Quốc hội Việt Nam đang đi một bước lùi?
Quốc hội Việt Nam đang đi một bước lùi khi cơ quan lập pháp cao nhất
này quyết định sẽ sử dụng hình thức 'lấy phiếu tín nhiệm kín' trong kỳ
họp thứ tám, quốc hội khóa 13 đang diễn ra, theo một nhà nghiên cứu về
chính sách pháp luật ở trong nước.
Nhà nghiên cứu nói: "Theo tôi đây là bước lùi. Thứ nhất, Quốc hội là cơ quan dân cử, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhân dân và việc lấy phiếu tín nhiệm để quyết định việc miễn nhiệm hay không miễn nhiệm những chức danh do Quốc hội bổ nhiệm, tức cơ quan hành pháp là chủ yếu.
Quốc hội mà hoạt động bí mật thì nó sai hoàn toàn với nguyên lý là cơ quan dân cử. Cái đó không ở đâu giống cả, ở nhiều nước Quốc hội còn mở cửa cho dân vào và còn dự các kỳ họp."Việc đó rõ ràng là quyền lực của nhân dân thì phải thực hiện một cách công khai, một cách rõ ràng, nó có tiêu chí. Ngay tiêu chí ba cấp ấy trong dư luận nhiều người cũng rất băn khoăn, 'tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp', ngay chuyện đó cũng thấy rồi."
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
Về khâu xử lý kết quả sau khi đo tín nhiệm, ông Giao cho rằng Quốc hội không thể có những hoạt động kiểu 'bí mật' như vậy.
Ông nói: "Thứ hai là kết quả sau khi lấy phiếu tín nhiệm sẽ được sử dụng như thế nào? Đến bây giờ... dường như không việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
"Thế bây giờ lại thêm một bước nữa là lấy tín nhiệm chỉ để bí mật, Quốc hội mà hoạt động bí mật thì nó sai hoàn toàn với nguyên lý là cơ quan dân cử. Cái đó không ở đâu giống cả, ở nhiều nước Quốc hội còn mở cửa cho dân vào và còn dự các kỳ họp của Quốc hội."
'Quốc hội phải mở'
Theo nhà nghiên cứu luật pháp này, cần phân biệt một điểm khác biệt giữa hoạt động của Chính phủ và Quốc hội.
Ông Giao nói: "Chính phủ điều hành đất nước có thể có những vấn đề cần phải bí mật, thế nhưng mà Quốc hội là cơ quan dân cử phải mở.
"Trong chuyện lấy phiếu tín nhiệm, phải để cho dân biết và cũng biết được lập trường của các Nghị sỹ, các Đại biểu đối với người A, người B như thế nào.
Theo nhà nghiên cứu này, Quốc hội có vai trò đại diện cho người dân mà lại giữ kín kết quả đo tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm như vậy là 'không ổn'.
Ông nói tiếp: "Vì anh thay mặt dân mà anh lại giữ kín kết quả đó, thì tôi nghĩ không ổn. Nó sẽ không có tác dụng làm cho tính giải trình của cơ quan Hành pháp cao hơn, tính chịu trách nhiệm của những người được lấy tín nhiệm cao hơn.
"Và dường như nó lại rơi vào câu chuyện rằng việc được bổ nhiệm, được tín nhiệm hay là bị bãi nhiệm lại rơi vào việc tùy theo ý chí của một nhóm người có quyền lực - thì không ổn."
Quốc hội Việt Nam trong phiên họp đang diễn ra, theo thông báo, sẽ tiến hành 'lấy phiếu tín nhiệm kín' với một số vị trí quan chức do Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp bầu ra hoặc phê chuẩn.
'Đi ngược xu thế'
Cũng về chủ đề này, hôm thứ Năm, 6/11/2014, từ Sài Gòn, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội của Việt Nam, nêu quan điểm tại một cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC.
Các vị do Quốc hội bầu và phê chuẩn thì toàn dân đều biết. Bây giờ sự tín nhiệm của Quốc hội cũng là sự tín nhiệm của cử tri, thì được bao nhiêu báo cho cử tri biết, tại sao lại kín?
Luật sư Trần Quốc Thuận
Ông nói: "Bây giờ bỏ phiếu kín, tôi cho rằng đó là hoạt
động không bình thường, vì các vị do Quốc hội bầu và phê chuẩn thì toàn
dân đều biết.
"Bây giờ sự tín nhiệm của Quốc hội cũng là sự tín nhiệm của cử tri, thì được bao nhiêu báo cho cử tri biết, tại sao lại kín?
"Bây giờ sự tín nhiệm của Quốc hội cũng là sự tín nhiệm của cử tri, thì được bao nhiêu báo cho cử tri biết, tại sao lại kín?
Luật sư Thuận cũng cho rằng đây là một việc đi ngược lại xu thế công khai minh bạch.
Ông nói: "Việc đã làm đại biểu, đã là người công khai chịu trách nhiệm trước cử tri, mà không biết là mình tín nhiệm thế nào, mà bỏ phiếu kín, thì đó là công việc tôi cho là không bình thường, đi lại xu thế chung là xu thế hoạt động ngày càng công khai minh bạch."
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, hôm thứ Năm cũng nêu quan điểm tại cuộc tọa đàm của BBC về vấn đề này.
Ông nói: "Tôi thấy rằng Việt Nam mình luôn đi ngược với thế giới, làm khác với thế giới, và đó là một trong những nguyên nhân làm cho nước Việt Nam lạc hậu, làm cho dân Việt Nam khổ.
"Thế thì chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng là một chuyện làm ngược đời."
'Để tránh phiền phức'
Theo Giáo sư Thuyết, trên thế giới, không có nước nào làm việc này như Quốc hội Việt Nam và ông giải thích:
Đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy... Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
GS. Nguyễn Minh Thuyết
Tôi không thể hiểu việc lấy phiếu tín nhiệm với 3 loại phiếu: "Tín nhiệm cao", "Tín nhiệm", "Tín nhiệm thấp" vì:
Trả lờiXóa1. "Tín nhiệm cao", "Tín nhiệm", "Tín nhiệm thấp" đều là tín nhiệm cả. Vậy lấy phiếu để làm gì?!
2. Theo nghĩa của từ "tín nhiệm" thì mỗi đại biểu quốc hội trong nhận thức của mỗi cử tri chỉ có thể có 1 trong 2 trạng thái: TÍN NHIỆM hoặc BẤT TÍN NHIỆM. Còn mức độ tín nhiệm cao hay thấp là ... kết quả của phép thống kê!
Nếu chỉ có hai loại tín nhiêm và không tín nhiệm thì bể chuyện ,vì người ta biết trước như vậy rồi,BẤT TÍN NHIỆM là chủ yếu mà,họ khôn lắm.
XóaHiện nay vấn đề để hay bỏ hội đồng nhân dân đang còn bàn cãi . Vậy nếu có thể thì ta cũng nên đưa quốc hội ra bàn cãi luôn . Chứ cứ để thế này thì chả tác dụng gì .
Trả lờiXóaQuốc hội việt nam đâu phải của dân do dân và vì dân đâu . Họ có thật sự do dân lựa chọn bầu ra đâu mà bắt họ công khai ? họ là của đảng thể hiện ý chí của đảng thực hiện theo chỉ đạo của đảng mà thôi . Hãy xem vụ dự án bauxite Tây nguyên , vụ sáp nhập Hà tây vào Hà nội , và sửa Hiến pháp 2013 ... thì biết rỏ quốc hội này là của ai . Chứ còn yêu cầu họ công khai minh bạch làm theo ý dân thì chỉ là hoang tưởng . Chỉ có một điều duy nhất là họ được trả công bằng tiền thuế của dân nhưng họ làm việc cho đảng và chỉ phục tùng đảng vô điều kiện vì họ là sản phẩm của một quá trình đảng cử bắt dân đi bầu cho có dân chủ .
Trả lờiXóa90% đại biểu quốc hội ăn lương công chức và do được đảng cử, dân có biết mặt mũi họ tròn méo ra sao đâu. Đi bỏ phiếu thì cứ bỏ chứ có biết con người mình bầu ngu dốt hay giỏi giang đâu. Khong đi bầu thì tổ trưởng đến gõ réo gọi đi như đi đòi nợ. Rác tai nên phải đi nhét phiếu bầu vào thùng phiếu cho xong. Minh bạch giả hiệu, dân chủ giả cầy nên chẳng quan tâm ai trúng, ai rớt.
Trả lờiXóaỞ các nước có nền Dân Chủ lâu năm như Mỹ, Pháp, CtQH là nhân vật thứ ba tạm quyền Tổng Thống khi Tổng Thống đương nhiệm mất khả năng điều hành QG . Còn ở VN hình như từ đời Ct Nguyễn Văn An, Ct QH mới là UVBCT . Trước đó CTQH chỉ là UVTWĐ . Vai trò QH chỉ là trang trí vẻ Dân Chủ cho chế độ . CtQH cũng chỉ là đảng viên được phân công phụ trách . Và còn chế độ CS thì QH vẫn chỉ là bộ phận được phân công của đảng, ĐBQH vẫn là đảng cử dân bầu và các UVBCT, UVTWĐ đều là ĐBQH hết không thiếu vị nào . QH có tín nhiệm hay bất tín nhiệm các chức danh như vừa rồi thì cũng chẳng đi đến đâu . Cách thức bỏ phiếu tín nhiệm kín để cho khỏi làm xấu mặt nhau đó thôi và nó trở thành hình thức nữa .
Trả lờiXóaKể ra đcsVN bày ra cách bỏ phiếu tín nhiệm này cũng khá độc đáo, thể hiện một kiểu DC nửa vời. Cũng chỉ là cách các ĐV tín nhiệm nhau nhiều hay ít mà thôi, chứ Dân mà nhằm nhò gì trong đó !
Hì hì. QH có buớc đi đâu mà tiến hay lùi?
Trả lờiXóaĐây là một chậu kiểng của Đảng thì Đảng đặt đâu phải nằm "chình ình" một chỗ thôi. Các bác bàn cho lắm vào thì cái chậu cũng không nhúc nhích được đâu. Cho đến khi có lệnh cho phép ... nhích.
Bước lùi hay bước tiến thì cũng thế thôi vì quốc hội nhảy tăng gô theo điệu nhạc của Đảng. Nếu nhảy sai nhạc hoặc dẫm chân vào nhau mới có vấn đề còn cùng lùi hoặc tiến dập dìu theo nhạc thì quá tuyệt vời. Người xem thật mát nhãn!
Trả lờiXóa" QH VN đang đi một bước lùi " Theo tôi nói thế chưa đúng . Không ai nói đi một bước lùi , mà lùi một bước . Nói " đi ", nghĩa là phải hướng tới , đi tới, bước tới., bước về phía trước . Còn " lùi " là lùi lại, không bước tới . Thông thường có bốn cách : một là đứng yên ( nghỉ ) hai là bước tới ( tiến ) , ba là chạy và bốn là lùi . Nói đi một bước lùi , nghe khiên cưỡng !
Trả lờiXóaQHVN hay đcsVN thực ra từ lâu không bước tới với rất nhiều cơ hội . Trong khi cả nhân loại tiến rất nhanh về Tự Do Dân Chủ, còn đcsVN, QHVN lại không tiến tới . Khi người ta tiến về phía trước mà mình đứng yên đã là lùi, đằng này lại lui bước thì lại càng lẹt lẹt rồi chìm hẳn về phía sau, chỉ còn chơ vơ một mình . Tệ hại hơn nữa là lùi vào bóng đêm tăm tối . CNXH đã bị LX và các nước Đông Âu XHCN ném đi hơn 20 năm , từ bỏ nó để đi theo con đường Tự Do Dân Chủ, còn VN vẫn cứ bám lấy nó . Các LĐ đcsVN vẫn cố bám lấy lí luận CNXH là duy nhất tốt đẹp cho loài người tiến bộ . VN đang lạc mất Thiên Đường hay đang ú ớ cô đơn trong Thiên Đường XHCN ? Như vậy là tiến hay lùi ?
Vậy là, vào buổi sáng mai, ai chạy lùi ngoài đường (tập thể dục), khả năng cao là đại bẩu QHCSVN?
Trả lờiXóachỉ bỏ phiếu tín nhiệm như trương duy nhất là đúng
Trả lờiXóa