Người biểu tình cầm hình ảnh và biểu ngữ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội,
ngày 3/11/2015, trước thềm chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
ngày 3/11/2015, trước thềm chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
từ Trung Quốc’
VOA Tiếng Việt
Đó là lời phát biểu của đại biểu quốc hội Việt Nam Trương Trọng Nghĩa, khi đặt câu hỏi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 17/11.
.
Ông Nghĩa nói rằng nền kinh tế trong nước “đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào Trung Quốc trên hầu hết lĩnh vực, và đe dọa chủ quyền về kinh tế” của Việt Nam.
.
Ông Nghĩa cũng cho rằng Trung Quốc “nổi tiếng về việc mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị”. Ông nói thêm:
"Cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này, bởi Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí là chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa tiếp tục chiếm nhiều hơn."
Lời phát biểu của vị đại biểu quốc hội từ TP HCM được đưa ra hai tuần sau khi một ngân hàng của Việt Nam ký kết hợp đồng vay Trung Quốc 200 triệu đôla nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới Hà Nội hồi đầu tháng này.
Khoản vay có giá trị lớn này được báo chí trong nước cho là sẽ “đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho các dự án phát triển kinh tế của Việt Nam”, và “góp phần phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp” giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Nghĩa đặt câu hỏi rằng nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?
"Nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ không đồng ý nhận viện trợ hay vay tiền từ Trung Quốc vì còn nhiều nguồn khác để vay".
Cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp biển đảo, một đại biểu khác là ông Lê Nam lên tiếng chất vấn Thủ tướng Dũng về “chủ trương và giải pháp” của Việt Nam trước việc Trung Quốc “bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông”.
Ngoài ra, ông Nam cũng đề nghị ông Dũng “cho biết việc thực hiện nghị quyết Quốc hội đối với ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư”.
Theo dự kiến, Thủ tướng Việt Nam sẽ trả lời các câu hỏi chất vấn vào ngày mai. Chưa rõ là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ hồi đáp ra sao trước các vấn đề được coi là “nóng bỏng” hiện nay của các đại biểu quốc hội.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Việt Nam từng tuyên bố rằng sẽ không đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy hữu nghị viển vông trong quan hệ với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Việt Nam và phát biểu trước quốc hội hồi đầu tháng này.
Chỉ một ngày sau khi rời Việt Nam, ông Tập tuyên bố rằng các hòn đảo trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông) “là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa”, và chính phủ Trung Quốc “phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hải chính đáng”.
Cư dân mạng sau đó đã chỉ trích việc đón tiếp trọng thể dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh không che giấu điều mà nhiều người Việt Nam cho là tham vọng “nuốt trọn” biển Đông.
"Cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này, bởi Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí là chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa tiếp tục chiếm nhiều hơn."
Lời phát biểu của vị đại biểu quốc hội từ TP HCM được đưa ra hai tuần sau khi một ngân hàng của Việt Nam ký kết hợp đồng vay Trung Quốc 200 triệu đôla nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới Hà Nội hồi đầu tháng này.
Khoản vay có giá trị lớn này được báo chí trong nước cho là sẽ “đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho các dự án phát triển kinh tế của Việt Nam”, và “góp phần phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp” giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Nghĩa đặt câu hỏi rằng nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?
"Nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ không đồng ý nhận viện trợ hay vay tiền từ Trung Quốc vì còn nhiều nguồn khác để vay".
Cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp biển đảo, một đại biểu khác là ông Lê Nam lên tiếng chất vấn Thủ tướng Dũng về “chủ trương và giải pháp” của Việt Nam trước việc Trung Quốc “bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông”.
Ngoài ra, ông Nam cũng đề nghị ông Dũng “cho biết việc thực hiện nghị quyết Quốc hội đối với ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư”.
Theo dự kiến, Thủ tướng Việt Nam sẽ trả lời các câu hỏi chất vấn vào ngày mai. Chưa rõ là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ hồi đáp ra sao trước các vấn đề được coi là “nóng bỏng” hiện nay của các đại biểu quốc hội.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Việt Nam từng tuyên bố rằng sẽ không đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy hữu nghị viển vông trong quan hệ với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Việt Nam và phát biểu trước quốc hội hồi đầu tháng này.
Chỉ một ngày sau khi rời Việt Nam, ông Tập tuyên bố rằng các hòn đảo trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông) “là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa”, và chính phủ Trung Quốc “phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hải chính đáng”.
Cư dân mạng sau đó đã chỉ trích việc đón tiếp trọng thể dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh không che giấu điều mà nhiều người Việt Nam cho là tham vọng “nuốt trọn” biển Đông.
Sau những năm tháng bị áp lực lệ thuộc Tầu Cộng do các nhà LđcsVN chủ trương , nay NDVN đã nhận thức hiểm họa lệ thuộc này . Dư luận tức là tiếng nói trung thực của ND chống Tầu Cộng ngày càng lớn hơn . Nay tiếng nói đó đã chính thức vang lên tại QH, chất vấn Thủ Tướng . Và chắc chắn tiếng nói trung thực của ND ngày càng mạnh mẽ hơn, có uy lực hơn , buộc các nhà LđcsVN phải thay đổi, theo ý nguyện của ND nếu muốn tồn tại . NDVN không thể tiếp tục chịu đựng sự lệ thuộc Tầu Cộng ngày càng lớn đến đô biến Tổ Quốc VN thành nô lệ của BK . NDVN đang nói cho các nhà LđcsVN rằng Đất Nước VN , Tổ Quốc VN là của NDVN , chứ không phải của đcsVN , NDVN mới có quyền quyết định tương lai của mình và nhất định thoát khỏi quĩ đạo Tầu Cộng !
Trả lờiXóaTại sao phải nhận viện trợ lúc này?????!!!!!!!
Trả lờiXóachúng ta còn thừa tiền dùng vào những việc xây tượng đài lãng phí, xây nhà hành chính hoành tráng cho cán bộ đến họp hành hú hí, xây đền miếu thờ cúng ma quỉ khắp nơi, tiền chi cho việc chặt cây sống trồng cây chết, tiền chi bao công trình vô bổ xây rồi bỏ dở dang, quan chức người nào cũng cơ ngơi toà ngang dãy dọc ăn chơi xa xỉ v.v... sao không lấy tiền đó ra chi tiêu mà phải nhận viện trợ?, dùng chúng vào việc gì? miếng nhục đó nó nhét vào ngang họng, nhận vào để chính quyền lấy đó làm miếng mồi rồi mị dân lừa đảo những người dân thật thà tin giặc Tàu là bạn tốt để thực hiện âm mưu bán nước chăng? Dân chúng tôi không thèm đồng tiền bẩn thỉu đầy mưu mô thâm độc đó!
Nhận viện trợ từ TQ trong lúc này hay trước đây thì cái giá phải trả là rất đắt : LỆ THUỘC.
Trả lờiXóaPhải chăng đây là thỏa thuận giữa hai cái đảng CS. TQ không muốn VN tuột khỏi tay mình để ngả về phía Mỹ, nhưng chỉ cho vay cầm chừng để đủ "dắt mũi" những kẻ đang lãnh đạo đảng cs VN. TQ rất sợ VN trở thành nước dân chủ, vì như thế sẽ là chỗ dựa cho những nhóm dân chủ trong TQ phát triển, đòi dân chủ và sẽ mất cái đảng đang cầm quyền.
VÔ SẢN CÁC NƯỚC HÃY BUÔNG NHAU RA.
Thực tế số người Việt Nam hàm ơn Trung Quốc rất nhiều qua việc họ được biệt đãi sống từ bé và sau này lên quan chức sang công tác, học tập thực tập, tham quan tại Trung Quốc đều được đón tiếp rất "trọng thể" – chưa kể rất nhiều chuyện đi ngầm chỉ có họ và chính phủ Trung Quốc biết. Tôi cho là đó là lực cản cơ bản khiến 1 nước yếu, quyền lợi không mất nhiều và không bị đối xử vô nhận đạo như Việt Nam là Philippinnes thì họ dám kiện, mà Việt Nam đến nay chưa dám nêu vấn đề này. Rất nhiều câu chuyện như câu chuyện đường sắt trên cao gần đây, và nghiêm trọng hơn là chuyện xung đột luôn bất lợi cho ngư dân, xâm lấn biển đảo của Việt Nam ngoài Biển Đông cũng rõ ràng như vậy mà hôm nay không hiểu sao Thủ tướng Việt Nam vẫn phát biểu như Thủ tướng không hề biết chuyện gì xẩy ra: „Chúng ta chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực.“ khiến các nước họ đọc thì họ hiểu Việt Nam vẫn đang quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc!
Trả lờiXóaTÀU CỘNG KHÔNG CHỈ MUỐN NUỐC TRỌN BIỂN ĐÔNG, MÀ BỌN CHÚNG MUỐN "NUỐC TRỌN VIỆT NAM TA".
Trả lờiXóaLVD