Tiến sĩ “lái gỗ”, 200 triệu đồng và thị trường… nhân cách
Tác giả: Kim Dung / Kỳ Duyên (Bản gốc)
23-08-2014 Một chuyện ngược đời. Trong khi “chợ trời… nhân cách” thản nhiên mua bán vô tư, thì thị trường kinh doanh của nước Việt, lại rất khó khăn.
I -Cách
đây 03 năm, trên báo Tia Sáng có đăng một bài viết nhan đề “Khái niệm
thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân”. Ngay ở phần đầu bài viết,
tác giả đã phải thanh minh để tránh sự hiểu lầm từ phía bạn đọc. Rằng
bài báo không phải là sự bênh vực cho thị trường GD theo cách hiểu thuần
túy- GD là một loại hàng hóa trao qua đổi lại trên thị trường kinh tế.
Đủ hiểu, thị trường GD- một khái niệm còn quá mới mẻ, gây tranh cãi sóng
gió trong xã hội. Và chắc chắn còn cần rất nhiều những chính sách điều
chỉnh của quản lý Nhà nước, khi mà hiện nay, các trường ĐH tư thục đang
âm ỉ những trận chiến, hoặc lồ lộ hoặc ngấm ngầm xung quanh mỗi hai chữ-
đồng tiền.
Có điều, thị trường GD ở VN chưa rõ đi theo hướng nào, nhưng không ít các ông thầy của ngành này, đã tự nhiên nhi nhiên buôn bán bất cứ cái gì có thể bán được các “mặt hàng GD” ngay trên … “chợ trời GD” ảo, hiểu một cách thô thiển nhất của từ này.
Mà thực chất đó là thị trường buôn bán… nhân cách. Rẻ, đắt tùy theo giá trị mỗi mặt hàng, mỗi phi vụ.
Có điều, thị trường GD ở VN chưa rõ đi theo hướng nào, nhưng không ít các ông thầy của ngành này, đã tự nhiên nhi nhiên buôn bán bất cứ cái gì có thể bán được các “mặt hàng GD” ngay trên … “chợ trời GD” ảo, hiểu một cách thô thiển nhất của từ này.
Mà thực chất đó là thị trường buôn bán… nhân cách. Rẻ, đắt tùy theo giá trị mỗi mặt hàng, mỗi phi vụ.
Câu chuyện ông Phó Gs Ts Đàm Khải Hoàn,
Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng (ĐH Y Thái Nguyên) thỏa thuận sẽ “tậu”
tấm bằng TS Y khoa với giá 200 triệu đồng, cho một “lái gỗ”- thực chất
là phóng viên một tờ báo đóng vai, sau khi được các nguồn tin giới
thiệu về ông này, đang gây ồn ào xã hội, là một minh chứng hổ thẹn.
Cho dù bây giờ, ông Đàm Khải Hoàn- cái
tên rạng rỡ, đầy ý nghĩa chiến thắng, có thanh minh thanh nga bao nhiêu
trước công luận, cho rằng ông bị phóng viên lừa, thì bản chất của vụ
việc cũng không vì thế mà thay đổi. Sự thất bại ê chề cuối cùng thuộc về
ông, về danh dự, thanh danh ông, và ông phải gánh chịu.
Khi ông tường minh cả “kỹ nghệ” kiếm
bằng TS một cách rạch ròi, thành thục. Xấu hổ, là điều đó được nói ra từ
miệng một ông thầy nhân danh Phó GS- TS. Xấu hổ, là đường đi nước bước
được lập trình rất minh bạch. Từ việc viết bài báo khoa học đăng trên
tạp chí Y học thực hành, nhờ các mối quan hệ để có tên trong một cơ quan
hoặc tổ chức phi chính phủ, làm hộ đề cương đề tài, trình bày trước Hội
đồng các GS, Phó GS để được chấp nhận đỗ đầu vào NCS, đến việc trấn an
về những “đàn em” của ông trong Hội đồng xét tuyển NCS.
Thật là thành thục, thật là… ma giáo. Và cũng thật là ê chề.
Chứng tỏ cái lò ấp và bán bằng TS kiểu
này nó không hề ảo, nó hành nghề rất chuyên nghiệp là khác. Thậm chí,
người viết bài này bỗng nhiên nghi ngờ đặt câu hỏi, ngay cả cái bằng TS
của ông, nó được mua được từ lò nào?
Đương nhiên, phản ứng đầu tiên của Giám đốc ĐH Thái Nguyên Đặng Kim Vui là… rất buồn: Việc
anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua bán.
Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành động
tiêu cực này! Còn đọc email của ông Đàm Khải Hoàn, được
đăng trên báo chí, cho thấy, cái “sặc mùi mua bán” đó với ông, lại chả
có gì xấu hổ, nó rất thường tình: Tôi nghĩ xã hội này có nhiều người có nhiều tiền thì khi học, họ có thể biếu tôi món quà to…(Dân Việt, ngày 17/8/2014).
Món quà to, và nhân cách…bé, nhưng vẫn rất tương xứng!
Xã hội không sốc nữa, từ lâu, về “chợ
trời” GD. Hiện tượng ông Đàm Khải Hoàn là cá biệt hay không, hẳn ngành
GD phải nắm rõ nhất. Nhưng không thể nói ngành GD vô can, không thể nói
cái tư duy và tâm lý sính bằng cấp của quản lý nhà nước vô can.
Nghiễm nhiên cái tâm lý ấy ăn sâu trong
tư duy tổ chức, nảy nở những loại hoa trái bất thường. Ở một cơ quan
lớn, người viết bài này từng chứng kiến, bỗng có… phong trào đi học ThS,
TS. Thậm chí một GS văn học có tiếng, người thầy của những vị học viên
đó, khi gặp người viết bài, còn hỏi: “Cô có muốn kiếm cái bằng TS không?
Với cô có gì khó khăn đâu!”.
Cái phong trào ồ ạt đi học ThS, TS mạnh
đến nỗi, vị lãnh đạo cơ quan phải mỉa mai: Tôi là TS hẳn hoi, bảo vệ
luận án ở một trường danh tiếng của nước ngoài, mà khi viết bài, tôi còn
chả bao giờ ký TS. Nhưng dưới quyền ông, có bao nhiêu người khi xin đi
học ThS, TS, không có cái mộng tráng sĩ thời nay- là làm quan?
Tư duy ấy đã khiến cho ngay Thủ đô HN
từng phác thảo ra “bức tranh chiến lược cán bộ công chức” hoành tráng,
với những con số 100% cán bộ các cấp có trình độ ThS, TS, rút cục chuốc
lấy những tiếng cười chê, những lời đàm tiếu. Cho dù bức tranh đó giờ đã
phủ mầu thời gian, nhưng vẫn luôn gây được… ấn tượng với XH.
Giáo dục là một ngành đặc thù, đòi hỏi
cán bộ có trình độ cao. Tuy nhiên, với mục tiêu đào tạo 20000 TS của
ngành vào năm 2020, lại dẫn đến hệ lụy tệ hại. Số liệu thống kê chính
thức của Bộ GD cho biết, từ năm 2001- 2010, trong vòng 10 năm, cả nước
mới đào tạo được hơn 4000 TS. Như vậy, còn phải đào tạo 15000 TS nữa
(Đất Việt, 05/3), mà nay thực chất chỉ còn 06 năm nữa.
Đặt trong bối cảnh xã hội đầy sự “đi đêm”, triết lý sống của không ít người Việt có tiền mua tiên cũng được, trong một xã hội mà tiền có thể không mua được, nhưng rất nhiều tiền vẫn có thể mua được, thì sẽ có bao nhiêu TS “lái gỗ” nữa ra đời?
Và trong số 24000 TS hiện có ở nước Việt
đang làm gì? Số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD, tính đến năm 2013 cho
thấy, có hơn 9.150 TS là giảng viên các trường ĐH, CĐ. Vậy gần 15000 TS
nữa đang ở đâu? Hay các bác đi làm quan? Cũng trong tổng số 24000 TS
đó, có bao nhiêu TS “lái gỗ”? Bởi theo tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng,
nguyên chuyên viên đối ngoại (Học viên HCQG), nếu tính hàm Thứ trưởng
trở lên, số người có trình độ TS ở VN cao gấp 05 lần Nhật Bản.
Vụ việc của ông Đàm Khải Hoàn vẫn là chuyện không may của một đ/c bị lộ giữa các đ/c chưa bị lộ, mà thôi.
Điều trớ trêu, những con số TS lại không chịu tỷ lệ thuận với thành quả GD.
Ví như, số GS, TS của VN nhiều nhất Đông
Nam Á, nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm ở nhóm thấp nhất. Còn mới đây,
bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2014, vừa được Trung tâm ĐH đẳng
cấp thế giới thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải (TQ) công bố, xếp hạng, VN
vẫn đứng ngoài top 500 trường ĐH tốt nhất thế giới (Dân trí, ngày 19/8)
Xã hội ồn ào về chuyện cách tính GDP của
VN chả giống ai. Hóa ra, ngay cả đào tạo TS, nước Việt cũng chả giống
ai. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc), đã từng tổng kết tới 06 điểm khác biệt
với thế giới trong đào tạo TS ở VN. Đó là môi trường và mô hình đào
tạo, thời gian đào tạo, gánh nặng của NCS, thủ tục “bao thư” v..v. Những
sự khác biệt đó, tiếc thay, chỉ chứng tỏ sự phi lý, khó hội nhập với
thế giới về cung cách đào tạo trình độ học vấn và nghiên cứu khoa học
của ĐHVN, và chất lượng đào tạo TS, cũng… khó hội nhập nốt.
Thông tin mới nhất, Trường ĐH Y Dược đã
tạm dừng công tác quản lý và giảng dạy của ông Đàm Khải Hoàn, tiến hành
lấy ý kiến nhận xét, đánh giá phẩm chất, trách nhiệm, ứng xử, quan hệ
của người hướng dẫn NCS đối với ông Đàm Khải Hoàn, và của các cán bộ đã
và đang làm NCS do ông hướng dẫn. Mọi việc, hồi sau sẽ rõ…
Trong đời sống, ông cha ta đã có câu tổng kết cái vênh vang tức cười của các ông TS giấy (rởm): Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
Ngành GD lâu nay “đe” cả nước về số lượng hàng vạn TS, có điều lại
không “đe” được ai về chất lượng. Vụ việc 200 triệu đồng liệu có thể coi
như giọt nước tràn ly, cho thấy rõ, cái thị trường “chợ trời”… nhân
cách đâu đó, tuy ảo, nhưng lại dễ dàng làm mất thiêng thêm cái uy chất
lượng của ngành lâu nay, trong thời kim tiền, vốn đã chẳng dầy dặn gì.
**********************
II - Một chuyện ngược đời. Trong khi “chợ trời… nhân cách” của ngành GD thản nhiên mua bán vô tư, thì thị trường kinh doanh của nước Việt, lại rất khó khăn. Bởi nhan nhản các loại “giấy phép cha, giấy phép con, giấy phép cháu”, mặc dù, quyền tự do kinh doanh đã được đề cập đến trong các văn bản Hiến pháp và đạo luật.
II - Một chuyện ngược đời. Trong khi “chợ trời… nhân cách” của ngành GD thản nhiên mua bán vô tư, thì thị trường kinh doanh của nước Việt, lại rất khó khăn. Bởi nhan nhản các loại “giấy phép cha, giấy phép con, giấy phép cháu”, mặc dù, quyền tự do kinh doanh đã được đề cập đến trong các văn bản Hiến pháp và đạo luật.
Đó là vấn đề nổi lên tại Tọa đàm về
quyền tự do kinh doanh của CLB Pháp chế DN (Bộ Tư Pháp) tổ chức ngày
20/8 mới đây. Những thông tin của cuộc tọa đàm cho thấy một bức tranh
quản lý thị trường kỳ lạ cũng chẳng giống đâu nốt. Nó đầy sắc màu, nhưng
lại chả trừu tượng. Ngược lại, rất cụ thể, đầy tính tư lợi của các bộ,
ngành, chả oan… Thị Mầu tý nào!
Số liệu mới nhất được Bộ KH và ĐT
công bố, hiện có 386 ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện đi
kèm. Trong đó có 895 điều kiện kinh doanh “cấp 1″ (giấy phép “cha”),
2.129 điều kiện “cấp 2″ (giấy phép “con”) và 1.745 điều kiện “cấp 3″
(giấy phép “cháu”).
Các quy định này thuộc phạm vi quản
lý của 16 bộ, ngành và rất rắc rối. Có những ngành, điều kiện kinh doanh
chung thì nằm ở luật, nghị định, nhưng điều kiện “con, cháu, chắt” thì
nằm ở thông tư, quyết định, thậm chí công văn của các Bộ (VietNamNet, ngày 21/8)
Như vậy trong thực tiễn, luôn xảy ra
những tình huống lạ lùng. Các DN kinh doanh những mặt hàng luật pháp
không cấm, nhưng văn bản dưới luật của các Bộ, ngành, nhất là các Bộ như
Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, lại… cấm? Thử hỏi,
các DN sẽ kinh doanh như thế nào trong hàng loạt những “giấy phép con,
giấy phép cháu”, hệt những “ông Trời con”?
Mà những “ông Trời con” có quyền hành
động theo ý chí chủ quan của mình. Để làm gì? Câu trả lời, chỉ có các
“ông Trời con” mới hiểu! Thực chất, cung cách quản lý như vậy, là vi
phạm nguyên tắc tự do kinh doanh đã được hiến pháp công nhận.
Không phải vô lý, tại cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Đình Lục, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng TƯ Đảng) đã nhìn nhận, chúng
ta phải mất một thời gian rất dài là 48 năm (1945-1992) để xác lập
quyền tự do kinh doanh. Và mất đến 69 năm để xác lập hoàn chỉnh quyền tự
do kinh doanh (1945-2013)”.
Từ xác lập cho đến hoàn chỉnh,
là cả một đời người, quá dài. Khiến cho người Việt nếu đeo đuổi kinh
doanh, dưới những chính sách quản lý chặt chẽ, rắc rối, nghiệt ngã, chưa
giàu có, chưa hưởng thụ, thì đã… già. Mà liệu đã thực sự hoàn chỉnh chưa? Theo Bộ trưởng KH và ĐT Bùi Quang Vinh, văn
bản yêu cầu các bộ, ngành rà soát cắt giảm số ngành nghề kinh doanh có
điều kiện thì câu trả lời nhận được chỉ là sự im lặng như một sự thách
thức. Không những chưa cắt bỏ được mà số lượng này lại tăng lên trong
thời gian qua.
Bản chất của sự “im lặng là … các bộ,
ngành” này nói điều gì, nếu không phải là vì điều đó đụng chạm đến lợi
ích cục bộ của các bộ, ngành, cho dù nhân danh hai chữ quản lý, bốn chữ điều kiện kinh doanh.
Trong khi về nguyên tắc và đạo lý, muốn
các DN đóng góp tích cực của cải, vật chất, tài lực cho xã hội, các DN
phải được tạo điều kiện, chứ không phải bị làm khó dễ. Mà nói như TS
Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(cơ quan soạn thảo Luật DN sửa đổi) khi trả lời phỏng vấn của báo chí
(PLO, ngày 18/8) đã thẳng thắn- “Giấy phép con”: Chả có bộ nào muốn nhả cục lợi!
Rõ ràng, cần phải coi, sự im lặng đó
không chỉ là thách thức Bộ KH và ĐT, mà thực sự thách thức lợi ích phát
triển của cả đất nước. Điều đó cho thấy cải cách hành chính, việc tổ
chức, cấu trúc lại bộ máy hành pháp là công việc phải được ưu tiên trong
bề bộn những công việc quốc gia đại sự phải làm.
Ý kiến của TS Đinh Xuân Thảo (Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc UBTVQH) rất đáng suy nghĩ, khi ông
cho rằng, để giải quyết tình trạng này, sẽ đưa ra quy định chỉ có luật,
pháp lệnh và nghị định mới được đặt ra điều kiện kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải
được ban hành tại cùng một văn bản, quy định cụ thể các điều kiện kinh
doanh là gì, chấm dứt chuyện các bộ, ngành hướng dẫn thêm.
Tại cuộc họp với các bộ, ngành về chủ đề này ngày 19/8 mới đây, người đứng đầu Chính phủ đã phải chỉ đạo rõ ràng: Theo
tinh thần của Hiến pháp và quy định về quyền tự do kinh doanh, người
dân được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả
các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Do đó, việc hạn chế quyền của
công dân phải được quy định cụ thể trong luật…Quản lý nhà nước là để tạo
thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm
ăn. (VnEconomy, 20/8)
Dư luận xã hội đang chờ đợi, xem chỉ đạo
của người đứng đầu CP có được các bộ coi là “thiêng” với các bộ, ngành
không? Hay các bộ, ngành vẫn tiếp tục… im lặng đáng ngờ? Và nếu như đến
yêu cầu của TTCP cũng không được thực hiện nghiêm túc, thì “bộ hạ” nào
tự cho là mình thiêng đây? Bởi không thể để tình trạng bóp nghẹt DN mãi,
đến mức DN không thể thở được.
Cũng có nghĩa là góp phần… đắc lực làm cho nền kinh tế luôn èo uột!
Thị trường GD, thị trường kinh tế đang
cần rất nhiều chính sách điều chỉnh, uốn nắn mang tính khả thi, khoa
học, hợp quy luật thực tiễn. Có thế, thị trường… nhân cách, nơi con
người ta sẵn sàng tráo đổi đắt rẻ các thang giá trị bản thân, chỉ vì lợi
ích riêng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, mới hy vọng hạn chế được, góp
phần tạo lập từng bước những giá trị văn minh, văn hóa xã hội.
Nhưng cũng giống như vụ việc ông Đàm Khải Hoàn, mọi việc hồi sau sẽ rõ…
————
Bài trên TVN: “Những ông trời con và những món quà to”, ngày 23/8/2014.
————
Bài trên TVN: “Những ông trời con và những món quà to”, ngày 23/8/2014.
Bây giờ mới bình luận vấn nạn này ư?
Trả lờiXóaHèn chi mà Thạc sỹ, Tiến sỹ quá trời luôn. Thực tài không ít nhưng "dỏm" thì nhiều quá. Mà loại "dỏm" lại thường làm quan, mà quan bự mới chết chứ! Phải chi có ai có khả năng rà xem có bao nhiêu "quí ông, quí bà" thạc sỹ, tiến sỹ dỏm, bao gồm cả giả nữa? Chắc cũng cỡ 2/3 chứ không ít đâu nhỉ? Riết rồi, xin lỗi những thạc sỹ, tiến sỹ thực tài, nghe giới thiệu là thạc sỹ, tiến sỹ là mình buồn cười và nghi liền, kiểu như Giáo sư -Tiến sỹ Bộ trưởng ...gì đấy. Ngày trước huyện tui chỉ có một người có học vị Tiến sỹ là cả huyện đều biết, ngưỡng mộ vô cùng. Bây giờ chạy xe trầy trật là đụng thạc sỹ, tiến sỹ. Hehehe. Vậy mà Đại biểu Quốc Hội - "Tiến sỹ" Hoàng Hữu Phước cứ chê. Ngang tài ngài Hữu Phước nhiều lắm!
Trả lờiXóaCái chợ GD đã lên đến đỉnh cao và nó hứa hẹn sẽ nâng lên tầm cao mới . Cái chợ bằng giả PT, CN, Th S sẽ phải nhường cho cái chợ Tiến sĩ . Sau cái nạn phá thai dẫn đầu thế giới nay VN lại có cái chợ bán bằng tiến sĩ nhộn nhịp bậc nhất thế giới . Danh giá thật !
Trả lờiXóaMuốn biết bằng thật hay giả có khó gì đâu . Chỉ cần CP ra NĐ buộc các Ths, Ts phải ghi rõ tên trường ĐH cấp bằng cho mình . VD Lê Văn X , Tiến sĩ Luật, ĐH Luật Tp HCM , Pham văn L , docteur d ' etat , Universite Sorbonne, Paris , VVK Ph.D Stanford Unviversity ! Sau đó đột xấu làm cuộc kiểm tra . Ai sở hữu bằng dởm thì cương quyết loại trừ ngay khỏi chức vụ đang giữ dù rất cao .
Trả lờiXóađây là bằng chứng rõ ràng nhất về sự mục ruõng, thối nát của cơ chế này
Trả lờiXóaỞ VN hễ là quan chức có bằng thạc sĩ,tiến sĩ là coi như bằng dởm, tôi được biết 3 ông quan có bằng PTS thì cả 3oong đều nhờ người đi học thay và làm luận văn hộ.
Trả lờiXóaCám ơn bài viết có dẫn chứng rất cụ thể và mạch lạc của Kim Dung.
Trả lờiXóaVấn đề không mới.
Tôi đã từng va chạm và chứng kiến, hay nói đúng hơn từng là nạn nhân của tệ nạn này cách đây hơn 1/4 thế kỷ.
Có điều lúc này nhiều hơn, trắng trợn hơn.
Thật đáng xấu hổ
Trong một "thế giới giả" thì những bằng TS thật dần cũng dần biến thành giả, nói chi chuyện có thể có bằng thật trong một dây chuyền sản xuất đồ giả? Các bác hãy tìm xem có cái gì là thật một cách thật sự trong thế giới chúng ta đang sống? Chúng ta đang từng ngày từng giờ bị tha hóa thảm hại bởi cái môi sinh này. Bạn tôi bảo, "dù ông có giữ gìn thế nào thì khi sống trong chuồng lợn, cùng bày lợn, ông không thể không có mùi cứt lơn". Chí lí.
Trả lờiXóa