sinh chiến đấu Bảo vệ tổ quốc, để du khách đến thắp hương chiêm bái và cầu nguyện cho các hương hồn liệt sỹ, cũng là việc có lợi ích cho quốc gia dân tộc.
    Nhà nước đỡ một khoản tiền xây dựng.
    Nhìn thấy khu này nó giống như Miếu thờ ...Gần giống nhà chùa vật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì vẫn là quan điểm nhộm nhoạm...

      Xóa
    2. một ý kiến đểu của 15:22

      Xóa
  2. Gia thế và uy phong của chủ nhân biệt phủ thế nào mà làm cho cả "hệ thống chính trị" của ĐN lại sợ đến thế nhỉ? Hay nhiều vị đã "há miệng mắc quai" rồi? Dễ lắm. Một việc xẩy ra trên địa bàn, trong tầm tay giải quyết của địa phương mà gần năm nay rồi vẫn như gà mắc tóc. Thế mới biết cái sức mạnh của "hệ thống chính trị" VN là như thế nào. Chỉ giỏi ức hiếp dân lành!

    Trả lờiXóa
  3. Có thể coi đây là tài sản do tham nhũng mà có. Nhà nước nên thu để làm của chung (Quốc Hữu hoá) là hoàn toàn hợp pháp và hợp lòng dân. Nên đưa công trình này vào làm nhà Chùa giành cho các tăng ny phật tử ở và thờ cúng các anh Hùng Liệt sỹ...Trông y như nhà Chùa - Miếu thờ.
    Hãy dùng vào công ích cho đỡ phí phụ.

    Trả lờiXóa
  4. Nếu vậy là sẽ bị đẩy tiếp qua BCT?

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam thamh nhũng trầm trọng và luật pháp không nghiêm minh. Tuy vậy bất cứ văn bản nào của nhà nước ghi cũng có dòng chữ: „làm theo quy định của pháp luật“ và trong thực tế thì lại không làm, làm ngược lại. Trong vụ việc cắt ngọn 8b Lê Trực cũng có ý kiến „tiếc tiền của, lãng phí, thế giới không có chuyện cắt ngọn …“. Xin thưa thế giới cũng không có voi chui lọt lỗ kim nhiều như Việt Nam. Chính vì thế mới cần cắn ngọn, mới cần dỡ biệt phủ … Cái hay sau đó là ông chủ đầu tư 8b Lê Trực mới nhắc đến nếu phá phải phá hết cho „công bằng“. Tôi mong ông chủ biệt phủ Hải Vân sắp tới cũng có phát ngôn tương tự. Mà không chỉ các ông này đòi hỏi công bằng, mà tất cả những người ủng hộ việc để lại các công trình đó cho khỏi lãng phí cũng cần vào cuộc để lấy lại công bằng (moi ra rất nhiều!). Tôi tin đa số nhân dân Việt Nam sẽ đồng hành cùng các vị, chứ không đồng hành để cho giữ những công trình là „biểu tượng thế lực thống trị của tiền hoặc quyền lực“ trong xã hội hiện nay. Và những khu vực đã đem theo giá trị xấu xa đó thì tôi chắc những liệt sỹ đã xả thân vì nước sẽ không ai muốn vào đó!

    Trả lờiXóa
  6. Đùn đẩy và đẩy đùn,
    Hóc xương nên khó xử,
    Việc nước sôi lửa bỏng
    Nhùng nhằng rồi lại qua,
    Cả hệ thống chơi bóng,
    Không có đội nào thua,
    Chỉ Dân đen thủng lưới.

    Trả lờiXóa
  7. Một Nông dân làm căn nhà lá tạm bợ bị cả Hội Đồng cưỡng chế hùng hậu (Công an - Chính quyền - Quân đội - Dân phòng...Du côn - du kích) đến phá dỡ, dẫn đến cả gia đình phải chống trả, dẫn tới cả nhà từ lớn chí bé phải vào tù...
    Sao vụ này không thấy Hội đông nào nhẩy? "nhỉ"
    Rõ là :
    Con mèo ăn vụng miếng mỡ bị đập chết tươi.
    Con cọp cõng lơn, đứng cười nhăn răng.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu chính quyền ngại đung chạm không giám phá dỡ, cứ để dân họ tự giải quyết, chỉ một buổi sáng là xong.

    Trả lờiXóa
  9. Đã là nơi không cho xây dựng thì phải có lý do để cấm không cho xây dựng . Đã biết bị cấm mà vẫn cứ xây là cũng có lý do .Nay lý do xây không còn nữa thì lại xin cống hiến để không bị phí phạm!
    Ôi ! Cái không để bị phí phạm này đã khiến cho nơi bị cấm thành không cấm nữa !

    Trả lờiXóa
  10. Tôi đa nói rồi, mấy cậu ấm làm quan chỉ quen chơi pháp, thổi bóng bay. Nổ to như pháo, bốc một tấc đến giời như bóng bay. Nhưng nếu gặp thực tế kho khó một chút, các cậu dù được chống lưng kỹ lưỡng, vẫn thọt lên cổ, sun như đỉa... Cậu Xuân Anh, cậu Bá Cảnh, hay cậu nào cũng thế, cậu Nghị Kiên Giang, cậu Hiếu quận 12, cậu Tuấn Bắc ninh cũ... cậu nào cũng vậy. Để thì là cục đất, cất lên thành ông Bụt. Nhưng gặp giời mưa thì thảm lắm. Có cái vụ con con đèo Hải Vân, với người cầm trịch bình thường, chỉ một búng tay là đại gia vàng vàng mắt. Thế mới biết, cậu Xuân Anh này vẫn còn xuân (non) lắm, hãi vàng hơn hãi tướng công an nhiều. Chỉ được cái bốc phét. cho đi bán bóng bay thì hợp.

    Trả lờiXóa