Không thể 'xé' môn lịch sử
để lắp ghép vào các môn khác
Huy Hà
Chủ Nhật, ngày 8/11/2015 - 15:00
(PLO)- Trước việc dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lồng ghép môn lịch sử ở cấp tiểu học và THCS, đưa môn này thành môn tự chọn ở cấp THPT, nhiều ý kiến đã không đồng tình.
TIN LIÊN QUAN
Đừng biến Lịch sử thành môn ‘nhồi sọ’
Lịch sử phải là môn “khoa học” trước khi thành môn “bắt buộc”
Học thêm theo tổ hợp môn để định hướng thi cử!?
“Bây giờ các vị muốn tích hợp thì phải đem các môn khác tích hợp vào môn lịch sử chứ không nên làm ngược lại là xé môn cốt lõi này ra thành các mẩu nhỏ rồi tích hợp vào các môn mới không phải là cơ bản, cốt lõi”. GS-TS-NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tỏ ý không hài lòng khi dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lồng ghép lịch sử với các môn khác thành môn Công dân với Tổ quốc.
(PLO)- Trước việc dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lồng ghép môn lịch sử ở cấp tiểu học và THCS, đưa môn này thành môn tự chọn ở cấp THPT, nhiều ý kiến đã không đồng tình.
TIN LIÊN QUAN
Đừng biến Lịch sử thành môn ‘nhồi sọ’
Lịch sử phải là môn “khoa học” trước khi thành môn “bắt buộc”
Học thêm theo tổ hợp môn để định hướng thi cử!?
“Bây giờ các vị muốn tích hợp thì phải đem các môn khác tích hợp vào môn lịch sử chứ không nên làm ngược lại là xé môn cốt lõi này ra thành các mẩu nhỏ rồi tích hợp vào các môn mới không phải là cơ bản, cốt lõi”. GS-TS-NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tỏ ý không hài lòng khi dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lồng ghép lịch sử với các môn khác thành môn Công dân với Tổ quốc.
GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Sử học VN.
GS Ngọc cho rằng nếu lồng ghép như vậy sẽ từng bước “khai tử” môn lịch sử trong các môn học phổ thông. Khi lịch sử cùng với nhiều phân môn khác tạo thành một môn thì sự hiểu biết của các em về lịch sử chỉ bằng một phần tư, một phần năm các môn học khác, tính theo logic thông thường. Đây là điều vô cùng nguy hiểm.
“Lịch sử là trí nhớ của dân tộc. Đánh mất lịch sử là đánh mất trí nhớ, mà con người và dân tộc phát triển không thể không có trí nhớ” - ông Ngọc ví von.
Theo GS Ngọc, chương trình phổ thông của nhiều nước tiên tiến, trong đó có Mỹ bao giờ người ta cũng xếp lịch sử là môn học bắt buộc, quan trọng hàng đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông. “Không có lý gì, khi chúng ta học hỏi và tiếp nhận những kinh nghiệm của thế giới mà lại đối xử với môn lịch sử lạ lùng đến như vậy? Do đó, tôi đề nghị là môn lịch sử phải được đặt đúng vị trí vốn có của nó, dứt khoát phải là môn bắt buộc ở nhà trường phổ thông” - GS Ngọc đề nghị.
.
GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng lịch sử khác với giáo dục quốc phòng an ninh và khác với nội dung giáo dục công dân. Nếu ghép ba môn vào như dự thảo đưa ra là khập khiễng.
Việc tích hợp môn lịch sử của bộ như thế là thiếu cơ sở khoa học, mang tính gò ép, như vậy sẽ phá nát chương trình môn lịch sử.
Theo GS Bình, ở các nước phát triển, không nước nào cho lịch sử là môn tự chọn. Những nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản là những nước chúng ta đang học tập về giáo dục, cũng coi lịch sử là bắt buộc.
GS Bình cũng lo ngại nếu sử trở thành môn tự chọn ở THPT thì sẽ hiếm có người chọn môn này. Như vậy người Việt Nam đang quay lưng lại với lịch sử dân tộc.
Trả lời báo chí, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, khẳng định: “Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tranh luận tới cùng để đưa môn học quan trọng này trở thành môn bắt buộc riêng biệt. Có thể, trong tháng 11 này, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo khoa học về chủ đề trên”.
HUY HÀ
Nếu lịch sử là môn tự chọn thì học sinh sẽ quay lưng với lịch sử?.
Trong ảnh: người dân và học sinh thăm quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám (HN).
GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng lịch sử khác với giáo dục quốc phòng an ninh và khác với nội dung giáo dục công dân. Nếu ghép ba môn vào như dự thảo đưa ra là khập khiễng.
Việc tích hợp môn lịch sử của bộ như thế là thiếu cơ sở khoa học, mang tính gò ép, như vậy sẽ phá nát chương trình môn lịch sử.
Theo GS Bình, ở các nước phát triển, không nước nào cho lịch sử là môn tự chọn. Những nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản là những nước chúng ta đang học tập về giáo dục, cũng coi lịch sử là bắt buộc.
GS Bình cũng lo ngại nếu sử trở thành môn tự chọn ở THPT thì sẽ hiếm có người chọn môn này. Như vậy người Việt Nam đang quay lưng lại với lịch sử dân tộc.
Trả lời báo chí, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, khẳng định: “Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tranh luận tới cùng để đưa môn học quan trọng này trở thành môn bắt buộc riêng biệt. Có thể, trong tháng 11 này, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo khoa học về chủ đề trên”.
HUY HÀ
Việc coi nhẹ môn Lịch Sử trong nhà trường phổ thông là điều đáng lo ngại, nó thể hiện sự sai lạc trong công tác giáo dục con người? Phải chăng người ta có thể quên mất rằng cái gốc của lòng tự hào tự tôn dân tộc của một công dân được hình thành từ lịch sử dân tộc ?
Trả lờiXóachuyện gì mà bọn chúng chả làm được. Chúng muốn xóa sổ đất nước và dân tộc này. Hoặc có thể là 1 trong những bước đi của hội nghị Thành Đô????
Trả lờiXóaHay ! Xé 4.000 năm trong phút chốc. Hỏi cổ kim có ai làm được vậy không ?!!!!
Trả lờiXóaQuản không được thì cấm. Dạy sử mà không biết dạy thì ... bỏ. Tôi học tiểu học ở miền Nam trước 75, mỗi lần học sử, nghe thầy cô giảng, tôi há hốc mồm say sưa, đến giờ gần 70 tuổi tôi còn nhớ. Nay chắc theo chủ trương đổi mới phải quên hết. Cảm ơn lãnh đạo ngàn vạn lần .
Trả lờiXóaĐảng hãy bỏ môn lịch sử đảng đi rồi hãy bỏ môn lịch sử cho học sinh và cả dân Việt.
Trả lờiXóaMất môn lịch sử là mất nước ngay. Nếu muốn xóa nước VN, theo chỉ đạo của ai đó, thì xóa ngay môn lịch sử. Khỏe !
Trả lờiXóaCác nhà sử học chân chính hãy lên tiếng, đây chính là việc cần làm mang tính đạo đức nghề nghiệp đồng thời cũng là trách nhiệm công dân của các vị.
Trả lờiXóaVấn đề không phải là học hay bỏ môn lịch sử, mà là nội dung chương trình và phương pháp tiếp cận môn này.
Trả lờiXóaKhi tôi còn học phổ thông ở Việt Nam, tôi không có một chút hứng thú gì học môn Lịch Sử, mặc dầu tôi học rất tốt các môn khoa học tự nhiên.
Khi tôi qua Châu Âu du học, dần dần tôi hiểu rằng lịch sử rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của một xã hội, của một đất nước và cho chính bản thân mình. Vì vậy, bên cạnh chuyên môn của mình, tôi tìm hiểu khá nhiều về lịch sử ( chủ yếu là lịch sử châu Âu, và một ít Việt Nam).
Tôi NGÁN môn lich sử khi tôi còn ở VN là vì thầy cố giáo chỉ nói về lịch sử "cách mạng": Ngày bao nhiêu, tháng bao nhiêu, "Đảng ta", "quân đội ta" đã bắn hạ bao nhiêu máy bay của "Đế quốc", của "Địch", ... Những thông tin này lại không chính xác khi đối chiếu với các nguồn thông tin độc lập khác mà tôi khám phá sau nay!
Đối với các nước phương Tây, dạy lịch sử là để giúp học sinh thấy được những "thăng trầm" của đất nước, của dân tộc thông qua thời gian và thông qua các sự kiện lịch sử. Các sự kiện đó luôn phải đề cập tới một cách "trung thực". Mục đích không phải để tung hô sự kiện này hay che giấu những sự kiện khác, nhưng qua đó để tư duy, suy gẫm và rút ra bài học.
Ở một mức độ khác, khi tôi học Đại học quốc gia ở VN, có môn chủ nghĩa Mác-Lenin. Tôi cũng chuẳng có hứng thứ gì, hoc cho qua chuyên, để đối phó. Khi tôi qua Châu Âu, tôi có dịp khám phá triết học. Đó quả thật là một kho báu tuyệt vời. Tôi như người mù được mở mắt vậy. Rồi tôi khám phá các triết gia Cổ Đại, Trung Đại, Cận Đại và Hiện Đại trong đó có đọc Mác.
Khi tôi còn học DH VN, Mac được trình bày như là tinh hoa duy nhât của nhân loại. Mac-Le trở thành cặp bài trùng tuyệt đỉnh. Ở Phương Tây thì không phải vậy. Mac chỉ là "một trong những triết" gia mà thôi. Mỗi triết gia có cái hay có cái dở khác nhau.
Tóm lại , điều tôi muốn nói là, nền giáo dục VN ( trong đó có môn Lịch Sử) trước hết cần phải được tư duy lại một cách khách quan và khoa học. Vấn đề không phải là bỏ hay duy trì một môn hoc.
Thành tựu 1: Viết lịch sử khác với trước kia. Tạo ra sự đứt gãy về kiến thức và tâm thức lịch sử giữa các thế hệ?
Trả lờiXóaThành tựu 2: Dạy lịch sử làm cho học sinh chán ghét môn lịch sử.
Thành tựu 3: Bóp méo lịch sử dần làm cho giới trẻ không tin vào môn lịch sử.
Kết quả giới trẻ chả tin cái môn này, học nó như là một gánh nặng, vô hồn.
Cuối cùng đề xuất bỏ nó đi vì những lý do trên.
Để "êm thấm", viện dẫn chiêu bài "tích hợp là xu hướng của giáo dục hiện đại".
Xong!
Nước Việt tồn tại, không bị đồng hóa bởi gã Tàu khổng lồ hàng ngàn năm nay chính bởi lịch sử và văn hóa Việt.
Xưa không có một hệ thống trường học như bây giờ. Nhưng từ các sĩ phu đến anh nông dân cày ruộng đều chung một tâm thức về cội nguồn, lịch sử. Từ những huyền sử về Lạc Long Quân - Âu Cơ, .... đến những Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Lê Thái Tổ,...Không có cái chung đó, nước Việt không thể đứng vững, tồn tại được
Hiểu sử Tàu qua phim ảnh còn hơn hiểu sử Việt. Thế thì nước Việt dần sẽ tiêu vong.
Đề nghị kiện hoặc Khởi tố Bộ trưởng Bộ GD ngay
Trả lờiXóaCác thầy hãy làm một cuộc biểu tình trước cửa bộ giáo dục để phản đối việc xóa bỏ môn lịch sử,tôi tin rằng xã hội sẽ ủng hộ các thầy mặc dù có một số ít sẽ không thích.
Trả lờiXóaCái môn "Lịch sử Đảng CSVN" mới cần được loại bỏ!
Trả lờiXóaCái cần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho học sinh là tăng cường dạy và học môn lịch sử, đưa môn lịch sử thành một trong những môn thi bắt buộc dù không ít học sinh không thích môn này!
Các ông bà muốn gì khi dự định "xóa sổ" môn lịch sử? Có phải đây là một trong những bước mà các ông đang làm để xóa sổ Việt Nam?
Tôi ngờ rằng mấy ông đang trong quá trình tẩy não học sinh về nguồn gốc Việt Nam của chúng để thành người Hán?