Minh bạch để giành “trận địa thông tin”
Báo Tuổi Trẻ
18/01/2015 08:26 GMT+7
TT - Phải xây dựng được quy trình thông tin, trả lời, phản bác đối với tin đồn, luận điệu xuyên tạc. "Diễn đàn chủ nhật" kỳ này là cuộc bàn luận xoay quanh phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ứng xử với thông tin.
Với cách nhìn nhận “ta không cấm, không ngăn được mà quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác, kịp thời, từ đó tạo niềm tin”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang kêu gọi cơ quan nhà nước có tư duy mới về thông tin. Các chuyên gia chỉ rõ hơn về giải pháp sắp tới.
18/01/2015 08:26 GMT+7
TT - Phải xây dựng được quy trình thông tin, trả lời, phản bác đối với tin đồn, luận điệu xuyên tạc. "Diễn đàn chủ nhật" kỳ này là cuộc bàn luận xoay quanh phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ứng xử với thông tin.
Với cách nhìn nhận “ta không cấm, không ngăn được mà quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác, kịp thời, từ đó tạo niềm tin”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang kêu gọi cơ quan nhà nước có tư duy mới về thông tin. Các chuyên gia chỉ rõ hơn về giải pháp sắp tới.
Phải xây dựng được quy trình thông tin, trả lời, phản bác đối với tin đồn, luận điệu xuyên tạc |
Ông Vũ Quốc Hùng |
Ông Vũ Quốc Hùng
(nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương):
Làm chủ thông tin
(nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương):
Làm chủ thông tin
* Thưa ông, mỗi khi có sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt trước thềm các đại hội Đảng, lại xuất hiện tin đồn hướng đến các lãnh đạo, thông tin kích động dư luận. Hiện nay các thông tin như vậy rất nhiều trên mạng, ông nhìn nhận gì về tình trạng này?
- Trước hết phải nói chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”, thế giới thông tin. Tôi đi xe ôm, cậu lái xe chở tôi kể nhiều chuyện, từ chính trị đến vụ án, từ chuyện lạ đó đây đến đời tư người nổi tiếng và cho biết “cháu đọc Internet trên điện thoại”. Cô thợ may gần nhà tôi tay cầm chiếc iPad lướt đọc thông tin rồi kể lại với mọi người...
Công nghệ thông tin là phương tiện, không phân biệt giữa nhóm nọ nhóm kia, người này người khác, ai cũng có thể sử dụng cho mục đích của mình.
Lợi dụng đặc điểm và ưu thế của công nghệ thông tin, Internet, những kẻ có dã tâm đã sử dụng “vũ khí thông tin” để chống đối, kích động, phá hoại. Có người đã sử dụng cụm từ “chiến tranh thông tin” để mô tả mức độ khốc liệt của nó.
Cũng như một cuộc chiến tranh bằng quân sự, nếu một cuộc chiến tranh thông tin xảy ra, chúng ta sẽ thất bại nếu để quân địch chiếm lĩnh được trận địa.
Cần lưu ý tin đồn xuất hiện trên mạng, trong dư luận một cách công khai, trực diện, nguy hiểm nhưng những kẻ “bắn” ra tin đồn thường trong bóng tối, giấu mặt, vì vậy chúng ta không thể tấn công lại bằng súng đạn, bằng sự vây bắt.
Mới đây, thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hàng trăm trang mạng, blog vi phạm pháp luật VN nhưng đặt máy chủ ở nước ngoài thì cơ quan chức năng của chúng ta cũng không thể xử lý được.
Như vậy, tôi nghĩ rằng cách tốt nhất là chúng ta phải làm chủ thông tin với phương châm công khai, minh bạch, dân chủ, thẳng thắn, chủ động, kịp thời.
Cần hạn chế dùng cụm từ “các thế lực thù địch” chung chung
* Có vẻ như thời gian vừa qua, trong một số trường hợp, các cơ quan có trách nhiệm đã bị động với tin đồn?
- Trong một số trường hợp, các cơ quan có trách nhiệm có phần bị động trước những luồng tin đồn có cường độ mạnh, ác ý. Ví dụ như vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh.
Giá như trả lời của trưởng hoặc phó Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trung ương xuất hiện sớm hơn, kịp thời hơn thì vấn đề này đã không bị lợi dụng, “chế biến” thành câu chuyện nhuốm màu chính trị gây “bão” trên mạng, làm phân tâm dư luận.
Ngay cả những chuyện liên quan đến lịch sử như hội nghị Thành Đô (năm 1990), tôi dám chắc không ai có thể tin rằng các lãnh đạo của ta thời đó lại thỏa thuận biến VN thành một khu vực tự trị của Trung Quốc như tin đồn trên mạng.
Rồi báo chí nước ngoài khai thác, người dân thì băn khoăn. Nhưng các cơ quan báo chí chính thống của chúng ta không đề cập đến chuyện này và cơ quan chức năng cũng không kịp thời có động thái công khai cung cấp thông tin cho nhân dân.
* Theo ông, phải làm thế nào để anh xe ôm, chị thợ may... không bị hoang mang, dẫn dắt bởi tin đồn và luận điệu xuyên tạc?
- Tôi cho rằng phải xây dựng được quy trình thông tin, trả lời, phản bác đối với tin đồn, luận điệu xuyên tạc. Cùng với đó là việc quản lý chặt chẽ cán bộ, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, người lao động, xây dựng môi trường làm việc, không khí cơ quan, đơn vị cởi mở và chân thành.
Phải kịp thời bảo vệ cán bộ trước sự tấn công ác ý, làm rõ những vấn đề mà dư luận đặt ra. Trong hoàn cảnh ấy, những cán bộ lãnh đạo càng phải liêm khiết, giữ gìn, tránh để dư luận hoài nghi là “không có lửa làm sao có khói”.
Tôi nghĩ việc xác định ranh giới ta - địch là cần thiết, nhưng với phương châm thêm bạn bớt thù, những người có trách nhiệm cần hạn chế sử dụng cụm từ “các thế lực thù địch” một cách chung chung, phiếm chỉ.
Cần phân biệt rõ những người có ý kiến khác và những người chống đối, kẻ phá hoại, đừng đẩy những người bạn về phía chống đối, xa lánh mình, làm tổn thương đến khối đại đoàn kết dân tộc.
Chia rẽ, bè phái là có tội với nước, với dân
* Ngoài “các thế lực thù địch” tung tin bịa đặt, vu cáo, dư luận cũng đặt ra vấn đề liệu có sự “đấu đá” nội bộ của các nhóm lợi ích nào đó không, bởi có người cho rằng không ít thông tin “từ nội bộ mà ra”?
- Trong những năm gần đây xuất hiện một cụm từ mới trong chính trị là “lợi ích nhóm”, nói rõ ra là “lợi ích nhóm tiêu cực”. Lợi ích nhóm là bình thường, bởi trong xã hội có các nhóm cùng lợi ích, gắn kết với nhau, nhưng lợi ích nhóm tiêu cực làm hình thành các nhóm lợi ích có thể dẫn đến chuyện cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành, xâu xé lẫn nhau, làm tổn hại đến lợi ích chung. Tôi được biết Ủy ban Kiểm tra trung ương từng có hội thảo, có đề tài nghiên cứu về lợi ích nhóm.
Hiện nay, có những trang web này, trang web khác với các thông tin có thể dẫn người ta đến suy nghĩ dường như có nhóm nọ nhóm kia. Tất nhiên, một trang web được tổ chức bài bản, được “đầu tư” kỹ lưỡng thì chắc cũng không phải chỉ đưa lên cho vui, mà nó được sử dụng bởi một người, một nhóm người nào đó với những mục đích cụ thể nào đó.
Vậy cụ thể trang web A của nhóm nào, trang web B của nhóm nào? Trong nội bộ Đảng ta có nhóm nọ “đánh” nhóm kia không, ai là trưởng nhóm và những người nào là tay sai đắc lực trong nhóm? Cá nhân tôi không có đủ căn cứ, dữ liệu để trả lời.
Nhưng tôi nghĩ rằng đây là vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo cần phải quan tâm để giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Những hành động chia rẽ, bè phái là có tội với nước, với dân.
* TS Lương Hoài Nam (tổng giám đốc Công ty cổ phần hàng không Hải Âu):
Facebook không phải là nơi phổ biến công văn
.
- Trước hết phải nói chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”, thế giới thông tin. Tôi đi xe ôm, cậu lái xe chở tôi kể nhiều chuyện, từ chính trị đến vụ án, từ chuyện lạ đó đây đến đời tư người nổi tiếng và cho biết “cháu đọc Internet trên điện thoại”. Cô thợ may gần nhà tôi tay cầm chiếc iPad lướt đọc thông tin rồi kể lại với mọi người...
Công nghệ thông tin là phương tiện, không phân biệt giữa nhóm nọ nhóm kia, người này người khác, ai cũng có thể sử dụng cho mục đích của mình.
Lợi dụng đặc điểm và ưu thế của công nghệ thông tin, Internet, những kẻ có dã tâm đã sử dụng “vũ khí thông tin” để chống đối, kích động, phá hoại. Có người đã sử dụng cụm từ “chiến tranh thông tin” để mô tả mức độ khốc liệt của nó.
Cũng như một cuộc chiến tranh bằng quân sự, nếu một cuộc chiến tranh thông tin xảy ra, chúng ta sẽ thất bại nếu để quân địch chiếm lĩnh được trận địa.
Cần lưu ý tin đồn xuất hiện trên mạng, trong dư luận một cách công khai, trực diện, nguy hiểm nhưng những kẻ “bắn” ra tin đồn thường trong bóng tối, giấu mặt, vì vậy chúng ta không thể tấn công lại bằng súng đạn, bằng sự vây bắt.
Mới đây, thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hàng trăm trang mạng, blog vi phạm pháp luật VN nhưng đặt máy chủ ở nước ngoài thì cơ quan chức năng của chúng ta cũng không thể xử lý được.
Như vậy, tôi nghĩ rằng cách tốt nhất là chúng ta phải làm chủ thông tin với phương châm công khai, minh bạch, dân chủ, thẳng thắn, chủ động, kịp thời.
Cần hạn chế dùng cụm từ “các thế lực thù địch” chung chung
* Có vẻ như thời gian vừa qua, trong một số trường hợp, các cơ quan có trách nhiệm đã bị động với tin đồn?
- Trong một số trường hợp, các cơ quan có trách nhiệm có phần bị động trước những luồng tin đồn có cường độ mạnh, ác ý. Ví dụ như vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh.
Giá như trả lời của trưởng hoặc phó Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trung ương xuất hiện sớm hơn, kịp thời hơn thì vấn đề này đã không bị lợi dụng, “chế biến” thành câu chuyện nhuốm màu chính trị gây “bão” trên mạng, làm phân tâm dư luận.
Ngay cả những chuyện liên quan đến lịch sử như hội nghị Thành Đô (năm 1990), tôi dám chắc không ai có thể tin rằng các lãnh đạo của ta thời đó lại thỏa thuận biến VN thành một khu vực tự trị của Trung Quốc như tin đồn trên mạng.
Rồi báo chí nước ngoài khai thác, người dân thì băn khoăn. Nhưng các cơ quan báo chí chính thống của chúng ta không đề cập đến chuyện này và cơ quan chức năng cũng không kịp thời có động thái công khai cung cấp thông tin cho nhân dân.
* Theo ông, phải làm thế nào để anh xe ôm, chị thợ may... không bị hoang mang, dẫn dắt bởi tin đồn và luận điệu xuyên tạc?
- Tôi cho rằng phải xây dựng được quy trình thông tin, trả lời, phản bác đối với tin đồn, luận điệu xuyên tạc. Cùng với đó là việc quản lý chặt chẽ cán bộ, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, người lao động, xây dựng môi trường làm việc, không khí cơ quan, đơn vị cởi mở và chân thành.
Phải kịp thời bảo vệ cán bộ trước sự tấn công ác ý, làm rõ những vấn đề mà dư luận đặt ra. Trong hoàn cảnh ấy, những cán bộ lãnh đạo càng phải liêm khiết, giữ gìn, tránh để dư luận hoài nghi là “không có lửa làm sao có khói”.
Tôi nghĩ việc xác định ranh giới ta - địch là cần thiết, nhưng với phương châm thêm bạn bớt thù, những người có trách nhiệm cần hạn chế sử dụng cụm từ “các thế lực thù địch” một cách chung chung, phiếm chỉ.
Cần phân biệt rõ những người có ý kiến khác và những người chống đối, kẻ phá hoại, đừng đẩy những người bạn về phía chống đối, xa lánh mình, làm tổn thương đến khối đại đoàn kết dân tộc.
Chia rẽ, bè phái là có tội với nước, với dân
* Ngoài “các thế lực thù địch” tung tin bịa đặt, vu cáo, dư luận cũng đặt ra vấn đề liệu có sự “đấu đá” nội bộ của các nhóm lợi ích nào đó không, bởi có người cho rằng không ít thông tin “từ nội bộ mà ra”?
- Trong những năm gần đây xuất hiện một cụm từ mới trong chính trị là “lợi ích nhóm”, nói rõ ra là “lợi ích nhóm tiêu cực”. Lợi ích nhóm là bình thường, bởi trong xã hội có các nhóm cùng lợi ích, gắn kết với nhau, nhưng lợi ích nhóm tiêu cực làm hình thành các nhóm lợi ích có thể dẫn đến chuyện cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành, xâu xé lẫn nhau, làm tổn hại đến lợi ích chung. Tôi được biết Ủy ban Kiểm tra trung ương từng có hội thảo, có đề tài nghiên cứu về lợi ích nhóm.
Hiện nay, có những trang web này, trang web khác với các thông tin có thể dẫn người ta đến suy nghĩ dường như có nhóm nọ nhóm kia. Tất nhiên, một trang web được tổ chức bài bản, được “đầu tư” kỹ lưỡng thì chắc cũng không phải chỉ đưa lên cho vui, mà nó được sử dụng bởi một người, một nhóm người nào đó với những mục đích cụ thể nào đó.
Vậy cụ thể trang web A của nhóm nào, trang web B của nhóm nào? Trong nội bộ Đảng ta có nhóm nọ “đánh” nhóm kia không, ai là trưởng nhóm và những người nào là tay sai đắc lực trong nhóm? Cá nhân tôi không có đủ căn cứ, dữ liệu để trả lời.
Nhưng tôi nghĩ rằng đây là vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo cần phải quan tâm để giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Những hành động chia rẽ, bè phái là có tội với nước, với dân.
* TS Lương Hoài Nam (tổng giám đốc Công ty cổ phần hàng không Hải Âu):
Facebook không phải là nơi phổ biến công văn
.
Mạng xã hội không phải là “thế giới ảo” như một số người quen nghĩ. Đó là thế giới thực, với những thành viên là con người có thực, những tình cảm và thái độ có thực. Một thế giới với hàng tỉ “công dân” không bị phân cách bởi biên giới các quốc gia. Chỉ riêng “quốc gia Facebook” đã có gần 1,5 tỉ “công dân”, trong đó có 20-30 triệu “công dân Facebook” ở VN.
Hầu hết chính phủ, cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ ở các nước đã tạo tài khoản trên các mạng xã hội và tích cực tham gia truyền thông mạng xã hội phục vụ các mục đích của mình.
Nhiều chính trị gia trên thế giới cũng tạo tài khoản trên các mạng xã hội (phổ biến là Twitter và Facebook). Các tổng thống Mỹ, Pháp, Nga, thủ tướng Anh, Đức... làm như vậy. Không ít chính trị gia sử dụng mạng xã hội trong các chiến dịch tranh cử và đã thành công mỹ mãn vì được người dân nhìn nhận chân thành và thân thiện hơn trong khi công sức, chi phí tranh cử thấp hơn nhiều so với các phương pháp tranh cử truyền thống.
Bộ Quốc phòng Mỹ, FBI, CIA đều có tài khoản trên Facebook và Twitter. Các cơ quan quyền lực ở nhiều nước khác cũng vậy. Họ dùng các tài khoản mạng xã hội để tiếp nhận thông tin từ cộng đồng và tương tác với cộng đồng theo ý định, mục đích truyền thông của họ. Họ coi mạng xã hội là công cụ quan trọng trong các công việc của họ và tận dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.
Ở nước ta cũng đã có một số quan chức có tài khoản mạng xã hội, điều này rất tốt. Nhưng có một số người lại dừng ở mức dùng mạng xã hội để phổ biến công văn, quyết định, làm như thế không hiệu quả vì đây có phải là tài khoản của cơ quan nhà nước đâu.
Theo tôi, các quan chức chính phủ cũng nên dùng mạng xã hội để trao đổi tâm tư, tình cảm, thể hiện thái độ, sự trăn trở của bản thân trước các vấn đề của ngành hoặc các vấn đề chung của xã hội một cách nhân bản, chân thành và sinh động dưới quan điểm của cá nhân vị quan chức đó.
Ông Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore, là người làm rất tốt cách thức này. Khi có một vấn đề nào đó, ông sẽ thể hiện suy nghĩ của cá nhân, của công dân Lý Hiển Long, không phải là góc nhìn của Chính phủ Singapore hay Đảng Nhân dân hành động (PAP).
Chính vì là quan điểm cá nhân của ông nên tính thu hút, quan tâm chia sẻ của cộng đồng lớn hơn rất nhiều vì họ cảm nhận được sự gần gũi, sự chân thật trong góc nhìn của ông và cộng đồng mong muốn tương tác với con người ông.
Cũng có thể do quan chức VN chưa có thói quen chia sẻ suy nghĩ của cá nhân với cộng đồng nên vẫn còn quá cẩn thận, dè dặt, thận trọng... và chưa cởi mở. Có thể họ sẽ lo lắng rằng những suy nghĩ, trăn trở của cá nhân mình có thể không khớp với quyết định của tổ chức, nhiều trường hợp họ sẽ bị đặt vào vị thế khó.
Nhưng đây sẽ là một xu hướng tốt để mình tiếp thu phản hồi từ cộng đồng và chia sẻ lại với cộng đồng để tiến đến việc đồng thuận những quan điểm, vấn đề còn đang tranh cãi. Nếu các quan chức nhìn nhận đây là một cơ hội thì họ sẽ sử dụng đúng đắn và hiệu quả mạng xã hội, nhưng điều này cũng cần có thời gian để tạo nên văn hóa mới.
* Ông Nguyễn Túc
(ủy viên Đoàn chủ tịch, chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hóa - xã hội MTTQ VN):
Trước nhân dân có điều gì là nhạy cảm?
Cứ mỗi lần có sự kiện chính trị đặc biệt, không phải đến Đại hội Đảng XII này mà các đại hội trước đó đều xuất hiện tình trạng tin đồn có dụng ý công kích, bêu xấu lãnh đạo cao cấp. Nhưng càng về sau này, với sự xuất hiện của các phương tiện thông tin ngày càng hiện đại, phổ cập thì sức lan tỏa càng nhiều hơn. Tôi không ngạc nhiên trước những sự việc như vậy, nhưng tôi thấy rằng những chuyện đó cứ theo chu kỳ lặp đi lặp lại, trong khi công tác tư tưởng, thông tin của chúng ta đã không đi trước một bước. Tôi nhớ thời xưa, tuy số lượng báo chí, phương tiện thông tin đại chúng ít hơn bây giờ, nhưng trước mỗi kỳ đại hội chúng ta đều chủ động thông tin cho nhân dân nhiều vấn đề liên quan đến đại hội, đến các đồng chí lãnh đạo, để dân ta, đặc biệt là những cán bộ về hưu, không có đầy đủ thông tin khỏi bị bất ngờ, ngỡ ngàng, không bị dẫn dắt bởi âm mưu của thế lực nào đó.
Mặt khác khi sự việc đã xảy ra rồi, như vừa qua lẽ ra chúng ta phải “đập” lại ngay. Đáng tiếc là chúng ta quá bị động, chậm trễ trong xử lý, thiếu nhạy bén. Tôi thấy một sự việc nhãn tiền là chuyện sức khỏe anh Nguyễn Bá Thanh, sau khi người có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí thì nhiều người mới hiểu ra. Nhưng vì cung cấp thông tin quá chậm, để cho những thông tin xuyên tạc đi trước một bước, chi phối dư luận nên vẫn còn có những người bán tín bán nghi. Tôi nghĩ cơ quan có trách nhiệm cần có cơ chế thông tin kịp thời, minh bạch, thẳng thắn cho một số tờ báo như Người Cao Tuổi, Đại Đoàn Kết dành cho đối tượng là những người lớn tuổi, cán bộ hưu trí; báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong dành cho các bạn thanh niên và đông đảo bạn đọc trong xã hội, vì thanh niên truy cập mạng xã hội rất nhiều. Cách thức thông tin phải phù hợp, đầy đủ, khách quan chứ không thể thô thiển, nói lấy được.
Cá nhân tôi luôn nghĩ rằng trước nhân dân thì không có chuyện gì được coi là nhạy cảm rồi né tránh, im lặng hoặc thậm chí nói khác đi. Thời đại thông tin bây giờ mà né tránh, im lặng, nói khác đi bản chất của sự việc thì khác nào giao vũ khí cho giặc. Tôi nhớ năm 1988, báo Đại Đoàn Kết viết “tham nhũng là giặc nội xâm” thì lập tức có nhiều ý kiến rất gay gắt. Lúc đó tôi phụ trách công tác tuyên huấn của MTTQ VN, các đồng chí an ninh đến làm việc, tôi trả lời rằng đây là thực trạng, là sự thật chúng ta không thể né tránh. Lãnh đạo tờ báo lúc bấy giờ là luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN, cũng cho rằng chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật để chủ động thông tin... Sau này, cụm từ báo Đại Đoàn Kết sử dụng đã đi vào văn kiện của Đảng. Qua những sự việc vừa rồi, tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, cơ quan cung cấp thông tin phải rút kinh nghiệm. Các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí cũng phải chủ động hơn.
Điều cuối cùng tôi suy nghĩ là khi kẻ ác ý đã đưa ra thông tin như vậy, dư luận đang phân tâm như thế thì một mặt chúng ta phải chống trả, nhưng mặt khác chúng ta phải tự kiểm điểm lại mình xem nội bộ có chuyện này chuyện khác không, công bố rõ để dân tin.
*Ông Lê Như Tiến
(phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):
Đừng để đến khi lâm bệnh rồi mới uống thuốc
Đừng để đến khi lâm bệnh rồi mới uống thuốc
Tôi vừa có các cuộc làm việc với một số cơ quan báo chí như Đài Truyền hình VN, báo Quân Đội Nhân Dân... Lãnh đạo các báo đài đều có chung nhận xét là nếu chúng ta không thay đổi tư duy quản lý báo chí, thay đổi cách thức thông tin, không kịp thời sửa đổi bổ sung Luật báo chí thì chúng ta có nguy cơ thua trên sân nhà.
Rõ ràng, qua những sự việc gần đây cho thấy đã có sự bị động, lúng túng trong chỉ đạo, trong thông tin trước những đợt “tấn công” trên Internet của các trang web độc hại. Việc xử lý bị động, chậm trễ đáp trả của cơ quan có trách nhiệm vô hình trung giúp các thông tin độc hại, sai trái len lỏi vào các ngóc ngách của dư luận, làm hoang mang trong xã hội.
Bị động, chậm trễ trong xử lý, phản kích thông tin độc hại giống như việc để lâm bệnh rồi mới uống thuốc, kết quả là bệnh có thể khỏi nhưng sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta có cả một bộ máy thông tin, vậy tại sao chúng ta lại im lặng trước thông tin về sức khỏe của một vị lãnh đạo, tại sao lại không có ý kiến gì khi một số vị lãnh đạo khác bị bôi nhọ?
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Quan điểm này cũng phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền được tiếp cận thông tin của người dân. Vì vậy, các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng cần thực hiện đúng tư tưởng và quy định của Hiến pháp, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho người dân.
Tôi cũng đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật báo chí để có thêm các quy định phù hợp với thực tiễn. Ví dụ, cần phải có chế tài đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời nhưng lại “né” báo chí. Cần có một chương quy định về hoạt động của báo điện tử, các trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
* Ông Nguyễn Trung Đức
(giám đốc điều hành MediaZ, chuyên gia mạng xã hội và tác giả cuốn sách bán chạy Facebook marketing từ A đến Z):
Rõ ràng, qua những sự việc gần đây cho thấy đã có sự bị động, lúng túng trong chỉ đạo, trong thông tin trước những đợt “tấn công” trên Internet của các trang web độc hại. Việc xử lý bị động, chậm trễ đáp trả của cơ quan có trách nhiệm vô hình trung giúp các thông tin độc hại, sai trái len lỏi vào các ngóc ngách của dư luận, làm hoang mang trong xã hội.
Bị động, chậm trễ trong xử lý, phản kích thông tin độc hại giống như việc để lâm bệnh rồi mới uống thuốc, kết quả là bệnh có thể khỏi nhưng sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta có cả một bộ máy thông tin, vậy tại sao chúng ta lại im lặng trước thông tin về sức khỏe của một vị lãnh đạo, tại sao lại không có ý kiến gì khi một số vị lãnh đạo khác bị bôi nhọ?
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Quan điểm này cũng phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền được tiếp cận thông tin của người dân. Vì vậy, các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng cần thực hiện đúng tư tưởng và quy định của Hiến pháp, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho người dân.
Tôi cũng đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật báo chí để có thêm các quy định phù hợp với thực tiễn. Ví dụ, cần phải có chế tài đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời nhưng lại “né” báo chí. Cần có một chương quy định về hoạt động của báo điện tử, các trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
* Ông Nguyễn Trung Đức
(giám đốc điều hành MediaZ, chuyên gia mạng xã hội và tác giả cuốn sách bán chạy Facebook marketing từ A đến Z):
Xây dựng “thương hiệu quốc gia” trên mạng xã hội
Tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước sẽ sớm có tài khoản đại diện chính thức (tôi nhấn mạnh là chính thức) trên Facebook để tương tác và có những trao đổi trực tiếp với người dân. Đây là một xu thế của rất nhiều chính khách trên thế giới. Giờ đây khi vào mạng xã hội, tôi có thể được cập nhật hàng ngày, hàng giờ những chia sẻ của lãnh đạo các nước khác trên mạng xã hội.
Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng là nơi người dùng có thể dễ dàng chia sẻ, tương tác với nhau mà không hề có khoảng cách, là sự lan truyền kiến thức theo cấp số nhân, là sự chia sẻ thông tin trong thời gian thực... Với những người có sức ảnh hưởng, trước mỗi vấn đề nóng trong xã hội, chắc chắn rằng sự chia sẻ của họ trên mạng xã hội sẽ nhận được sự quan tâm và đồng lòng rất lớn.
Tính đến quý 4-2014, tại VN đã có trên 20 triệu người tham gia mạng xã hội này và trở thành quốc gia mà Facebook có thị phần tăng trưởng nhanh nhất. Trung bình cứ 3 giây thì Facebook có một người dùng VN mới. Chắc chắn rằng các thông tin khác nhau xuất hiện trên mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi, không thể cấm cản. Facebook sẽ không xóa một thông tin nào đó nếu họ không thấy việc xóa thông tin đó là hợp lý, hoặc thông tin đó không trái với quy định của họ.
Một nhà nước hoàn toàn có thể đưa ra các giải pháp để lan truyền thông tin đúng, làm an lòng dân bằng nhiều cách. Một trong những cách hữu hiệu nhất là xây dựng “thương hiệu” trên mạng xã hội. Không phải là thương hiệu cá nhân hay thương hiệu doanh nghiệp, đó là “thương hiệu của quốc gia”.
Nghĩa là khi có bất cứ một vấn đề nóng nào đó, việc đầu tiên người dùng trên mạng xã hội nghĩ đến là vào các trang thông tin của nhà nước để kiểm tra và xác thực. Khi đã có “thương hiệu”, giả sử xuất hiện bất cứ một sự khác biệt về thông tin, xuất hiện một sự kiện nào đó có sức ảnh hưởng mạnh trong xã hội, người dùng trên mạng xã hội luôn ưu tiên đặt niềm tin vào các trang thông tin của nhà nước.
Tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước sẽ sớm có tài khoản đại diện chính thức (tôi nhấn mạnh là chính thức) trên Facebook để tương tác và có những trao đổi trực tiếp với người dân. Đây là một xu thế của rất nhiều chính khách trên thế giới. Giờ đây khi vào mạng xã hội, tôi có thể được cập nhật hàng ngày, hàng giờ những chia sẻ của lãnh đạo các nước khác trên mạng xã hội.
Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng là nơi người dùng có thể dễ dàng chia sẻ, tương tác với nhau mà không hề có khoảng cách, là sự lan truyền kiến thức theo cấp số nhân, là sự chia sẻ thông tin trong thời gian thực... Với những người có sức ảnh hưởng, trước mỗi vấn đề nóng trong xã hội, chắc chắn rằng sự chia sẻ của họ trên mạng xã hội sẽ nhận được sự quan tâm và đồng lòng rất lớn.
Tính đến quý 4-2014, tại VN đã có trên 20 triệu người tham gia mạng xã hội này và trở thành quốc gia mà Facebook có thị phần tăng trưởng nhanh nhất. Trung bình cứ 3 giây thì Facebook có một người dùng VN mới. Chắc chắn rằng các thông tin khác nhau xuất hiện trên mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi, không thể cấm cản. Facebook sẽ không xóa một thông tin nào đó nếu họ không thấy việc xóa thông tin đó là hợp lý, hoặc thông tin đó không trái với quy định của họ.
Một nhà nước hoàn toàn có thể đưa ra các giải pháp để lan truyền thông tin đúng, làm an lòng dân bằng nhiều cách. Một trong những cách hữu hiệu nhất là xây dựng “thương hiệu” trên mạng xã hội. Không phải là thương hiệu cá nhân hay thương hiệu doanh nghiệp, đó là “thương hiệu của quốc gia”.
Nghĩa là khi có bất cứ một vấn đề nóng nào đó, việc đầu tiên người dùng trên mạng xã hội nghĩ đến là vào các trang thông tin của nhà nước để kiểm tra và xác thực. Khi đã có “thương hiệu”, giả sử xuất hiện bất cứ một sự khác biệt về thông tin, xuất hiện một sự kiện nào đó có sức ảnh hưởng mạnh trong xã hội, người dùng trên mạng xã hội luôn ưu tiên đặt niềm tin vào các trang thông tin của nhà nước.
LÊ KIÊN - LÊ NAM - V.V.THÀNH ghi
LÊ KIÊN thực hiện