Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Nhà văn Nguyễn Đình Tú: NGÀY GẠC MA, NÓI VỀ GIẶC TRUNG QUỐC


NHÂN NGÀY GẠC MA NÓI VỀ GIẶC TRUNG QUỐC

Nhà văn Nguyễn Đình Tú
(Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân đội)

Nhiều khi ngẫm sự đời cũng hay thật.

Mới hôm nào đi Trường Sa, qua vùng biển gần đảo Gạc Ma, tàu dừng lại làm lễ thả hương hoa "cho vụ CQ 88", nhưng về viết bài thì cấm được nhắc một chữ đến thằng giặc Trung Quốc.

Còn nhớ trong bài ký của mình, sếp tổng đã thay hết các từ "giặc" thành "đối phương" rồi, thế mà vẫn sót một từ "tàu giặc", mấy hôm sau có công văn nhắc nhở liền.

Mình làm biên tập, cứ nhắc đến chiến tranh biên giới phía Bắc, toàn phải chỉnh là "loạn biên giới".


Thỉnh thoảng giao ban lại được nghe phổ biến, sếp tổng báo này, phóng viên báo kia bị kỷ luật vì nhắc đến giặc Tàu, giặc Trung Quốc.

Lạ thật, giặc Pháp, giặc Mĩ nhắc vô tư mà giặc Trung Quốc thì cấm nhắc, cứ như lưỡi bị đơ vậy.

Rồi làng văn thì nay xì xào, mai bàn tán về việc cuốn X, cuốn Y bị cấm vì viết về... giặc Trung Quốc.

Giờ thì báo đài có vẻ như được nói thoải mái rồi, riêng văn học nghệ thuật thì vẫn "thầm thì, thẽ thọt, thì thụt" khi nhắc đến giặc Trung Quốc. Ví dụ, thử làm một đêm ca nhạc kiểu như Giai điệu tự hào phát những bài hát viết về cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 mà xem, cấm ngay.

Đây là hình ảnh dép nhựa, bát cơm, áo, vũ khí... còn lại trong khoang tàu HQ-604 mà các thợ lặn vớt lên vào năm 2008, 20 năm sau bị giặc Trung Quốc đánh chìm dưới đáy biển.

.


Tưởng niệm, nhắc nhớ, dâng hương, triển lãm, dựng bia... mà mỗi việc đơn giản nhất là gọi cho đúng tên kẻ thù là "giặc Trung Quốc" thôi mà sao khó làm vậy?

Nguồn: Fb NguyenDinh Tu

.

4 nhận xét :

  1. Người nào đã từng trải qua thời khắc 17/2/1979 hẳn không thể nào quên bài hát "Tiếng súng đã vang" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ông sáng tác bài này gần như tức thời bởi sáng ngày 18 nó đã vang lên trên đài phát thanh. Vậy mà nhà xuất bản bộ quốc phòng sau này dám đề nghị ông sửa lời bài hát, câu "Quân xâm lược bành trường dã man" cho phù hợp với tình hình mới để đưa vào kỷ yếu quân sự. Nhạc sỹ đã từ chối với lý do nó đúng với sự thật của giai đoạn lịch sử đó.

    Trả lờiXóa
  2. Bài hát "Chiến đấu vì độc lập tự do" của nhạc sỹ Phạm Tuyên, câu mở đầu là :"Tiếng súng reo vang trên bầu trời biên giới..."

    Trả lờiXóa
  3. Thằng giặc Đặng Tiểu Bình tay nhuộm máu dân ta thì được in sách ca ngợi là “trí tuệ siêu việt”, bè lũ bành trướng Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã và đang xâm lược gặm dần lãnh thổ nước ta thì gọi là “các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc anh em”, Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh ra lệnh cho quân ta phải đứng yên cho giặc Tàu tàn sát, Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh ngày đêm trăn trở “tâm tư” vì “điều nguy hiểm” rằng người Việt chưa yêu quý Trung Quốc! Tại sao tôi lại phải yêu quý quân bành trướng đã chiếm Hoàng Sa và đang chiếm dần Trường Sa cùng Biển Đông của Tổ quốc tôi? Tại sao tôi lại phải yêu quý lũ người thâm độc đang đầu độc nhân dân tôi bằng các thứ hàng hoá độc hại, đang chặn nước sông Mêkông khiến đồng bằng Cửu Long khô cạn, đang ngang nhiên đào bới xới tung đất nước Việt Nam của tôi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nghĩ tới mà thấy uất hận trong lòng! tại sao cuốn sách "Vòng Tròn Bất Tử" thì không cho đăng lại cho thằng lưu manh đặng tiểu bình ngồi chồm chỗm trên giá sách, những lá cờ của tụi ăn cướp núp dưới mỹ từ 4 tốt, 16 chữ vàng ngồi xổm trên các bịch nho và trong sách giáo khoa. .. đất nước này đâu thiếu người tài giỏi mà để những thằng ngu xuẩn, phản quốc lừa dân đè đầu cưỡi cổ ta. chịu hết nỗi rồi.

      Xóa