Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

PHẢI CHĂNG CÁC THẦY LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC BỊ TÂM THẦN?


Băn khoăn quy định lớp trưởng tiểu học 
là chủ tịch hội đồng!
Hoàng Hương - Lưu Trang
Báo Tuổi trẻ
16/07/2015 06:36 GMT+7 

TT - Hiệu trưởng, giáo viên và bạn đọc bày tỏ băn khoăn về nhiều nội dung trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học trong đó có quy định lớp trưởng được gọi là chủ tịch hội đồng tự quản.


Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học với một số nội dung mới theo định hướng của thông tư 30 (về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học) và mô hình trường học mới (VNEN). Tuy nhiên, dư luận cho rằng vẫn còn nhiều điểm của dự thảo này chưa phù hợp với thực tế.

Mỗi lớp là một 
“hội đồng”

Điều 17 của dự thảo quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh (HS). Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể HS bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên. Mỗi lớp học chia thành các tổ, ban hoặc nhóm HS, trong đó có tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký.

Cô Phạm Thúy Hà, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP.HCM), cho rằng: “Việc đưa những yếu tố của hội đồng tự quản vào lớp học nhằm xây dựng sự tự chủ, chủ động và dân chủ ở HS ngay từ lứa tuổi nhỏ. Các em được tham gia bầu chọn và đảm nhiệm các vai trò trong lớp học để tăng sự tự tin và trách nhiệm công việc. Con số 35 HS/lớp dù chưa thật sự phù hợp với thực tế, nhưng điều này sẽ đòi hỏi ngành giáo dục tăng cường cơ sở vật chất trường lớp để đáp ứng được yêu cầu. Bởi ở nước ngoài, số lượng HS không quá 30 em/lớp, nhờ vậy chất lượng giáo dục tốt hơn chúng ta nhiều”.

Trong khi đó, một số hiệu trưởng lại băn khoăn về việc điều lệ trường tiểu học bao lâu nay đưa ra con số chuẩn là 35 HS/lớp, nhưng thực tế tại các thành phố lớn cho thấy trường đạt chuẩn thì vất vả giữ con số này, trường chưa chuẩn thì phải “gánh” sĩ số HS lên tới 50 em/lớp.

Bên cạnh đó, mô hình trường học mới VNEN khi đưa vào thực tế vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên trao “quyền hành” cho HS ở độ tuổi các em còn non nớt. Vì vậy vẫn còn không ít băn khoăn về điểm này của dự thảo.

Dự thảo cũng quy định cụ thể số sổ sách mà giáo viên yêu cầu phải có là sổ giáo án, sổ chuyên môn (bao gồm nội dung theo dõi chất lượng HS, dự giờ, ghi chép sinh hoạt chuyên môn) và sổ chủ nhiệm. Cô N.T.H., giáo viên tại quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết: “Dự thảo lần này đã rút gọn phần sổ sách giáo viên, sau một thời gian giáo viên phải ôm đồm sổ sách quá nhiều. Chúng tôi cũng mong mỏi công việc giáo viên liên quan đến sổ sách được giảm nhẹ”.

Trong khi đó, một hiệu trưởng trường tiểu học lại cho rằng: “Về hình thức, mới nhìn vào tưởng như giáo viên được giảm tải về sổ sách. Thật ra, so với cái cũ thì chỉ giảm được một cuốn là sổ kế hoạch lên lớp. Cái giáo viên cần là giảm những nội dung phải ghi trong cuốn sổ theo dõi chất lượng học sinh (quá nhiều và quá tải về nội dung giáo viên phải ghi)”.

Hãy giữ sự hồn nhiên cho học sinh tiểu học, đó là ý kiến của bạn đọc Tuổi Trẻ Online sau khi xem bản tin dự thảo điều lệ trường tiểu học đăng chiều 15-7 - Ảnh: Như Hùng

“Cái cần sửa 
vẫn chưa sửa!”

Đó là một trong nhiều ý kiến cho rằng dự thảo vẫn còn nhiều điểm quá cũ so với thực tế giáo dục hiện nay. Một hiệu phó trường tiểu học (xin giấu tên) cho rằng: “Sau rất nhiều lần các hiệu trưởng, hiệu phó kiến nghị sửa đổi quy định hiệu trưởng phải tham gia dạy học 2 tiết/tuần, hiệu phó 4 tiết/tuần, dự thảo lần này vẫn chưa sửa đổi điều lệ. Ban giám hiệu các trường kêu than rất nhiều về quy định tréo ngoe này, bởi họ phải tập trung công tác quản lý, nếu có dạy cũng là dạy kiểu bắt buộc cho có, làm sao sâu sát được HS. Những tiết này giáo viên chủ nhiệm phải nghỉ để hiệu trưởng dạy cũng là điều khá vô lý”.

Cô Vũ Thị Mỹ Hạnh, nguyên hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, TP.HCM, thẳng thắn chia sẻ: “Trên thực tế, hiệu trưởng không có thời gian để dạy. Chưa kể đặc thù bậc tiểu học mỗi giáo viên chủ nhiệm một lớp là dạy các môn ở lớp đó rồi, làm sao hiệu trưởng xen vào để dạy mỗi tuần 2 tiết? Do đó, nhiều trường phải đối phó bằng cách báo cáo cho có mà thôi”.

Theo hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1, TP.HCM, đến thời điểm này mà điều lệ trường tiểu học còn quy định “Chuẩn trình độ đào tạo tối thiểu của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm” thì quá lạc hậu. Hệ đào tạo trung cấp chỉ có hai năm - không đủ thời gian cho giáo sinh tiếp nhận kiến thức cần có cũng như thời gian thực hành.

Thực tế cho thấy những giáo viên trình độ trung cấp có nhiều hạn chế hơn trong việc tiếp cận, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tìm tòi tư liệu giảng dạy...

Với bối cảnh hội nhập như hiện nay, với sự nhanh nhạy ngày càng tăng của HS, giáo viên tiểu học cần phải đạt trình độ đại học mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hoặc tối thiểu cũng phải đạt trình độ từ cao đẳng trở lên. “Tức là người thầy giáo phải biết 10 nhưng dạy 1, chứ không phải chỉ biết 1 và dạy hết 1”.

Tương tự, cô Vũ Thị Mỹ Hạnh cho rằng: “Riêng ở TP.HCM, từ lâu các trường sư phạm công lập đã không đào tạo hệ trung cấp sư phạm tiểu học. Học sinh lớp 12 muốn trở thành giáo viên tiểu học đa số đều chọn học hệ đại học. Ngay cả những giáo viên đang đứng lớp cũng đã học thêm để lấy bằng đại học. Chỉ còn một số ít có trình độ cao đẳng, vì họ đã lớn tuổi hoặc vì hoàn cảnh gia đình chưa thể đi học mà thôi. Thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, tôi cho rằng chuẩn giáo viên tiểu học nhất thiết phải đạt trình độ đại học. Trình độ trung cấp chỉ nên áp dụng cho một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà thôi”.
* Ông PHẠM NGỌC ĐỊNH (vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT):
Bổ sung những điểm mới xuất phát từ thực tiễn giáo dục
Mô hình trường học mới được Bộ GD-ĐT thực hiện thí điểm ba năm qua, từ chỗ triển khai tại 1.500 trường tiểu học ở nhiều vùng miền, hiện tại đã nhân rộng trên khắp cả nước. Ưu điểm lớn nhất của mô hình dạy học này là tập cho HS tự quản, tự học, biết làm việc nhóm, vận dụng sức mạnh tập thể trong các hoạt động, học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình...
Qua đó, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS. Phản hồi từ các trường thực hiện thí điểm, từ phụ huynh và HS cho thấy cách thức giáo dục này có nhiều ưu điểm, và không chỉ triển khai ở những nơi thuận lợi mà có thể thực hiện thành công ở các vùng khó khăn. Từ thực tiễn đó, Bộ GD-ĐT đã đưa vào điều lệ trường tiểu học sắp ban hành những điểm mới ưu việt của mô hình dạy học trên.
Tương tự, việc thực hiện thông tư 30 đổi mới đánh giá HS tiểu học cũng cho thấy những kết quả khả quan. Với điều lệ đã ban hành, có nhiều điểm quy định không còn phù hợp hoặc cần điều chỉnh bổ sung liên quan tới đánh giá HS, đến việc khen thưởng hoặc phê bình HS. Dự thảo mới sẽ khắc phục các bất cập này, theo hướng đánh giá HS trong cả quá trình, coi trọng việc khuyến khích, giúp đỡ HS tiến bộ, không tạo áp lực căng thẳng.
Trong quá trình thực hiện thông tư 30, một trong những bất cập là quy định về sổ sách của giáo viên còn nặng nề khiến giáo viên bị quá tải. Việc bổ sung vào điều lệ các quy định mới về công việc của giáo viên, trong đó có quy định về sổ sách, sẽ cởi trói cho giáo viên trường tiểu học khỏi những bất cập đã phát sinh vừa qua.
VĨNH HÀ ghi
Phản ứng 
của bạn đọc Tuổi Trẻ Online
Chiều qua, ngay sau khi thông tin này đăng trên Tuổi Trẻ Online, đã có nhiều bạn đọc nhận xét về dự thảo với quan điểm không đồng tình. Bạn đọc Mạnh Cường viết: “Con nít tiểu học thì biết gì là “hội đồng tự quản”. Còn nhỏ sao đã tập cho các cháu cái tính háo danh rồi?”.
Tương tự, một bạn đọc có nickname là Xinh nhận định: ”Mỗi lớp học không quá 35 HS là điều không tưởng ở TP.HCM. Hiện nay nhiều trường đã phải quay trở lại việc học 1 buổi/ngày với sĩ số trung bình 45-50 HS/lớp. Ngoài ra, đối với HS tiểu học mà dùng từ chủ tịch nghe lớn lao quá và dễ khiến các em ảo tưởng về quyền lực”. Còn một bạn đọc tên Tâm cho rằng: “Đạo đức và chất lượng của HS cũng như giáo viên thì không quan tâm mà chỉ quan tâm đến cái hình thức bên ngoài. Lớp học gì mà cồng kềnh đủ thứ chức danh, mục đích thì không rõ ràng hỏi sao tiến bộ được?”.
Mời các bạn tiếp tục góp ý cho dự thảo điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra.

33 nhận xét :

  1. Tôi đề nghị hãy đưa tất cả các quan chức ở bộ giáo dục vào trại tâm thần để chữa trị , chứ để mãi các vị ấy làm việc thế này thì nguy hiểm cho con cái chúng tôi quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lập Hội đồng, phân vai chủ tịch, phó chủ tịch, lớp trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng, nhóm phó, cán sự bộ môn, cờ đỏ.... biến lớp học thành một kiểu kiểm soát, đè đầu cưỡi cổ, khiến các cháu bị ảo tưởng về chức quyền của mình, bắt chước cách hành xử độc tài, cao ngạo hay hung hãn, lộng quyền của của lãnh đạo ngoài xã hội.... Các cháu còn non nớt, chưa phân biệt được thế nào là đúng, sai mang vào áp dụng triệt để với các bạn mình, bạn nào trái ý là ....đánh, là a hùa nhau bêu diếu, sỉ nhục một cách bầy đàn theo lệnh của “Chủ tịch” hay “Lớp trưởng”, khiến bạo lực học đường lan tràn.
      Biện pháp giáo dục Dân chủ kiểu sai lầm này biến những cháu được cử vào các “chức vụ” dễ trở thành tham quyền lực, cao ngạo, độc tài. Còn các cháu thích adua, có tính hung hãn thành tay sai đắc lực, hoặc các cháu nhát sợ thành những kẻ nịnh bợ, các cháu ngoan cường, yêu sự thật, dám phản đối lại cường quyền thàn nạn nhân, bị đàn áp và bóp chết ý chí ngay từ khi còn nhỏ.
      Đây có lẽ là chính sách chia để cai trị ngay từ nhỏ theo mô hình TQ của một chính thể độc tài quân phiệt, chứ không phải phổ cập Dân chủ như họ tuyên truyền.
      Dựng lên trò này để hợp lý hóa việc con vua thì lại làm vua..... giáo dục từ nhỏ cho con dân VN phải biết thần phục, cúi đầu trước những kẻ có quyền, có tiền theo kiểu của Khổng Tử mà TQ đang muốn tuyên truyền vào VN. Tôi ngờ rằng đây là một trong những kế giả dân chủ để kìm kẹp, kiểm soát thế hệ trê VN từ trong trứng nước của những kẻ thân TQ.

      Xóa
  2. Các quan chức thảo ra cái bản dự thảo này nặng đầu óc quan liêu cũ kĩ và vô cùng háo danh . Một lớp học sinh tiểu học 35 em mà được lập ra cái gọi là HĐ tự quản . Số người tham gia BLĐ HĐTQ này sẽ gồm bao nhiêu người , và lớp trưởng là CT rồi các PCT, các TB , các tổ trưởng , tổ phó , thì còn lại bao nhiêu học sinh không có chức vụ , là những học sinh chân trắng, là dân đen trong lớp ? Có lẽ số quan chức trong HĐTQ tí hon này nhiều hơn số học sinh không chức vụ . Vậy thì nó còn xứng đáng gọi là HĐTQ khi quan nhiều hơn lính . Đa quan nhiễu dân . Có một xã hội thu nhỏ tập làm quan cho các học sinh nhí . Kinh quá , trong lớp toàn là Ct, PCt , TB này , TB kia, Tổ trường, tổ phó . Đang trở lại thời kì học sinh gọi giáo viên là đồng chí, giáo viên gọi hs cũng là đồng chí . Rồi sẽ có chi bô đoàn , đảng viên nhí trong từng lớp . Trường học PT biến thành trường đào tạo đảng viên !

    Trả lờiXóa
  3. Có lẽ đầu đề bài báo là một nghi vấn chính xác?
    Một lớp học là một lớp học ! một hội đồng là một hội đồng ! Sao lại xem lớp học là hội đồng?
    -Chào chị, bé Lan có nhà không ạ, năm nay Lan nó mấy tuổi rồi?
    - A,cháu Lan nhà tôi vừa sinh nhật lần thứ tám, sáng nay cháu Lan nhà tôi phải đến hội đồng ạ !
    -Hồi này ít thấy chị đưa cháu Lan sang nhà cậu Mai chơi?
    -Từ khi con bé được bầu làm chủ tịch tôi thấy nó chăm học hơn trước, không lang thang đánh chắt đánh chuyền như trước nữa !
    - Đúng là bố nào con ấy? Bỗ làm chủ tịch xã, con làm ngay chủ tịch hội đồng ở tuồi rửa mặt chưa sạch ! thật quý hóa quá !
    -Chẳng nói dấu gì cô, từ ngày cháu Lan

    Trả lờiXóa
  4. Để cho oai, mỗi em chủ tịch lớp tiểu học phải được cấp 1 khẩu súng AK47!

    Trả lờiXóa
  5. Từ một cường quốc về thơ , nay mai nước ta sẽ được công nhận là cường quốc về chủ tịch các kiểu .

    Trả lờiXóa
  6. "Chủ tịch" rồi sẽ có "bí thư" nữa chứ , sau lại "trưởng ban tuyên huấn" thì thật là...điên khùng! Kiểu này tốt nhất cho con du học Mỹ từ lớp 1 là vừa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Sắp tới có thể thầy trò trong các trường học sẽ gọi nhau là “đồng chí”, “đồng chí chủ tịch lớp” có quyền triệu tập “hội đồng lớp” để ra quyết định sa thải “đồng chí cô” vì tội dám mắng một đồng chí trong lớp trót ỉa đùn ra quần.

      Xóa
  7. ĐIÊN (!) - Chắc theo mô hình CÔNG XÃ của POlPOT (?).

    Trả lờiXóa
  8. Các giáo sư-tiến sĩ lãnh đạo ở Bộ đích thực là những diễn viên hài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải nói thẳng là Tự Long, Công Lý còn thua xa ?

      Xóa
  9. Chủ tịch Hội đồng lớp 1Xlúc 08:46 17 tháng 7, 2015

    Bọn trẻ con mầm chồi có thói quen, cứ bố mẹ bảo làm cái gì, thì có ngay phản ứng làm ngược lại cái ấy. Con tôi không chịu ăn cơm, thế là mẹ nó có ngay bài: "Không được ăn đâu nhé", thế là cu cậu ăn hùng hục. Lãnh đạo bộ Giáo dục cũng như trẻ mầm chồi, cứ thế giới làm một đằng, là các vị làm một nẻo. Người ta xét tốt nghiệp phổ thông, chỉ thi tuyển sinh đại học, thế là các vị tiến hành chỉ thi tốt nghiệp phổ thông, còn xét tuyển đại học. Nền giáo dục Việt Nam được lãnh đạo bởi những ông này mà không tụt hậu mới là lạ.

    Trả lờiXóa
  10. Bộ ... vô Giáo dục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói thế hơi quá, phải nghiêm túc và thân thiện mới tìm ra được căn bệnh của các thầy ấy? Tôi thấy hình như bị bệnh "loạn chữ" thì phải ?

      Xóa
  11. Các ông lãnh đạo đã tiêm nhiễm cái bệnh háo danh đến tận các em học sinh lớp 1, thế hệ tương lai sẽ ra sao nếu chỉ toàn là những quả bóng thật to, thật đẹp nhưng rỗng ruột.

    Trả lờiXóa
  12. nền giáo dục của VN sản sinh ra những sát thủ máu lạnh ngày càng nhiều và càng giã man hơn, tàn bạo hơn, các nhà cải cách GD có thấy hãnh diện không ????????

    Trả lờiXóa
  13. Những vị "Chủ tịch hội đồng" này chắc là đám con cái cán bộ, các lãnh đạo cho lũ con cháu họ thực tập làm quan từ trứng nước thế thôi, tập thói ham quyền lực, chúng sẽ chèn ép sai khiến quát nạt bạn bè, đám trẻ khác phải sợ chúng, muốn tồn tại được phải nịnh chúng, hối lộ chúng...Khốn nan thâm độc chứ không phải ngu dốt đâu!

    Trả lờiXóa
  14. Thời chiến ra ngõ gặp anh hùng. Thời bình về nhà đầy chủ tịch . Ông nội Ct, bố mẹ Ct, con Ct . Cứ là loạn cả lên . Thế này phải có tổng chủ tịch như TBT để dẹp loạn . Ôi ! Cái nền GD chủ tịch thế này thì dân ta có ngày ăn cám vì các chủ tịch lớn bé ăn hết của Dân mất rồi . Bởi vì Ct thì đâu có lao động , chỉ ngồi chỉ tay 5 ngón thôi rồi bắt thằng dân đen phải cống nộp !

    Trả lờiXóa
  15. Hình như cái này cũng là "dự án" đấy! cần gì đúng sai, chỉ có tiền là muôn năm!

    Trả lờiXóa
  16. Kiểu này, phụ huynh lại phải chạy chức cho con đây.

    Trả lờiXóa
  17. Có mà điên khối ra đấy. Chỉ mong mình điên bằng 1% của các bố ấy thì cũng rủng rỉnh tiền tiêu.

    Trả lờiXóa
  18. Chửi quá thì...bỏ, dễ ợt

    Trả lờiXóa
  19. cháu tôi 5 tuổi đi học mẫu giáo về khoe được làm tổ trưởng,tôi hỏi thế nhiệm vụ của tổ trưởng thì làm gì?cháu tôi trả lời là sau giờ ngủ trưa,đi sờ chim các bạn trong tổ,bạn nào đái dầm thì mách cô giáo,chắc chức CHỦ TỊCH ở lớp 1 cũng thế thôi,có lẽ trên thế giới này chỉ có ở VN.Cán bộ Bộ vô giáo dục này chắc không còn việc gì để làm cho có ích hơn ,hay các đầu đất chỉ nghĩ được đến thế,đúng là thời mạt vận.Chỉ thương lũ trẻ phải học trong môi trường ô nhiễm này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế là dạy chúng làm mật thám à?

      Xóa
  20. Đây thật sự là sản phẩm của những Bộ óc quái đản, nhưng lại đang được tồn tại một cách vô tư trong bộ máy công quyền của Nhà nước ta...Hậu quả thật khôn lường.

    Trả lờiXóa
  21. Lớp có chủ tịch, phó chủ tịch..., còn thiếu Bí Thư, công an, du kích,dân phòng, dư luận viên...

    Trả lờiXóa
  22. Sắp hết thời hạn 5 năm chả nhẽ không nghĩ ra cái gì để gọi là "cải cách" nên phải nghĩ ra trò mèo này.

    Trả lờiXóa
  23. Các em không lo học nữa, sẽ lo đấu đá nhau giành chức chủ tịch, bí thư lớp 1?

    Trả lờiXóa
  24. chủ tịch lớp thay cho chức lơp trưởng có suốt cả thế kỷ nay rồi,không khéo sang
    năm đổi là tổng thống lớp,mấy ông ở bộ hâm cả rồi đó

    Trả lờiXóa
  25. VN có nhiều kỉ lục quá!
    Đây là kỉ lục mới về "phát ngôn", "phát kiến" đến chỗ phát hoảng.
    Ngành GD VN sợ đứa trẻ con. Ở trường thầy cô không dám phê bình dù học sinh bị điểm kém, nghịch ngợm. Rồi đến không đánh giá bằng điểm vì sợ lộ ra loại học kém sẽ bị chê bai rồi bỏ học. Nay lại tâng "ông mãnh" lên hàng chủ tịch hội đồng, chắc nay mai sẽ tâng lên hàng tổng thống,
    Đây là sản phẩm của loại mua bằng cấp để được là GS TS.

    Trả lờiXóa
  26. thật ra chữ chủ tịch cũng không có gì ồn ào đâu. ý nghĩa chủ tịch cũng không đúng như dân ta hiểu như một cấp bậc cai trị đâu các bạn ạ.bản thân chữ chủ tịch nó có ý nghĩa đại diện cho tập thể chứ không mang sắc thái quyền hành cá nhân. ở nước ngoài người ta sử dụng rất bình thườngvà dùng từ rất lâu rồi. tuy nhiên ở nước ta thì quá mới lạ cần cân nhắc kỹ.

    Trả lờiXóa
  27. Không riêng "CÁC THẦY LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC" đâu mà cả hệ thống chính trị "BỊ TÂM THẦN" rồi ạ!

    Trả lờiXóa