Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐUỔI HỌC SV NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN


 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học 
sinh viên Nguyễn Phương Uyên
.
Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.

Căn cứ họ ra quyết định là qui chế đối với học sinh sinh viên, bản án phúc thẩm ngày 16/8/2013 xử Phương Uyên 3 năm tù treo và công văn của Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chưa rõ bản qui chế đối với học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Vụ công tác HS, SV như thế nào nhưng khả năng nếu trường ĐHCNTP có căn cứ đúng thì qui chế của Bộ GD và ĐT còn khắc nghiệt hơn cả Bộ luật hình sự vì theo bộ luật hình sự, nhiều trường hợp bị án tù, sau khi ra tù có thể bị đình chỉ đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm, chứ không cấm vĩnh viễn.

Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:

Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.

Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn.

Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không.


u2
5/12/2013
N.T.T
(Văn bản do gia đình cung cấp)


56 nhận xét :

  1. Đúng là thứ Thực Phẩm Độc Hại.
    Tiếc gì thứ ấy. Cái trường này đang mơ mộng "làm nghìn việc tốt" à?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi là dân anh chị ở Sài Gòn , tuyên bố cho ông hiệu trưởng được biết , đàn em tôi sẽ trừng phạt ông , trong tháng này

      Xóa
    2. Đảng mà giờ đây người ta còn bỏ ầm ầm nữa là cái trường vô tích sự ấy,thiếu gì nghề làm ăn.Vả lại liệu đảng còn tồn tại mấy hồi nữa?

      Xóa
  2. Ôi! Dân chủ Nhân quyền là thế này ư???
    Đây là QĐ của những kẻ vô nhân đạo, phản nhân văn...
    Qua đây thì thấy được những người mang danh xưng NHÀ GIÁO lãnh đạo Trường ĐHCNTP TP HCM đích thực là những kẻ hèn nhát, vô nhân đạo. Ngành GD có những con người như vậy thì bao giờ mới cho "ra lò" thế hệ tri thức chân chính???

    Trả lờiXóa
  3. Chẳn lẻ pháp luật Việt nam lại bất nhân như vậy?

    Trả lờiXóa
  4. Tốt nhất là không cần phải học ở cái trường này nữa em ơi, thời gia bị tạm giam đã là Đại học để em trưởng thành và phát biểu trước Tòa như những luật sư thực thụ. Em có nhiều cơ hội để có việc làm nuôi sống bản thân và có ích cho xã hội, có ích cho mọi người.

    Trả lờiXóa
  5. Sao họ nhỏ mọn đê tiện thế nhỉ,cái tâm nhỏ hơn cái tâm con bò chét,đáng kinh tởm !

    Trả lờiXóa
  6. Dưới những mái trường XHCN này thì không có trường nào ra hồn đâu!
    Chúc Uyên sẽ lựa chọn cho riêng mình theo những con đường đã được vạch sẵn!?
    Và đáng lẽ ra em Uyên phải là cô giáo để giảng dạy ngược lại mấy ông bà hiệu trưởng này về lòng yêu nước, về lòng tự tôn dân tộc, về nhân cách liêm sĩ...!?!?!?

    Trả lờiXóa
  7. Rứa mới thấy rõ được bộ mặt ưu việt của chế độ này!?
    Đỉnh cao là đây!?nhân ái là đây!?bao dung là đây!? dân chủ gấp vạn lần là đây!?
    Mẹ kiếp!? xảo ngôn, đê tiện, trả thù cách hèn hạ!!!

    Trả lờiXóa
  8. A hà lại phải có cuộc chiến pháp lý với cái gọi là "Tường ĐH CN ..." này rồi.
    Mõ tôi có nhận xét thế này.
    1/Những "căn cứ" để cái gọi là trường này viện dẫn lý do đuổi học sinh viên Phương Uyên này hoàn toàn vi phạm hiến pháp VN. Tại Ðiều 59 có khẳng định "Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân". Những "căn cứ" trên kia toàn là văn bản dưới luật và vi phạm nghiêm trọng luật hiến pháp. Chưa thấy luật nào bắt buộc người vi phạm pháp luật (cho là Phương Uyên là tội phạm đi nữa) không được học tập.
    2/ QĐ này đã vi phạm nghiêm trọng các quyền của công dân, đi ngược lại tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà VN đã ký cam kết tuân thủ và nay đã là thành viên thường trực của Hội đồng nhân quyền LHQ.
    3/ Chúng tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức Human rights, UHCRs phải mạnh mẽ yêu cầu chính phủ VN phải giải thích rõ ràng trường hợp vi phạm nhân quyền hết sức trắng trợn này. Chúng tôi kêu gọi các luật sư có lương tâm và hiểu biết pháp luật VN hãy lên tiếng đòi công lý cho cô Phương Uyên.
    4/ Nhân đây tôi xin kiến nghị tới các bác, các anh chị rằng. Nếu cần kinh phí đóng góp để trả cho các luật sư trong quá trình "chiến đấu" pháp lý với cái gọi là trường ĐH này chúng ta sẽ quyên góp.
    P/S: Tôi thấy buồn nôn cho tư cách kẻ đã ra cái quyết định này hèn hạ này. Thú thực tôi định khuyên Phương Uyên từ bỏ cái gọi là trường ĐH này. Một mái trường với người thầy như vậy liệu có đủ tư cách để rao giảng về đạo đức, tư cách cho học sinh? Liệu những sinh viên được dạy dỗ bởi người thầy như vậy có ra một sản phẩm giáo dục tốt?
    Nhưng không, theo tôi, em Phương Uyên không được bỏ học. Có hai lý do. (1). Tôi tin trong tập thể này chắc chắn chỉ có vài cá nhân là hèn hạ. Không phải tất cả các thầy cô đều như vậy. (2).Và trên tất cả, tinh thần thượng tôn pháp luật phải được tôn trọng. Hãy cho chúng tôi thấy ở Việt Nam còn có công bằng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải kiện tới nơi .

      Xóa
    2. Tôi có một ham muốn,ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành. Hò Chí Minh

      Xóa
    3. http://www.baodatviet.vn/doi-song/te-nan-xa-hoi/truong-dai-hoc-cong-nghiep-thuc-pham-tphcm-soc-nang-voi-luong-khung-gan-200-trieu-dongthang-cua-hieu-truong-2365077/
      lương của Hiệu Trưởng Ngoạm gần 200 triệu đồng anh em ơi.

      Xóa
  9. Chẳng thiếu người từ bỏ cái mái trường XHCN ở VN đã và đang trở thành những tiến sĩ ở nước ngoài . Đời của Phương Uyên còn dài, em còn nhiều cơ hội để trở thành người hữu ích .
    Loại Phương Uyên ra khỏi trường ĐHCNTP chứng tỏ cái môi trường và đầu óc quá chật hẹp của môi trường GDVN. Trước 1975, dù Nguyễn thái Bình có trở thành kẻ thù của nước Mỹ cũng không bị gạch tên khỏi danh sách cựu SV của trường đại học Mỹ . Đây là cái khác biệt chính ở một trường XHCN và trường TBCN !

    Trả lờiXóa
  10. tốt nhất sinh viên nên tẩy chay các trương đại học ,cao đẳng hiện nay .vì những tấm bằng này nặng mùi chính trị hơn là chuyên môn.sau đó muốn xin đượcvào nhà nước lai phải có phong bì rất dày kèm theo .

    Trả lờiXóa
  11. Đặng Vũ Ngoạn-Vũ Viết Ngoạn đều là "trí thức" XHCN,các ông bố bà mẹ tương lai đừng bao giờ đặt tên con mình giống như họ,thật không thể nào đê tiện hơn đươc nữa

    Trả lờiXóa
  12. Nhiều con cái các quan chức có học trong nước đâu họ đều cho con đi sang các nước Mỹ, Tây âu đó thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng đâu phải ai cũng có tiền cho con đi du học bác ơi?
      Thực trạng các quan chức cho con đi du học ở VN diễn ra hai chục năm nay rồi bác. Không có thống kê chính thức nhưng những người tôi biết (dưới góc độ cá nhân) từ quan chức các doanh nghiệp NN lẫn công chức tầm phó, trưởng phòng trở lên đều cho con đi du học (đó là đối với những người mà tôi biết). Vấn đề là nòng nọc, cóc nhái có ở đâu cũng vẫn là nòng nọc, cóc nhái. Liệu có những nòng nọc, cóc nhái sang trời tây du học rồi trở về trở lột xác giúp đỡ người dân thấp cổ bé họng trong nước, mang công bằng về hay lại tiếp nối truyền thống cóc nhái, nòng nọc để bóc lột dân lành?

      Xóa
    2. Lý do các cháu có bố mẹ là quan chức có khác các trường hợp khác một chút . Ngoài việc học tập tiếp thu kiến thức các cháu còn "hỗ trợ" kinh tế cho gia đình . Chẳng phải do các chăm học chăm làm đâu mà là do các cháu được nhiều người" quý" . Họ thường gửi rất nhiều tiền vào tài khoản của các cháu ở nước ngoài để "đỡ đần "cho cha mẹ các cháu ở trong nước.Chứ lương của các vị ấy nuôi con du học sao đủ được . Chỉ "khổ" cha mẹ các cháu phải "loay hoay" "trả ơn" những người đã "giúp đỡ "con mình . Khéo chưa .

      Xóa
  13. EM ĐI HỌC LUẬT ĐI SAU NÀY GIÚP DÂN . CỐ NÊN EM ! mọi người luôn bên em

    Trả lờiXóa
  14. Bắt đầu tập 2 của trò trả thù hèn hạ . Tôi tin tưởng Phương Uyên sẽ vượt qua trở ngại này , vì em rất có bản lĩnh .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  15. Tưởng tinh hoa nhân loại làm nên trò trống gì,nhưng cuối cùng cũng chỉ là ba trò trả thù hèn hạ một bé gái sinh viên.Nhục quốc thể!

    Trả lờiXóa
  16. Ngu dốt và hèn hạ đến thế là cùng.
    Trò bẩn dưới thắt lưng Phương Uyên đáng bị phỉ nhổ.
    Bộ mặt thật của những kẻ khốn nạn cứ lộ dần và muôn người sẽ dễ dàng thấy rõ sự đểu cảng và khốn nạn ấy.
    Một vị hiệu trưởng chắc có học mà ứng xử vô học như vậy.

    Trả lờiXóa
  17. Thì có như vậy mới nên anh hùng! Khi xưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều bậc tiền bối khác cũng bị đuổi học rồi cuối cùng lịch sử cũng chứng minh họ là ai?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều Bác vừa bị đuổi học , vừa bị đi tù , sau này về vẫn làm lãnh đạo ngon lành đã chết ai .ngoài ra khối người sợ đấy " Tù về " mà , Phương Uyên ơi , vô tư đi .

      Xóa
    2. Hồ Chí Minh cũng bị đuổi học đấy , mấy lần cơ.... vào Google mà xem

      Xóa
    3. Đừng quên rằng Lê nin cũng từng bị đuổi học như thế , cuối cùng vẫn ổn chán khối người vẫn thờ đấy .

      Xóa
  18. Đừng lo lắng quá Phương Uyên ạ , hàng ngày mình vẫn bán bún vịt vỉa hè để kiếm sống đó thôi , ổn lắm , học cũng tốt , không thì để người khác học . Cái môn Thực phẩm cũng chả ghê lắm đâu . Thôi bỏ đi

    Trả lờiXóa
  19. Vậy là ngày mai em sẽ ra đường với danh vị Luật sư trường Đời, tha hồ kiếm sống, em nhỉ?

    Trả lờiXóa
  20. Thằng này bị chỉ đạo thôi

    Trả lờiXóa
  21. Quá đê tiện ! Trả thù vặt với một đứa con nít !!!

    Trả lờiXóa
  22. Đi học với những kẻ không có lòng trân trọng đối với đất nước, với dân tộc thì thà ở nhà đi chăn heo còn hơn!

    Trả lờiXóa
  23. Tiếc làm gì cái trường ô nhục này. Trường này tiền thân là một trường dạy nghề, có từ thời Ngô Đình Diệm. Sau 1975 cũng dạy nghề rồi lên trung cấp, rồi cao đẳng, rồi đại học. Hiệu trưởng đại học đầu tiên là Tạ Xuân Tề, sinh 1952, quê Thái Bình,từ trình độ trung cấp lọ mọ lên tới tiến sĩ, bằng tiến sĩ lấy ở Singapore, trong khi ông Tề mù ngọai ngữ (lấy bằng TS cùng với ông Sở, tổng giám đốc ngân hang NN & PTNN – cũng đui NN luôn). Không biết có thành tích gì đặc biệt mà Tề được phong anh hung lao động?
    Tề ngọai tình với cháu vợ. Bị kỷ luật.
    Trần Tuấn Anh (con nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương) là thứ trưởng bộ công thương về kiêm chức hiệu trưởng. Trần Tuân Anh trước đó được điều về Cần Thơ làm phó chủ tịch (lúc đó còn để râu mép), không làm được việc, bị dân Cần Thơ chửi. làm PCT Cần Thơ chỉ là bước đệm để bổ nhiệm Tuấn Anh làm thứ trưởng.
    Tháng 9/2013, Trần Tuấn Anh bàn giao công việc cho phó hiệu trưởng là thạc sĩ Nguyễn Thiên Tuế, là PHT nhưng đảm nhiệm quản lý trường (như hiệu trưởng). Chắc đợi này đưa Tuân Anh về TW chuẩn bị nhét cho chức bộ trưởng đây.
    Một trường đại học mà phải để thạc sĩ làm n/v hiệu trưởng thi còn danh giá gì nữa. Sinh viên ra trường ế là phải. Tội nghiệp cho các cháu.



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ bác nhầm trường Uyên học là trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm với trường ĐH Công Nghiệp Tp HCM. Ông Tạ xuân Tề là HT trường ĐH Công Nghiệp Tp HCM tọa lạc tại đường Nguyễn văn Bảo, quận Gò Vấp .

      Xóa
    2. Cảm ơn Nặc danh18:27 đã cung cấp nhiều thông tin thú vị , quan trọng là PU yêu nước , và có bản lĩnh , nhiều người sẽ giúp đỡ em , còn khó khăn thì khắc phục , lo gì

      Xóa
    3. Cám ơn bác @ Nam bộ. Đúng là nhầm thật. Già rồi nên cũng hơi lẫn một chút. Nhưng hai cái "đại công nghiệp" này một là công nghiệp "mềm", một là công nghiệp "rắn" đều hỏng cả. Cái cậu Ngọan là tiến sĩ luyện kim sao lại nhẩy sang làm hiệu trưởng đại học công nghiệp nhỉ? Có lẽ lòai người sắp tiến hóa thành người máy hết nên cần tiến sĩ luyện kim qua đại học công nghiệp thực phẩm để chế biết sắt thép thành thực phẩm cho người máy ăn. Thế mới biết tổ chức của ta chế biến cán bộ tài thật.

      Xóa
  24. Đặng Vũ Ngọan là dân học luyện kim (ĐH bách khoa Hà Nội). vừa mới nhậm chức hiệu trưởng, nhận bàn giao từ ông Tuế đã buông tay sát thủ thế này thì gay thật. Sắt thép do các ông làm ra thì phải cứng, chứ tình người mà như săt thép thì khi chết học trò nó viếng vòng hoa đen đấy. Cố gắng đừng đi theo vết xe đổ của Tạ Xuân Tế nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật xấu hổ cho các thế hệ GV và SV BKA , sắp đến hội trường BKA rồi đấy ông Ngoạn có dám vác mặt về hội trường không nhỉ . Tôi cũng là cựu SV BKA , thời là SV được nghe các thầy giáo chửi đảng và XHCN nghe mà xướng tai , có rất nhiều thầy giỏi nhưng không vào đảng vì các thầy được đi nước ngoài nhiều các thầy biết rất rõ về CNTB và CNXH .
      Với ông Ngoạn này là dân luyện kim thì chỉ ở đáy của BKA thôi ông làm như vậy là phẩn ánh đúng năng lực của ông ấy (Trình độ có hạn )
      Còn dân BKA thực thụ khá cứng đầu và bướng bỉnh đấy và cũng rất văn hóa , tôi nhớ có một lần tại hội trường C2 trong một buổi thuyết trình gì đó thầy Nguyễn Đình Trí - phó HT chỉ nói sai một câu cả hội trường vỗ tay hoan hô không nghỉ làm cho thầy không thể nói tiếp sau đó chắc thầy nghĩ ra và xin đính chính lại đám SV chúng tôi ở dưới mới dừng vỗ tay . Dân BKA là thế , không như ông Ngoạn đâu .

      Xóa
  25. không hiểu ông hiệu trưởng và thày cô ở trường này có biết đọc biết viết không.nếu có thì không bao giờ có quyết định mất tinh người như vạy.

    Trả lờiXóa
  26. Công văn của bộ ĐH không phải là căn cứ để viện dẫn pháp luật hành chính để đuổi học Phương Uyên

    Trả lờiXóa
  27. Thời Pháp thuộc, khối nhân vật yêu nước, chống ngoại xâm cũng bị đuổi học, bị tù đày, bị án tử hình,... Trong cái rủi có cái may, những người này được tôi luyện, nhiều người trở thành người lãnh đạo xuất sắc.

    Trả lờiXóa
  28. Một quyết định rất hèn mạt. Sự trả thù rất đê hèn ( có phải đây là bản chất dân chủ gấp vạn lần tư bản như lời bà Doan PCT nước vẫn rao giảng không? quyền tự do bình đẳng của người dân ở chỗ nào????

    Trả lờiXóa
  29. Người mới là quyết định, học là chuyện tự nhiên, môi trường là toàn diện. Một người học được trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Không "được học" trong môi trường khuôn mẫu tệ hại thì... càng tốt :))

    Trả lờiXóa
  30. duyên xưa muốn biết hỏi ... hỏi ai ?
    hãy xem số phận rủi may kiếp này !
    muốn biết quả báo kiếp sau , hãy xem những việc này nay đang làm ( phàm làm ác sẽ không báo ứng kiếp sau đâu , mà sẽ báo ứng tại kiếp này vào 1 ngày không xa )

    Trả lờiXóa
  31. Học cũng được mà không cũng được cháu gái,đừng buồn-Phải dứt khoát với hiện cảnh để lo cho ngày mai .

    Trả lờiXóa
  32. Võ Nguyên Giáp, trong thời thực dân phong kiến "thối nát, tàn bạo", sau khi bị đi tù về tội "chống phá nhà nước bảo hộ" năm 1931-1932, vẫn được chính quyền lúc đó "tạo điều kiện" - nói theo ngôn ngữ ngày nay - đi học tiếp Đại học Luật, và tốt nghiệp vào năm 1937-1938, rồi làm thầy giáo trường Thăng Long...

    Với chế độ "ưu việt" hôm nay, có ai sau khi đi tù vì tội "chống phá nhà nước", mà còn được đi học đại học, rồi làm thầy giáo???

    Khốn nạn thay!!!! Và chế độ nào khốn nạn hơn?

    Trả lờiXóa
  33. ông hiệu trưởng này có leo lên cỡ nào thì cũng không qua khỏi lưng quần Phương Uyên!

    Trả lờiXóa
  34. Hay,các vị nói hay quá,tôi đọc mê mẫn luôn,xin cám ơn vì các vị đã nói giùm tôi hết rồi,tôi chẳng còn gì để nói nữa !

    Trả lờiXóa
  35. Bẩn thỉu, đê tiện, hèn nhát đến tận cùng

    Trả lờiXóa
  36. Rồi sẽ có một "Nhà tài trợ" cho Phương Uyên đi du học, Hiệu trưởng trường ĐH mà tầm suy nghĩ quá lùn

    Trả lờiXóa
  37. Đặng Vũ Ngoạn là kẻ hèn mạt, đáng khinh bỉ, ông ta là ngợm chứ không phải người. Người có học có nhân cách không ai lại làm như thế.

    Trả lờiXóa
  38. Người như ông Ngoạn là không có học, vô đạo, bất lương, không có chính kiến vậy mà cũng leo tới cái chức hiệu trưởng, đúng là trong cái xã hội nhiễu nhương này nhiều lúc chó nhảy lên nằm bàn thờ.

    Trả lờiXóa
  39. Tôi mong những ai có lương tri và có điều kiện hãy giúp Phương Uyên đi du học các nước phương Tây.

    Trả lờiXóa
  40. Cảm phục Phương Uyên ! Đáng khinh Vũ Ngoạn !

    Trả lờiXóa
  41. Ông Đặng Vũ Ngoạn này có thể bị mất chức vì cái quyết định "làm khôn" này. Ông ta đã bêu xấu nhà nước này.

    Trả lờiXóa
  42. Hành xử vô đạo ,bất lương này lại của một ông hiệu trưởng một trường đại học,một trường đại học,xót xa thay ôi nền giáo dục Việt nam???

    Trả lờiXóa