Những thành công và “thất bại” của Đại hội Nhà văn IX
Bùi Hoàng Tám
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX đang vào phiên bế mạc. Bắt đầu từ tối ngày 8/7 (họp các nhà văn là đảng viên), Đại hội chính thức khai mạc vào sáng 9/7 và hôm nay 11/7 là bế mạc.
Đến dự có các vị nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh… và TBT Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Họp báo Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ 9. (Ảnh: Hội nhà văn)
Không thể nói khác, đây là kỳ đại hội thành công bởi đã thỏa mãn các tiêu chí kỉ cương, cởi mở và dân chủ.
Về kỉ cương, đại hội tiến hành nghiêm túc ngay từ khâu vào cửa. Mỗi đại biểu được phát một tấm thẻ, ghi rõ họ tên có gắn ảnh. Tất cả những ai không có thẻ đều không được vào hội trường.
Cẩn trọng hơn, hội trường còn được chia thành từng khu vực như Khối các nhà văn Trung ương, Khối nhà văn Văn phòng hội, Khối nhà văn quân đội, Khối nhà văn TP Hồ Chí Minh...
Chưa hết, để tránh ngồi “nhầm chỗ”, trên mỗi lưng ghế còn ghi rõ họ, tên để các nhà văn “ngồi đúng số ghế”. Trong khâu bầu cử, các nhà văn còn được đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ ra vào.
Nói cởi mở bởi đây là cuộc gặp gỡ 5 năm mới có một lần của các nhà văn nhiều thế hệ trên khắp mọi miền đất nước. Họ tìm đến nhau để chụp chung một tấm ảnh, để chia sẻ một thông tin, để bàn bạc về một tác phẩm hay về một xu hướng phát triển của văn chương. Và cả đó, là những cuộc trưng khoe phấn son, váy áo của các nữ nhà văn vốn đam mê cái đẹp. Các nhà văn còn được ban tổ chức lo chu đáo nơi ăn ở, xe đưa đón.
Thế nhưng nổi hơn cả, đó là một tinh thần dân chủ.
Ngay từ ngày họp đầu tiên, ý tưởng Ban chấp hành giới thiệu thành viên ứng cử Ban kiểm tra của Đoàn chủ tịch đã không được đại hội chấp nhận và tất nhiên, “phần thua” thuộc về đoàn chủ tịch.
Sang ngày thứ hai, trong phần giới thiệu nhân sự Ban chấp hành, Đoàn chủ tịch đề nghị chọn 20 nhà văn đạt số phiếu thăm dò tại Đại hội khu vực để bầu 15 vị vào Ban chấp hành cũng không được đại hội đồng ý. Nhiều phân tích sắc bén và “đúng điều lệ như mọi ý kiến của đại hội khu vực chỉ có tính chất tham khảo, quyền quyết định cao nhất là tại đại hội toàn quốc… đã buộc Đoàn chủ tịch phải “lui bước”.
Có thể nói, hầu hết ý kiến của đại biểu đều được đoàn chủ tịch lắng nghe, ghi nhận và mọi vấn đề cơ bản đều được quyết định tại đại hội.
Về phía các nhà văn, hầu hết các ý kiến đều xác đáng, được phát biểu với thái độ thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng.
Một thành công không thể không nhắc đến là việc tổ chức cho công tác bầu khá hoàn chỉnh từ khâu phát phiếu, bỏ phiếu và kiểm phiếu.
Không thấy xuất hiện tình trạng bỏ phiếu hộ, chen lấn mất trật tự và đặc biệt, khâu kiểm phiếu lần này nhanh, gọn (tại Đại hội VIII, việc này kéo dài từ 12g đến 19 giờ) và chính xác.
Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Điều đáng tiếc của đại hội lần này là kết quả nhân sự được bầu vào Ban chấp hành khóa IX chưa đạt được những yêu cầu đề ra.
Về số lượng nhân sự, đại hội chỉ bầu được 40% so với dự kiến (6 người/15 người).
Về cơ cấu vùng miền, thành viên Ban chấp hành khóa IX tập trung duy nhất ở một thành phố là Thủ đô Hà Nội mà vắng mặt tất cả các địa phương, vùng miền khác. Đặc biệt làTP HCM, một trung tâm kinh tế của cả nước đã không có đại biểu nào tham gia Ban chấp hành.
Một “thất vọng” không nhỏ đối với các nhà văn nữ là “một nửa thế giới” này cũng không có ai được tham gia “chèo lái con đò” văn chương nước nhà.
Về tiêu chí nghề nghiệp và dân tộc, thành viên Ban chấp hành khóa IX có 5/6 người đã và đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội và cũng không có dại biểu nào là người dân tộc thiểu số.
Cuối cùng, một tiêu chí rất quan trọng là việc trẻ hóa Ban chấp hành cũng không thành hiện thực. Thành viên trẻ nhất là nhà văn Nguyễn Bình Phương cũng đã 50 tuổi “tri thiên mệnh” và Nhà thơ Hữu Thỉnh vẫn tiếp tục “tại vị” nhiệm kỳ thứ tư của mình khi đã ở tuổi “cổ lai hi”.
Bùi Hoàng Tám
Cuối cùng là thất bại lớn hơn thành công
Trả lờiXóaBà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương sống lại mà thấy không có nữ giới trong BCH HNVVN khoá này chắc sẽ rủ các" đồng nghiệp " như Đoàn thị Điểm , Bà Huyện Thanh quan và cả đại thi hào Nguyễn Du biểu tình phản đối . Lí do gì mà không có nhà văn nữa nào trong BCH HNVVN khoá này ? Không có khuôn mặt nữ nào nổi bật trên văn đàn VN hiện đại ? QĐ, CA, các ngành các cấp, cao như BCT, CP , P. CTN, QH còn có nữ mà văn chương không có nữ ? Ct Hữu Thỉnh nên từ chức vì không giới thiệu được một khuôn mặt nữ nào trong BCH HNVVN khoá này ! Giữ chức Ct thêm một NK nữa, ô. Hữu Thỉnh già nua chỉ thêm tủi hổ cho HNV VN !
Trả lờiXóaSao cái ông Hữu Thỉnh này THAM QUYỀN CỐ VỊ thế không biết không biết . Nhỡ đang LÃNH ĐẠO lại lăn đùng ra , lại khổ hội nhà văn phải tổ chức họp bất thường thì tốn kém lắm.
Trả lờiXóaBác Hữu Thỉnh vẫn chưa thích dành thời gian cuối đời cho riêng minh nhỉ. "Bái phục" bác, ai cung như bác thì các cháu, xin lỗi, thất nghiệp hết à.
Trả lờiXóaMột khi Hữu Thỉnh còn ngồi ghế "chủ tịch" thì các nhà văn còn phải viết theo định hướng, theo "ý đảng" (nhưng không phải lòng dân).
Trả lờiXóaĐể xem sắp tới có tác phẩm nào "để đời" ra mắt công chúng không. Xin mách các vị nhà văn: Ngày nay vẫn còn nhiều những "chị Dậu", những "làng Vũ Đại", những "đống rác cũ" lắm. Chỉ cần các vị chịu khó sục sạo và dũng cảm viết lên sự thật thì tác phẩm sẽ được đón nhận, chứ nếu không độc giả chỉ suốt ngày "toét mắt" vì mấy ông blogger lề Dân thôi.
Xin lỗi các Nhà văn chương, chữ nghĩa: Hèn
Trả lờiXóaHữu Thỉnh nên về thì hơn ,ngồi lâu thế nói ai muốn nghe . Tôi lên mạng tin nào thấy Hữu Thỉnh là chuyển qua trang khác .....
Trả lờiXóaĐại Hội nào của ta mà chẳng thành công tốt đẹp ! Chưa họp đã biết kết thúc là thành công !
Trả lờiXóaCuối chầu rồi
Trả lờiXóachẳng ai thiết nữa.
Các thuỷ thủ thấy chuột chạy khỏi tầu thì biết điều gì sắp xảy ra mà.