Thông điệp của Tập Cận Bình qua chuyến
viếng thăm Việt Nam
FB Trương Nhân Tuấn
8-11-2015
Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng CSTQ, đã thăm viếng VN trong hai ngày 5 và 6 tháng 11-2015, thể theo lời mời của Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng. Sau đó ông Tập đi Singapour vào chiều ngày 6 để hội kiến với Thủ tướng Singapour là Lý Hiển Long. Tại đây Tập Cận Bình có buổi gặp mặt với TT Đài Loan là Mã Anh Cửu.
Trên mặt báo chí, truyền thông phương Tây, người ta đăng tin chuyến đi của ông Tập và phu nhân với cuộc gặp gỡ lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Cuộc gặp gỡ này được đánh dấu là « lịch sử ». Ông Tập đại diện cho đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mã đại diện cho đảng Trung Hoa Quốc dân đảng, là hai phía tử thù « bất cọng đái thiên » tranh giành tư thế lãnh đạo Trung Hoa trong nhiều thập niên. Cuộc chiến chỉ (tạm thời) chấm dứt năm 1949, khi Hồng quân của Mao chiếm được lục địa và phe Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch phải chạy ra (lập quốc ở) Đài Loan. Báo chỉ để ý từng chi tiết, từ cách thức xưng hô cho đến màu cà vạt của Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu. Chuyến viếng thăm VN của ông Tập không (hay ít) thấy báo nào nhắc tới.
Ông Tập Cận Bình và phu nhân được VN tiếp đón trọng thị, với đầy đủ nghi thức dành cho một quốc khách.
Vấn đề là người ta thấy vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng nổi bật. Ông này thuộc về bên đảng, nhưng ông thay mặt nhà nước làm tất cả mọi việc.
FB Trương Nhân Tuấn
8-11-2015
Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng CSTQ, đã thăm viếng VN trong hai ngày 5 và 6 tháng 11-2015, thể theo lời mời của Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng. Sau đó ông Tập đi Singapour vào chiều ngày 6 để hội kiến với Thủ tướng Singapour là Lý Hiển Long. Tại đây Tập Cận Bình có buổi gặp mặt với TT Đài Loan là Mã Anh Cửu.
Trên mặt báo chí, truyền thông phương Tây, người ta đăng tin chuyến đi của ông Tập và phu nhân với cuộc gặp gỡ lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Cuộc gặp gỡ này được đánh dấu là « lịch sử ». Ông Tập đại diện cho đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mã đại diện cho đảng Trung Hoa Quốc dân đảng, là hai phía tử thù « bất cọng đái thiên » tranh giành tư thế lãnh đạo Trung Hoa trong nhiều thập niên. Cuộc chiến chỉ (tạm thời) chấm dứt năm 1949, khi Hồng quân của Mao chiếm được lục địa và phe Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch phải chạy ra (lập quốc ở) Đài Loan. Báo chỉ để ý từng chi tiết, từ cách thức xưng hô cho đến màu cà vạt của Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu. Chuyến viếng thăm VN của ông Tập không (hay ít) thấy báo nào nhắc tới.
Ông Tập Cận Bình và phu nhân được VN tiếp đón trọng thị, với đầy đủ nghi thức dành cho một quốc khách.
Vấn đề là người ta thấy vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng nổi bật. Ông này thuộc về bên đảng, nhưng ông thay mặt nhà nước làm tất cả mọi việc.
Qua cuộc tiếp đón này ta thấy là đảng nhập nhằng với nhà nước. Quốc khách, do chủ tịch nước mời, lý ra phải do chủ tịch nước thủ tọa trong mọi nghi lễ, thì trở thành « đảng khách », do tổng bí thư đảng tiếp đón, lo liệu.
Hiến pháp không được tôn trọng. Hiến pháp không bằng « đảng pháp ».
Dấu hiệu gì ? Ông Sang bị hạ bệ ? Hay ông Tập không muốn gặp ông Sang (vì ông này có tuyên bố trái ý với ông Tập trong vấn đề Biển Đông) ?
Một chi tiết cũng cần nhắc, chiếc Mercedes chở Tập Cận Bình mang số 00079. Không biết phía nào chọn mà thật khéo léo. (Nghe nói là phe công an lựa chọn xe). Số 79 trùng với năm 1979, là năm Đặng Tiểu Bình dạy cho VN “một bài học”.
Ở TQ người ta có nhiều so sánh giữa hai ông lãnh đạo cùng có tên Bình. Điểm chung của cả hai là điều có tham gia cuộc chiến 1979. Chỉ khác với tư cách. Vậy thông điệp của số 79 chắc chắn không phải là một thông điệp “hòa bình” rồi !
Nhưng điều người VN quan tâm hơn cả là diễn văn mà Tập Cận Bình đã đọc trước Quốc Hội.
Thông điệp của ông Tập (qua bài diễn văn) là gì ?
Theo tập quán quốc tế, khi quốc khách có diễn văn đọc trước Quốc hội, ý nghĩa việc này là vị quốc khách có thông điệp muốn gởi đến toàn thể nhân dân của nước đó.
Hiến pháp VN qui định : “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ».
Tức VN không có ngoại lệ về ý nghĩa Quốc hội đối với tập quán quốc tế. Quốc hội là nơi đại diện (quyền lực) của nhân dân. Đọc diễn văn trước quốc hội là muốn gởi thông điệp đến nhân dân.
Ta thấy trên thực tế, ngay từ những dòng mở đầu, thông điệp của họ Tập là gởi cho đảng (và nhà nước) CSVN, chứ không gởi đến nhân dân VN. Diễn văn của họ Tập không được (nhà nước VN) chuyển ngữ ra tiếng Việt.
Ông Tập Cận Bình lạm dụng nhân dân VN và đảng CSVN chấp nhận cho việc này. Quốc hội trở thành “đảng hội”. Cả hội trường 600 người không có một tiếng nói khác.
Nhân dân VN 90 triệu đâu phải ai cũng nghe lời “thiên tử” ? Đại biểu (thiếu điều khúm núm) nghe lời vàng ngọc, theo kiểu “thần tử kiến long nhan”.
Họ Tập nói gì ?
Họ Tập nói nhiều điều, sử dụng nhiều điển tích, mà muốn hiểu phải có trình độ “thâm nho”.
Một số điều bất kỳ ai (không biết nho chùm) cũng hiểu đó là :
1/ Tập Cận Bình nhắc lại việc tháng tư vừa rồi, nhân chuyến thăm Bắc Kinh của ông Nguyễn Phú Trọng, hai bên cam kết “khép lại quá khứ, nhìn về tương lai” và “có nhận thức chung”.
Câu “khép lại quá khứ, nhìn về tương lai” có nội dung giống hệt như nội dung Hội nghị Thành Đô 1990. Lãnh đạo hai nước thời đó cũng “khép lại quá khứ”, những gì xảy ra rồi coi như bỏ, không nhắc tới nữa. TQ chiếm của VN quần đảo HS và một số đảo TS, chiếm của VN một số đất trên vùng biên giới. Tất cả những vùng lãnh thổ này từ nay (1990) trở thành của TQ, VN không nhắc tới nữa.
Quả thật, có bao giờ ta nghe lãnh đạo VN nhắc đến các việc này hay chưa ? Chưa bao giờ !
Tập Cận Bình gần đây, có dịp là tuyên bố các đảo HS và TS là lãnh thổ của TQ từ thời cổ đại. Lãnh đạo VN chưa có người nào chính thức lên tiếng phản đối các tuyên bố này. Mặc dầu cơ hội không phải là không có.
Lãnh đạo CSVN đổ thừa do VNCH làm mất HS do đó khó khăn trong việc thuơng thuyết. Nhưng việc lên tiếng tuyên bố (trước các diễn đàn quốc tế) HS là của VN thì đâu có điều gì khó khăn ? Vậy mà không thấy ai lên tiếng hết cả.
Cam kết “khép lại quá khứ, nhìn về tương lai” của ông Trọng với lãnh đạo TQ có nghĩa là những gì TQ đã xây ở các bãi đá (đã chiếm của VN bằng vũ lực năm 1988), bắt đầu từ đầu năm 2014, thì không nhắc tới nữa.
VN đã nhìn nhận thực tế (thay đổi hiện trạng) này.
Để ý, từ tháng 4-2015, VN chưa hề có tuyên bố rõ rệt để phản đối các hành động xây dựng đảo nhân tạo của TQ. Ngay cả lúc HK cho tàu chiến đi vào vùng biển 12 hải lý các bãi, VN cũng không lên tiếng (một cách cụ thể để khẳng định chủ quyền).
Còn cái “nhận thức chung” giữa Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo CSTQ là gì ?
Dĩ nhiên bao hàm nhiều mặt, từ lịch sử lập quốc VNDCCH cho tới việc duy trì thể chế XHCN, nói chung là cái “đại cục” . Nhưng đặc biệt, về Biển Đông, đó là “khép lại quá khứ, nhìn về tương lai”.
Ta thấy CSVN đã sai lầm, vì đã thụ động trước sách lược “cắt xúc xích” của TQ. Ai cũng biết cắt xúc xích là phải cắt từng lắt mỏng. Đây là cách gọi của Tây phương. Còn đông phương, VN gọi là “tầm ăn dâu”. Tức là, cách “gậm nhấm” của TQ rất “tiệm tiến”, với vận tốc cực chậm. Nhưng ăn tới đâu là tiêu hóa tới đó.
2/ Điều quan trọng khác cũng thấy có người nhắc tới, đó là Tập Cận Bình dạy dỗ lãnh đạo CSVN việc thủ tín.
Họ Tập nói là “tín giả, giao hữu chi bản”. Tức chữ tín là nền tảng của quan hệ bạn bè. Bạn bè không hứa thì thôi, đã hứa thì phải giữ lời. Có thể diễn nôm là “bút sa thì gà chết”.
Nhiều người nhận ra rằng Tập Cận Bình muốn ám chỉ đến những cam kết của VNDCCH ngày xưa, như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng về vấn đề chủ quyền HS và TS. Đã nhìn nhận HS và TS là của TQ thì bây giờ đâu thể nói ngược ?
Bây giờ cũng vậy, đã “khép lại quá khứ, nhìn về tương lai” thì không thể nhắc lại quá khứ nữa.
Hai bên đã có “Nhận thức chung” thì không thể nói lên ý kiến riêng tư.
Bài học về chữ “tín” này thật là đắt giá. Thủ tín là VN mất đảo, mất biển. Mà không thủ tín thì không được.
Vì vậy, những hành vi của TQ (ở Biển Đông, hay ở những trường hợp khác gây thiệt hại cho VN) là do việc VN không “thủ tín”.
Tức là, cách nào thì TQ cũng có lối biện hộ cho hành vi của họ. Còn VN thì hả miệng mắc quai.
3/ Họ Tập khẳng định VNDCCH là một quốc gia duy nhứt.
Vì có như vậy những cam kết của nhà nước VNDCCH ngày trước (như công hàm 1958) mới có hiệu lực pháp lý.
Nếu nhìn nhận đúng đắn lịch sử VN, thì vấn đề sẽ khác.
Khoảng thời gian 1954-1975 có đến hai thực thể chính trị cùng lúc tranh giành ghế đại diện cho quốc gia Việt Nam, đó là VNCH và VNDCCH. Cả hai đều không được LHQ nhìn nhận (là đại diện cho VN). Hai hiệp ước quốc tế Genève 1954 và Paris 1973 bảo đảm tính “bảo toàn lãnh thổ, duy nhứt” của quốc gia VN gồm ba miền Bắc, Trung, Nam.
Trên quan điểm lịch sử này thì các tuyên bố của một bên (như công hàm 1958) về những vấn đề lãnh thổ là không có giá trị pháp lý.
“Quốc gia duy nhứt” cũng là một phần của “nhận thức chung” giữa hai bên.
Họ Tập nhắc lại “nhận thức chung”, nhắc lại “chữ tín” để yêu cầu đảng CSVN tuân thủ.
Ta thấy Nguyễn Phú Trọng (và những viên chức khác) xum xoe chung quanh Tập Cận Bình như muốn thổ lộ tấm lòng chung thủy, chung “một cục” với thiên triều.
Vì vậy, sớm muộn gì TQ cũng “tầm ăn dâu” nuốt sạch Biển Đông.
Vì vậy, vì chữ tín, đảng CSVN sẽ để cho TQ làm việc này.
Giả sử rằng đảng CSVN “trở mặt” (thí dụ theo Mỹ), tức là “bất tín” với TQ. Nước này có đủ lý do để cho VN bài học thứ hai.
Mà thực ra chính đảng CSVN tự gài mình vào thế lưỡng nan. Từ lâu tôi đã đưa giải pháp “hòa giải dân tộc”, dân chủ hóa chế độ để VN hôm nay có thể kế thừa di sản VNCH một cách danh chánh ngôn thuận. VN có thể lên tiếng đòi HS và TS, có thể đi kiện TQ trước một trọng tài quốc tế mà không sợ bị (estoppel).
Nhưng vì “đại cục”, vì “nhận thức chung” với TQ. Đảng CSVN và TQ có cùng chung quyền lợi, nên họ không thực hiện giải pháp này.
Quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc đã bị tập thể lãnh đạo CSVN coi nhẹ hơn quyền lợi của TQ, của đảng CSVN.
"Các đồng chí và các bạn thân mến!
Trả lờiXóaChúng ta cùng nhau xây dựng ở Viêt Nam và Trung Quốc Chủ nghĩa Xã hội... mang đặc tính Trung Quốc.
TQ đang thực hiện thỏa thuận với VN, sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Hiện chúng tôi chỉ bồi đắp đảo, xây dựng căn cứ cho tàu Hải giám, cho tàu tuần tra đề bảo đảm an ninh hàng hải và chủ quyền của chúng ta!".
Thông điệp của TQ vẫn là thông điệp như cũ. Không hy vọng gì khác trước, vì nó là... thông điệp của các "đồng chí" gưỉ các "đồng chí".
Không phải Thông điệp dành cho nhân dân yêu nước VN.
Ông Sang hay ông Trọng cũng vậy mà thôi , cũng đi theo một cái học thuyết mà Hồ chủ tịch đã lựa chọn.... , cũng như ông Hùng nói là : chúng ta đi đúng hướng theo bác Hồ và bác Mao đã định hướng .... và vun đắp . Nói tóm lại là vận mệnh của ĐCS Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo VN hiện nay là do Mao Trạch Đông định đoạt . ( cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đấy )
Trả lờiXóaCòn một thông điệp nữa là Tập đã chuẩn y cho nhân sự kế nhiệm Trọng Lú , và mời ông này sang thăm hữu nghị , có thế nào thì nó mới mời chứ!
Trả lờiXóaBạn bè gì mà nó "vuốt mặt chẳng nể mũi" tẹo nào , thế mà mấy ông Đảng , QH , Tuyên giáo vẫn ra rả gọi là "bạn" !?
Trả lờiXóa