(GDVN) - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết,
với cơ chế hiện tại nếu đại biểu bấm nút hộ cho nhau thì chỉ người bên
cạnh mới biết.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng QH |
Thế nhưng khi biểu quyết thông qua Luật Căn cước công dân sáng 21/10 cũng chỉ có 403/497 đại biểu tham dự. Hài hước hơn, ngay sau đó vài phút, khi biểu quyết thông qua Luật Hộ tịch thì 8 đại biểu bỗng dưng “biến mất”, tức là trên bảng điện tử chỉ hiện lên 395 đại biểu có mặt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói thẳng “có tình trạng đại biểu bấm hộ người khác”. Trước đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng nói: “Nhiều khi đang biểu quyết cùng một dự án luật, nhưng số lượng đại biểu tham gia biểu quyết thay đổi liên tục: lúc thì 480, lúc bốn trăm bảy mấy, lúc cao hơn năm người, lúc tụt xuống ba người... Có nghĩa là người ta biểu quyết hộ người khác nên lúc bấm nút, lúc thì quên”.
Bên lề kỳ họp, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã thông tin về biện pháp Quốc hội sẽ áp dụng từ kỳ họp sau để điểm danh đại biểu.
Thưa ông, cử tri rất bức xúc trước thông tin một số đại biểu bấm nút hộ nhau tại nghị trường. Họ cho rằng, học sinh thi hộ bị lập biên bản, song tại sao chuyện Đại biểu Quốc hội bấm nút hộ nhau lại không việc gì?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Cá nhân tôi chưa xác định được thông tin này. Còn sự việc trên có thể là hiện tượng đã xảy ra với một số trường hợp nào đó, tôi chưa rõ.
Thông tin trên đã được các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Quốc hội đề cạp ngay tại diễn đàn kỳ họp. Thí dụ, có phiên họp tỷ lệ người bấm nút cao hơn tổng số người có mặt. Vậy Quốc hội sẽ làm gì để ngăn chặn hiện tượng này trong kỳ họp tới?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Thực ra khó biết, vì có ai đi đếm đâu. Bên cạnh đó, do phải chuẩn bị gấp để tiến hành Kỳ họp thứ tám của Quốc hội, nên một số yếu tố kỹ thuật liên quan đến công tác nghị trường chưa chuẩn bị hết. Ví dụ, lẽ ra tại mỗi nơi mà đại biểu ngồi sẽ gắn một thẻ thông minh vào mặt bàn, khi thẻ cắm xong, các hệ thống máy tính sẽ hoạt động. Và như vậy, với việc cắm thẻ này sẽ kiểm soát được đại biểu có mặt hay không có mặt. Nó giống như hình thức điểm danh. Kỳ họp tới sẽ tiến hành gắn loại thẻ thông minh này.
Thẻ đó xét cho cùng cũng chỉ có chức năng điểm danh, Quốc hội đã có quy định nào về việc mỗi đại biểu được phép vắng mặt bao nhiêu ngày tại kỳ họp chưa, thưa ông?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Không, chẳng có chế tài nào quy định cả. Đại biểu Quốc hội thì không nên vắng mặt, tuy nhiên vì không ít là đại biểu kiêm nhiệm, có những công việc bất khả kháng nên không thể tham dự. Ví như các đồng chí lãnh đạo phải đi công tác nước ngoài theo lịch, các đồng chí khác lại phải giải quyết công việc gấp ở cơ quan liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.
Nhưng không riêng gì họp ở Hội trường mà có những phiên thảo luận ở tổ đại biểu vắng rất nhiều, thậm chí có những tổ họp chỉ trong vòng 1 giờ là xong. Ông nghĩ gì trước sự việc này?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Tôi sẽ tiếp thu ý kiến của báo chí để phản ánh lên chủ tọa và có biện pháp khắc phục.
Ngoài việc gắn thẻ còn có những biện pháp gì khác không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Vừa rồi đoàn thư ký đã có văn bản gửi cho các trưởng đoàn đại biểu đề nghị các đại biểu sắp xếp công việc chuyên môn để đi dự đầy đủ. Sự hiện diện của đại biểu không chỉ góp phần các phiên họp thành công mà còn gắn liền với chất lượng các đạo luật, nghị quyết được thông qua. Ví dụ, kết quả kiểm phiếu dựa trên tổng số các đại biểu Quốc hội, nên đại biểu vắng mặt nhiều thì tỷ lệ càng thấp xuống, vì không tính trên tổng số đại biểu Quốc hội có mặt.
Theo ông, cơ chế làm việc hiện tại đại biểu có bấm nút hộ cho nhau được không?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Nếu với sang bấm hộ thì chỉ có người ngồi cạnh mới biết.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: Giáo dục VN
Hãy đuổi ngay những đại biểu nhờ người bấm nút hộ và cả người bấm nút hộ ra khỏi Quốc Hội
Trả lờiXóaVà những kẻ còn lại sẽ tiếp tục chơi trò bấm hộ đó thôi. "Công lý, sự thật" hài mà...
XóaĐể giúp đất nước "sánh vai với cường quốc năm châu "như LỜI DẠY(và cũng là ước mơ của HCM lúc sin thời) tôi tha thiết đề nghị các thầy cô giáo các trường MẦM NON trên cả nước hãy LẤY KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ CÁC CHÁU TRƯỜNG MÌNH hiến kế giúp QUỐC HỘI theo dõi,giám sát đại biểu tham dự tại các kỳ họp toàn quốc.Nhận thấy so với các cháu ,phần lớn các ĐBQH có thế mạnh hơn là đã cơ bản hiểu và nói rành tiếng mẹ đẻ ...vậy rất mong hãy lấy "quyền làm chủ tập thể"để giúp ích cho đảng và quốc hội .
Trả lờiXóaCứ như các bé hư trong nhà trẻ, nhỉ?
Trả lờiXóaNếu đúng có chuyện như vậy thì QH chẳng khác nào một cái chợ phiên, ai muốn đến thì đến, không thì thôi. Hoặc như một cái CLB nào đó mà người ta cứ ù xọe với nhau, làm hộ nhau một việc gì đó. Nhưng đối với QH thì cái việc "bấm nút hộ" là chuyện tày đình rồi.
Trả lờiXóaThi cũng có thi hộ, bỏ phiếu thì bỏ hộ cả nắm thì đại biểu nhân dân nhờ và bấm nút hộ có chi đâu mờ, chuyện thường ngày ở xã hội ta.
Trả lờiXóaLỗi do đại biểu ít, lỗi do cơ chế nhiều. Đại biểu kiêm nhiều chức, chức nào cũng không muốn bỏ vì Đảng phân công. Tam quyền rạch ròi thì muốn làm lập pháp phải nghỉ tỉnh trưởng-hành pháp.
Trả lờiXóa