Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

HIỆU TRƯỞNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG TỰ PHONG LÀM GIÁO SƯ

Ảnh trên: GS. TS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng

Trước đây Ông Lê Vinh Danh là lãnh đạo của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hai lần trượt PGS, nhưng sau đó trường đã tự phong chức danh Giáo sư cho ông.
___

“Trường công nhận giáo sư là phạm luật”   

Tuổi trẻ
16/09/2015 09:33 GMT+7

TT - Ông Bùi Mạnh Nhị - chánh văn phòng Hội đồng chức danh GS nhà nước - cho biết cách làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự ý phong chức danh GS, PGS là vi phạm pháp luật.


Trước thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường, đại diện Hội đồng chức danh GS nhà nước khẳng định việc làm này vi phạm quy định chung về việc công nhận chức danh GS, PGS và hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Ngày 15-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Mạnh Nhị - chánh văn phòng Hội đồng chức danh GS nhà nước - cho biết khi văn bản pháp luật hiện hành chưa cho phép các trường được tự ý phong chức danh GS, PGS thì cách làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là vi phạm pháp luật.

“Theo quy định, việc công nhận chức danh GS phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ hội đồng cơ sở, hội đồng ngành và cuối cùng phải đến hội đồng chức danh GS nhà nước mới quyết định ứng viên có đủ tiêu chuẩn được công nhận GS, PGS không. Kể cả đối với những người được cơ sở giáo dục nước ngoài công nhận chức danh GS, PGS nếu muốn được công nhận và bổ nhiệm chức danh tương tự tại cơ sở giáo dục ĐH VN thì cũng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, không thấp hơn chất lượng của ứng viên được công nhận và bổ nhiệm ở VN.

Nghĩa là ứng viên đó cũng bắt buộc phải có đủ số công trình khoa học theo quy định, trong đó có ít nhất một bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có uy tín. Một trường ĐH tự công nhận chức danh GS, PGS mà không qua các bước như vậy thì không có ý nghĩa, không có giá trị pháp lý” - ông Nhị 
nhấn mạnh.

Theo ông Nhị, năm 2015 chính Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã đề nghị để được thành lập hội đồng chức danh GS cơ sở tại trường, nhưng khi xem xét thì Hội đồng chức danh GS nhà nước chưa cho phép, vì trường không đáp ứng đủ tiêu chuẩn (quy định chung các trường ĐH muốn lập hội đồng chức danh GS cơ sở phải có ít nhất từ bảy GS, PGS là giảng viên cơ hữu đang công tác tại trường).

Ông Nhị còn cho biết trước đây có lãnh đạo của Trường ĐH Tôn Đức Thắng hai lần không đạt tiêu chuẩn chức danh PGS khi xét ở hội đồng chức danh GS ngành, nhưng sau đó trường đã tự bổ nhiệm vị này chức danh GS. Hội đồng chức danh GS ngành “hoàn toàn không đồng tình với cách làm của nhà trường”.

“Hội đồng chức danh GS nhà nước đã trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động VN, cơ quan chủ quản trực tiếp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đề nghị tổng liên đoàn sớm có chỉ đạo nhà trường thực thi đúng văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, ngày 15-9, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD-ĐT cũng có văn bản yêu cầu nhà trường báo cáo về việc này” - ông Nhị nói.

Theo ông Nhị, có thể trong thời gian tới Hội đồng chức danh GS nhà nước sẽ bàn đến việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH trong việc xét, công nhận chức danh GS, PGS. Song ngay cả khi thực hiện việc xét, công nhận chức danh GS, PGS tại trường ĐH thì trước hết cũng phải giao cho các trường ĐH mạnh, đủ tiêu chuẩn về năng lực học thuật, chuyên môn...

“Hội đồng chức danh GS nhà nước rất chú trọng đến mặt bằng chất lượng quốc gia” - ông Nhị nói.
Ngọc Hà

10 nhận xét :

  1. Về chuyên môn, việc Trường phong hàm nhiệm vụ GS cho cán bộ của mình là hợp lý, cả thế giới người ta làm vậy, chỉ có Việt Nam thì nhà nước giữ làm của riêng ,quyền riêng của một nhóm người đế thực hiện việc Xin-Cho kiếm lời ( để khống chế giới trí thức cũng chính là kiếm lời chính trị). HĐchức danh nhà nước là một dạng quái thai học phiệt, nên xoá bỏ ngay. Muốn giữ chất lượng theo chuẩn chung thì phải qua luận văn, cấp văn bằng. Ví dụ châu Âu Thì có bằng cấp Tiến sĩ khoa học (Dr. Sc, Dr. habil...) tự động là giáo sư khi có ghế trống, hay có Đai học mời thỉnh giảng. Nếu không có bằng cấp đó thì các hội đồng trường mời cấp thấp hơn ( Tiến sĩ, thạc sĩ..) làm giáo sư của trường đó. Không có chuyện GS "quốc gia", không Ptn, không ghế giảng dạy, không có kiến thức...như Việt Nam!
    Về pháp lý: Tổ chức và người dân được quyền làm những điều mà pháp luật không cấm. Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Chẳng có luật nào ngăn cấm các trường Đại Học không phải nhà nước phong hàm chức vụ GS cho cán bộ của mình, trừ khi danh xưng đó đã đăng ký độc quyền của ai đó. Các văn bản quyết định cho HĐChức danh...chỉ là quy định việc mà hội đồng đó với tư cách là tổ chức nhà nước được phép làm, không phải là quy định các tổ chức khác không được làm. Đây không phải là miếng bánh của riêng , các ông ở HD chức danh (khi chưa giải thể) chớ nên nhầm lẫn , nói càn.

    Trả lờiXóa
  2. TỰ PHONG GIÁO SƯ
    Từ khi ông lên làm Hiệu trưởng TDTU năm 2007, rất nhiều lần ông yêu cầu các nhân viên trường làm hồ sơ đề nghị phong PGS cho ông nhưng Hội đồng GS vào thời điểm đó ở trường KHXH&NV thấy tên ông đề nghị là gạt ngay vì biết rõ con người ông lúc còn là sinh viên hệ mở rộng ở trường. Năm 2008, Chính phủ có ban hành quy định về phong tặng GS, PGS, trong đó có điều khoản quy định về việc người VN được nước ngoài phong giáo sư, phó giáo sư thì được đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong tặng giáo sư, phó giáo sư. Biết được quy định này, ông Danh yêu cầu nhân viên trường làm tiếp hồ sơ đề nghị phong giáo sư cho ông vì ông đã được một trường ĐH nước ngoài phong tặng giáo sư. Thực chất, tờ giấy công nhận giáo sư của ông do trường đại học Preston (Mỹ) cấp, chắc có lẽ ai cũng biết trường dỏm này nên hồ sơ của ông tiếp tục bị vứt sọt rác.
    Tháng 2/2013, ông được Ban tổ chức trung ương bổ nhiệm ngạch giảng viên cao cấp (QĐ này "chạy" không khó), đây là một ngạch để phân loại viên chức, nhưng ông Danh lại phiên sang giáo sư một cách lạ đời, nghĩa là theo quy định về mức lương của viên chức, nếu là giáo sư thì được hưởng mức lương của ngạch giảng viên cao cấp, ông Danh phiên ngược lại, nếu là giảng viên cao cấp thì là giáo sư. Thế rồi để hợp thức hóa chuyện này, ông yêu cầu ông Thái Hữu Tuấn (Phó hiệu trưởng) ký quyết định phong giáo sư cho ông. Từ đó, khi ký các công văn, giấy tờ hay trao đổi với nước ngoài ông luôn phong cho mình là giáo sư. (Nội dung này gửi qua mail đến nhiều người không biết nguồn gốc từ ai?).

    Trả lờiXóa
  3. Hàng tôm hàng cá ngoài chợ còn có trật tự hơn Hội đồng chức danh Nhà nước: mỗi loại và kích cỡ cá-tôm đều có một chuẩn giá nhất định, muốn bán thật rẻ để cạnh tranh cũng không được. Đằng này: 2 lần trượt PGS nhưng cứ ngang nhiên tự phong là GS – đố ai làm gì được!

    Trả lờiXóa
  4. TĐT tuyên chiến:
    "Khi chưa hiểu nội hàm nhà trường làm gì đã quy kết cách làm của trường vi phạm pháp luật là cực kỳ thiếu trách nhiệm. Chúng tôi sẽ có văn bản báo cáo cấp trên, Bộ GD-ĐT để đề nghị ông chánh văn phòng làm rõ xem Trường ĐH Tôn Đức Thắng vi phạm pháp luật gì?

    Bởi chẳng có điều luật nào cấm trường bổ nhiệm và miễn nhiệm chức vụ chuyên môn bên trong nhà trường. Sau khi gửi văn bản báo cáo cấp trên, chúng tôi sẽ chờ ông Bùi Mạnh Nhị 30 ngày để xem lại và đính chính. Nếu không, chúng tôi sẽ khởi kiện việc này ra tòa và ông ấy sẽ có dịp trả lời trách nhiệm hơn tại tòa."

    GS LÊ VINH DANH (hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng)
    http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150917/do-la-quyen-cua-nha-truong/970329.html

    "Cũng theo lãnh đạo nhà trường, cho đến hiện nay, trường chỉ mới bổ nhiệm một GS là tiến sĩ Lê Vinh Danh, hiệu trưởng nhà trường. Trường vẫn tiếp tục thực hiện việc bổ nhiệm này trong thời gian sắp tới. Trường cũng khẳng định việc làm này đúng theo các quy định của Nhà nước."
    http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/truong-dh-ton-duc-thang-bo-nhiem-giao-su-la-chuyen-noi-bo-609036.html

    Trả lờiXóa
  5. Làm sao nhận biết GS của TĐT và GS nhà nước phong? Để phân biệt thì phải ghi đầy đủ chính xác là "GS TĐT Lê Vinh Danh" chứ lị!

    Trả lờiXóa
  6. Ối giời! Tự sướng! Sướng quá! Lên mây thấy đàn vịt giời bay không?

    Trả lờiXóa
  7. Trần Thị Thảolúc 08:38 18 tháng 9, 2015

    Trông mặt mũi ông ta không đến nỗi nào , mà sao cái đầu lại vớ vẩn thế . Thỉnh thoảng lại gây lên một Scandale , có lẽ muốn nhắc nhở mọi người đừng quên ông ta cũng nên .

    Trả lờiXóa
  8. Nên để trường tự phong học hàm, điều này phù hợp với giáo dục của thế giới. Việt Nam đừng để mình trở thành một nước lạc hâu. Còn trường Tôn Đức Thắng, nếu chưa đủ chuẩn thì Bộ GD -ĐT cần xem xét về vấn đề này để xử lý nghiêm tục...

    Trả lờiXóa
  9. Ông LVD này có 2 đặc điểm, thể hiện tài năng "Bẩm sinh".
    1. Thích đi kiện người khác. (kiện GS NDH vì ông ấy không làm thỏa mãn tham vọng của mình. Mặc dù, ông ta biết chắc chắn không thắng được).
    2. Thích lấy của người khác làm của mình. (Một trong những vấn đề đạo đức mà Hội đồng chức danh cơ sở loại ra là, khi sang Mỹ, mua được quyển sách "Chính sánh công của Hoa Kỳ 1930-2001" về VN ông ta cho dịch sang tiếng Việt và đề tên mình là tác giả).

    Chỉ những minh chứng nhỏ này thôi đủ biết ông ta đức độ, tài năng đến mức nào.

    Trả lờiXóa
  10. Thay mặt tập thể CB-GV trường ĐH Tôn Đức Thắng chúng tôi cảnh cáo tới tất cả mọi người có ý phể phán, phỉ báng danh dự, học vị, học hàm và đức hạnh của hiệu trưởng chúng tôi-GS.TS.NGUT Lê Vinh Danh. Bởi vì:
    1. Cho tời thời điểm này (02/10/2015) hiệu trưởng chúng tôi vẫn có quá trình học tập, nghiên cứu cực kỳ nghiêm túc (dù là bằng ĐH từ xa, bằng Thạc sĩ lụi, bằng TS làm trong 6 tháng, Hàm GS dù là tự phong sau 2 lần bị đánh trượt).
    2. Có ai hiện giờ làm được nhiều việc động trời như hiệu trưởng chúng tôi hay không? (xin được miếng đất gần 10 ha ở Q7 để xây trường hoành tráng, giá trị khuôn viên trường bây giờ cả ngàn tỉ dù tiền đền bù giải tỏa chỉ 250.000đ/m2. Tất nhiên xây xong cũng phải bỏ túi vài chục tỉ bạc).
    3. Hiệu trưởng chúng tôi là người rất bản lĩnh: đã đuổi cổ hơn 98% gv cứng đầu ra khỏi trường; Kiện Bộ GD-ĐT dám không phong PGS cho ông ta; kiện GS Nguyễn Đăng Hưng vì đã cả gan, nghỉ thì thôi đi bày đặt dám mang tờ báo quốc tế (dù là của ông Hưng) ra khỏi trường; Kiện tất cả đám TS dám bỏ trường ra đi để ông ta bơ vơ ở lại...
    4. Có ai sánh ngang được với HT chúng tôi không khi mà hơn 80% CBQL thân tín đều là phụ nữ (họ rất ngoan hiền, dễ thương, dễ dạy, dễ bảo và không bao giờ có máu nổi loạn như bọn nam nhi).
    5. Có HT nào hy sinh thời gian, công sức, tình cảm gia đình...nhiều như HT trường chúng tôi hay không? Khi mà HT chúng tôi làm quần quật cả ngày, từ sớm đến tối, thậm chí không bao giờ ăn cơm nhà vì bận nhậu và tiếp khách (tất nhiên là miễn phí).
    6. Có ai thà một mình làm HT chứ không chịu đề bạt người nào khác làm HP ngoai bà ThS Trịnh Minh Huyền (nguyên là cò đất, kiêm phòng nhì, phục vụ hết minh cho ông ta dù có bị hơi già và cả trườg đều căm ghét).
    7. Chúng tôi nghĩ cũng không ai có đủ kiên cương, chịu đựng bao nhiêu là đá, cà chua, và trứng thối của cả xh ném lên đâu lên cổ mà vẫn trơ ra như không việc gì xãy ra như HT chúng tôi đâu......
    Nếu các vị yếu bóng vía, thiếu bản lĩnh và không làm được những việc trên thì khôn hồn tránh xa HT chúng tôi ra, nếu không sẽ phải đón nhận những hậu quả khôn lường.
    CẢNH BÁO!!

    Trả lờiXóa