Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

BỘ TRƯỞNG BÙI QUANG VINH THÚC GIỤC ĐỔI MỚI THỂ CHẾ

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh:
'Đổi mới thể chế quyết định tăng trưởng'
 
VNE - Người đứng đầu ngành Kế hoạch & Đầu tư cho rằng nếu không đổi mới thể chế và con người, Việt Nam rất khó phát triển khi hầu hết các động lực đã tới hạn.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là thành viên Chính phủ duy nhất tham gia phát biểu trước Quốc hội để tiếp thu và giải trình về đề án Tái cơ cấu nền kinh tế mà các đại biểu dành trọn một ngày (1/11) để thảo luận trước đó.

Cũng là người đứng đầu cơ quan chấp bút cho đề án này, tư lệnh ngành Kế hoạch thừa nhận 3 năm qua, nếu so với mong muốn và đòi hỏi của thực tiễn thì quá trình tái cấu trúc còn chậm. "Nhưng chậm là bởi mong muốn cao hơn, nhanh hơn; vì thực tiễn đòi hỏi phải làm tốt hơn", Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng, quá trình này khởi động trong bối cảnh bắt đầu với nhiệm kỳ mới của Chính phủ, đúng thời điểm nền kinh tế ở đỉnh cao lạm phát, người dân mất niềm tin, nguy cơ đổ vỡ rất cao thì kết quả đạt được là đáng ghi nhận: Vĩ mô đã được kiểm soát, tăng trưởng nhích dần lên từng năm và đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực để tái cấu trúc hạn hẹp thì thành quả vừa qua là sự nỗ lực lớn.

bo-truong-Bui-quang-vinh-ZWGE-7913-14148
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng đổi mới cán bộ rất quan trọng với quá trình tái cơ cấu.

Dẫu vậy, Bộ trưởng cũng nhìn thẳng vào những bất cập khi thừa nhận chất lượng nền kinh tế có vấn đề, động lực tăng trưởng là vốn, tài nguyên cạn dần, trong khi năng suất lao động tăng chậm, cân đối vĩ mô bất ổn khi tiết kiệm đang giảm đi. "Phải đổi mới mô hình tăng trưởng, thể chế. Nếu không làm, tăng trưởng sẽ không cao", ông nhấn mạnh.

Chia sẻ về một số quan điểm cho rằng nền kinh tế tăng trưởng dưới tiềm năng, Bộ trưởng cho biết nhiều tổ chức quốc tế cũng nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể tăng trưởng 8-9% trong những năm tới. "Tăng trưởng hay không đều nằm ở con người và thể chế. Đây là yếu tố quyết định tăng trưởng. Tôi tin Việt Nam có nhiều tiềm năng", Bộ trưởng quả quyết.

Để đổi mới động lực thể chế, Bộ trưởng kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ của Quốc hội khi nói rằng các đại biểu là người nắm chìa khóa mở ra cánh cổng này. "Ví dụ như trong tái cơ cấu đầu tư công, từ Chỉ thị 1792 của Thủ tướng năm 2011 đến khi ra được Luật Đầu tư công 2014 là một bước tiến. Do đó, cơ quan lập pháp rất quan trọng". Ông Vinh đồng thời cho rằng không thể trách các địa phương chậm chạp trong tiến trình này, vì họ không phải người thay đổi được thể chế.

Tâm đắc với ý kiến đổi mới cán bộ của đại biểu Nguyễn Văn Hiến, Bộ trưởng tái khẳng định "không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế". Do vậy, đây phải được coi mục tiêu quan trọng của quá trình tái cấu trúc chứ không chỉ có 3 trọng tâm là đầu tư công, ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước.

"Nếu để nguyên cán bộ thì làm sao đổi mới được doanh nghiệp Nhà nước, bởi nguyên lý đơn giản là không ai tự chặt chân mình. Tự mình đổi mới mình khó lắm", Bộ trưởng tâm tư.

Chí Hiếu

10 nhận xét :

  1. Đổi mới thể chế hay là tụt hậu sâu hơn nữa? Mệnh lệnh của cuộc sống là ổn định chính trị để phát triển. Tất nhiên ổn định chính trị theo cách hiểu và cách làm hiện nay là không thể ổn định. Muốn ổn định để phát triển thì phải an dân. An dân không có nghĩ là bịt miệng dân, mà phải để cho dân mở miện ra nói, kể cả việc phê phán chính quyền. Chính quyền phải lắng nghe, chức không phải giả điếc và bịt miệng dân.

    Trả lờiXóa
  2. Đổi mới thể chế sẽ có lợi cho toàn dân, cho Đất nước-kể cả con cháu các quan hiện nay. Con cháu các quan hiện nay sau này sống trong chế độ dân chủ sẽ an toàn hơn cho họ rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  3. "Đổi mới thể chế"? Ngớ ngẩn à?! Thể chế chỉ có thay đổi - thay thể chế này bằng thể chế khác!

    Trả lờiXóa
  4. Trong BCHTWĐ chắc có nhiều người đồng tình vói BT Bùi Quang Vinh ! NDVN đang chờ các ngài nói và làm !

    Trả lờiXóa
  5. Lúc thì quy kết Khoán 10 phản động, chệch hướng, lúc lại nức nở khen Khoán 10 đổi mới, sáng tạo. Đổi thì đổi một phát dứt điểm luôn đi, thế hệ sau sẽ ca ngợi các ngài. Cứ chạy lòng vòng như đèn cù mất thì giờ của đất nước quá, các nước xung quanh họ vượt xa 100 năm rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Cứ kêu gọi mãi "đổi mới thể chế" mà nửa thế kỷ nay đâu có gì? Thế nào gọi là "thể chế"? Và "đổi mới " có tận gốc rễ không hay vẫn "rượu cũ bình mới"?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngaycả bài nóicủa ông ta cũng chẳng có gì mới ___ Toujour lamêm guitar .
      Nó như một con đường mòn chẳng có gì cho ta ngắm nghía , Ai mà chẳng nói được như vậy cứ gì bộ trưởng __ hông có tầm vóc , không . . hơn mọt Kỹ sư mèng !!!chỉ có vậy thôi biết làm sao được !n !

      Xóa
  7. Sao ông Bộ trưởng Vinh không kêu gọi cải cách toàn diện cả kinh tế và chính trị để cho đồng bộ phù hợp với nhau đi . Chứ hiện nay kinh tế đa nguyên và chính trị độc nguyên quá độc đoán và cứ như đầu dơi mình chuột thì làm sao mà vận hành bình thường , khi mà một chân thì đi một chân què khập khiểng không lết nổi ? Mark đã nói rồi sao không thực hiện mà cứ cù nhầy trì hoãn mãi , rách đâu vá đấy cuối cùng chỉ là cái áo rách mãi rồi vứt đi . Chỉ có một con đường duy nhất để phát triển đất nước là cải cách toàn diện , thay đổi đồng bộ cả hai phạm trù kinh tế và chính trị thực sự đưa lại khởi sắc hào khí mới cho toàn dân để phát triển đất nước tương tự như Myanmar hiện nay .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi thì nghe ông ấy nói cho vui tai mà thôi !

      Xóa
  8. Bài nói chẳng có gì mới khi kêu gọi đổi mới . Phải chăng là đánh trống lảng nhiệm vụ cấp bách và sống còn là Tệ nạn : Tham quan ô lại , vô chínhphủ khi đưa ra cho toàn dân những quy định dở hơi không ai hiểu nổi . Ai có thể thanh trừng ai đây để đất nước thoát ra khỏi vũng bùn tham nhũng và vơ vét , phá hoại dần đất nước V.N đã quá nghèo , nay thì Già giả nghèo that , nợ công chồng chat và vân vân ... ! n !

    Trả lờiXóa